Sau Chiến tranh Nha phiến 1840, vương triều Mãn Thanh lần lượt bị phương tây đem ‘thuyền kiên pháo mạnh’ đến ‘gõ cửa’, họ phải cắt đất bồi thường. Năm 1872, trong tấu chương gửi Hoàng đế, đại thần Lý Hồng Chương đã nói đây là ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’.

Trong bài trước đã nói về những cột mốc quan trọng từ sau năm 1840. Vậy thì những biến động này có gì giống với biến động cách đây 3000 năm là ‘Chu Tần chi biến’?

Giáo sư Chương Thiên Lượng giảng, ở bài trước chúng ta đã nói một chút về những biến hóa to lớn xảy ra trên thế giới và Trung Quốc thời cận đại. Rất nhiều người thắc mắc rằng: toàn cầu hóa và Chu Tần chi biến có quan hệ gì? Giáo sư Chương nói, kỳ thực rất nhiều người nghiên cứu lịch sử đều là để ‘lấy lịch sử tham khảo cho ngày hôm nay’. Đây là lý do vì sao bên cạnh Hoàng đế đều có một sử quan (史官: quan sử), hoặc là quan cố vấn, giống như thời Tần có ‘bác sĩ’ (博士: người học rộng, quan cố vấn), thời Đường Tống có ‘hàn lâm học sĩ’, thời Minh có ‘nội các’ v.v. 

Rất nhiều người trong số họ đều đưa ra kiến nghị cho Hoàng đế, bởi vì tuy nhân loại sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề mới, nhưng trong lịch sử nhất định đã từng xảy ra sự việc tương tự, cho nên người trong quá khứ đã hồi ứng (đối phó, ứng phó) như thế nào, loại hồi ứng này có chỗ tốt chỗ xấu, vậy thì điều này sẽ lưu lại rất nhiều kinh nghiệm và giáo huấn. Cho nên người thông thạo lịch sử khi gặp một sự việc nào đó, họ sẽ tìm đáp án trong lịch sử quá khứ, để đưa ra phương án giải quyết cho vấn đề hiện nay.

Do đó Tư Mã Quang viết Tư trị thông giám chính là vì nguyên nhân này. Bởi vì thời đó Tống Thần Tông giảng ‘xem việc đã qua, có đạo trị quốc’ (Nguyên gốc là Giám ư vãng sự, hữu tư ư đạo – 鑑於往事,有資於治道), tức là căn cứ những sự việc phát sinh trong quá khứ, sẽ có tác dụng tham khảo cho rất nhiều cho việc trị lý quốc gia hiện nay. 

Hơn nữa toàn bộ cự biến (thay đổi lớn) mà xã hội nhân loại chúng ta đang đối mặt hiện nay và ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’ thời Chu Tần chi biến, giữa chúng có rất nhiều chỗ giống nhau. Cá nhân Giáo sư Chương đã tổng kết thành 7 đặc điểm, trong tập 3 này đề cập đến 3 đặc điểm, còn 4 đặc điểm còn lại sẽ ở các tập tiếp theo.

4 lần phát sinh biến hoá to lớn về phương thức sản xuất

Chúng ta biết rằng ‘những biến hóa trọng đại ở các nơi trên thế giới’ có quan hệ rất lớn với ‘sự thay đổi phương thức sản xuất’. Phương thức sản xuất của nhân loại đã phát sinh 4 lần biến hóa (thay đổi) vô cùng lớn vào thời cận đại. 

  • Biến hóa lần thứ nhất chính là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào năm 1769, khi đó James Watt đã phát minh ra máy hơi nước. Điều này đã khiến phương thức sản xuất của chúng ta chuyển biến từ ‘thủ công nghiệp công xưởng’ đi về ‘đại công nghiệp cơ khí’. Đây là thay đổi phương thức sản xuất lần thứ nhất. 
  • Biến hóa lần thứ hai lấy năm 1870 làm khởi điểm, chính là nhân loại bắt đầu tiến nhập vào thời đại điện khí. Sau khi tiếng nhập vào thời đại điện khí, đồng thời cũng phát minh ra điện báo và điện thoại, những thứ này đã thay đổi phương thức thông tin của chúng ta. Đây là cuộc cách mạng trong phương thức truyền bá tin tức. 

Sau đó còn có xe hơi, tàu hỏa, máy bay, đường cao tốc v.v. đã làm cho giao thông tiện lợi hơn. Đây là biến hóa mang tính cách mạng về phương diện giao thông. 

Ngoài ra còn có luyện thép, sự phát minh của động cơ đốt trong, sản phẩm công nghiệp hoá chất, máy cơ giới cỡ lớn, vật liệu mới v.v. Đây là cách mạng công nghiệp lần thứ hai, cũng là biến hóa to lớn về phương thức sản xuất.

  • Biến hóa lần thứ ba chính là cách mạng tín tức (信息: thông tin), lấy việc phát minh năng lượng nguyên tử và máy tính là tiêu chí (標誌: dấu mốc), nhân loại tiến nhập vào thời đại thông tin. 
  • Vậy thì điều chúng ta đang đối mặt hiện nay, kỳ thực là biến hoá trọng đại lần thứ tư. Trên thực tế nó là ‘cách mạng thông tin thời kỳ hậu công nghiệp hoá’, lấy internet, dữ liệu lớn, AI, thực tế ảo (Virtual Reality)… làm dấu mốc. Những điều này đã khiến tổ chức kết cấu xã hội và sinh hoạt của chúng ta xảy ra biến hóa càng sâu sắc hơn nữa.

1, Sự thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến sự thay đổi xã hội

Nếu chúng ta nhìn một chút đặc điểm của toàn cầu hóa hiện nay, sẽ thấy được vài yếu tố về tính lưu động được gia cường, đây là tổng kết cá nhân của Giáo sư Chương. 

Yếu tố thứ nhất chính là yếu tố về thương phẩm (hàng hoá), tức là hàng hoá sản xuất ở một địa phương có thể bán toàn thế giới. Thuận theo việc lưu động của hàng hóa, còn có thêm 3 phương diện lưu động không thể thiếu.

Thứ nhất là lưu động vốn, bạn mua thứ gì đó phải luôn có tiền để lưu động. Sau đó là lưu động nhân viên (con người), đặc biệt là nhân tài khoa học kỹ thuật. Tiếp nữa là lưu động thông tin. Đối với toàn cầu hoá, thì 4 lưu động này (hàng hoá, vốn, con người và thông tin) ‘thiếu một không được’.

Loại lao động này vào ‘Chu Tần chi biến’ chúng ta có thể thấy những thứ tương tự, chính là nó đã phát sinh biến hóa. Đương nhiên ‘lưu động hàng hóa’ và ‘lưu động nhân viên’ cần công cụ (phương tiện) giao thông tốc độ cao. 

Còn lưu động thông tin cũng phải cần công cụ thông tin hiện đại hóa. Lưu động vốn cần phải có sự điều phối của các ngân hàng quốc gia, và sự phối hợp tương ứng về chính sách tiền tệ của chính phủ v.v. Cho nên chúng ta có thể thấy đặc điểm hiện nay đó là: Chuỗi công nghiệp phân bố toàn cầu. 

Giáo sư Chương nói, liệu có người trong chúng ta đã từng gặp tình huống như thế này đó là: bạn mua một thứ, sau đó cần dịch vụ chăm sóc khách hàng, bạn gọi điện thoại ở Mỹ, nhưng có thể trung tâm chăm sóc khách hàng nằm ở Ấn Độ, họ tiếp cuộc điện thoại của bạn. 

Trên thực tế chính là nói công nghiệp hoá đã phân bố khắp toàn cầu, những trung tâm dịch vụ cũng phân bố toàn cầu.

‘Sự gia tăng tính lưu động của những yếu tố này’ với ‘sự thay đổi phương thức sinh hoạt, sản xuất’, kỳ thực vào thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây 2500 năm đã từng xuất hiện rồi. Loại so sánh này rất thú vị, chúng ta sẽ xem từng cái một.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã khiến phương thức sản xuất của chúng ta chuyển từ ‘thủ công nghiệp trong công xưởng’ trở thành ‘đại công nghiệp bằng cơ khí (máy móc)’. Loại thay đổi này đã biến châu Âu từ xã hội nông nghiệp trở thành xã hội công nghiệp. Trong quá trình chuyển biến này, một lượng lớn thành thì bắt đầu xuất hiện. Điều này rất thú vị, vì sao? Bởi vì Trung Quốc vào thời Xuân Thu cũng có một biến hoá quan trọng đó là: sự thay đổi phương thức sản xuất, tức xuất hiện khí cụ bằng sắt (鐵器: thiết khí) và trâu kéo cày. 

Chúng ta biết rằng vào thời Trung Quốc cổ đại, tuy rằng chúng ta nói đó là thời kỳ đồ đá, sau đó là thời kỳ đồ đồng, nhưng trên thực tế đồ đồng không phải dùng cho sản xuất nông nghiệp, bởi vì nó vô cùng đắt. Thêm vào đó bản thân đồng rất mềm, cho nên làm binh khí thì không thích hợp lắm. Thời đó, đồng chủ yếu được dùng để làm ‘lễ khí’ và ‘tế khí’, tức đồ tế lễ (trong một số trường hợp lễ nghi quan trọng như tế lễ thì người ta mới dùng đồng. Tạo đỉnh, khắc chữ v.v. đồng chủ yếu được dùng làm những thứ đó). Cho nên người ta lấy đồng để cày ruộng thì không hợp lý lắm.

Nhưng đến thời Xuân Thu đã xuất hiện đồ sắt. Đồ sắt rất rẻ mà cứng, cho nên nó đã khiến phương thức sản xuất phát sinh thay đổi. Phương thức sản xuất trong quá khứ là ‘ngẫu canh’ (偶耕: 2 người cày ruộng). ‘Ngẫu canh’ chính là hai người, một người kéo đằng trước, người còn lại ở phía sau điều chỉnh cái cày. 

Nhưng khi xuất hiện đồ sắt, trên thực tế khi cày ruộng thì một người vẫn có thể hoàn thành, tức cột cái cày phía sau con trâu, sau đó để trâu kéo cày. Đây chính là sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo cày. 

Sự thay đổi phương thức sản xuất này đã tạo thành sự tan rã của ‘tỉnh điền chế’ (井田制: chế độ canh tác mà ruộng được xếp theo hình chữ Tỉnh – 井), mà ‘tỉnh điền chế’ là cơ sở kinh tế của xã hội Trung Quốc thời bây giờ. 

Chúng ta biết rằng khi cơ sở kinh tế phát sinh thay đổi, thì toàn bộ phương thức sản xuất/phương thức sinh hoạt của xã hội đều phát sinh thay đổi. Sự thay đổi phương thức sản xuất này (canh tác bằng đồ sắt và dùng trâu kéo) đã dẫn đến sự tan rã của ‘tỉnh điền chế’.

Giáo sư Chương giải thích một chút về ‘tỉnh điền chế’. Kỳ thực có rất nhiều tranh luận về ‘tỉnh điền chế’ này, khi đó có rất nhiều người đều thảo luận về ‘tỉnh điền’ (井田: ruộng xếp theo hình chữ Tỉnh – 井, tức 3×3) là tư hữu hay công hữu. 

Có người nói ‘tỉnh điền chế’ là ‘công hữu chế’, bởi vì họ nhìn nhận rằng vào thời nhà Chu có câu nói rất nổi tiếng là: ‘Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ’ (普天之下,莫非王土: Dưới cả gầm trời, không có gì không phải đất của vương), tức là tất cả đất đai đều là của quốc gia. Nhưng là người nghiên cứu lịch sử, Giáo sư Chương thấy rằng, câu ‘Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ’ chỉ là lời nói mà thôi.

Giáo sư Chương giải thích, bởi vì thời nhà Chu thực hành chế độ phong kiến, tức Thiên tử phân phong (phân đất phong hầu) cho chư hầu. Hễ đất đai đã phân phong cho chư hầu, thì mảnh đất này chính là mảnh đất của chư hầu, chứ không phải mảnh đất của Thiên tử.

Một số người còn có cách nói khác là ‘Thiên tử công điền thiên mẫu’ (天子公田千畝: ruộng công của Thiên tử rộng ngàn mẫu) v.v., kỳ thực Thiên tử có 1000 mẫu đấy hay không, Giáo sư Chương nói rằng rất khó xác nhận điều đó. 

Vậy thì ‘tỉnh điền chế’ đương nhiên không phải là ‘công hữu chế’ (không phải tất cả đất đai là của quốc hữu).

Về ‘tỉnh điền chế’, mọi người có thể xem bức ảnh này, đó là 9 mảnh đất cấu thành nên chữ Tỉnh – 井, mảnh đất ở giữa gọi là ‘công điền’ (ruộng chung), 8 mảnh còn lại gọi là ‘tư điền’ (ruộng cá nhân).

Ảnh 9 mảnh ruộng hợp thành hình chữ Tỉnh – 井.

‘Công điền’ là tất cả những người phụ trách canh tác (tức người trên tỉnh điền) đầu tiên phải cày cấy trên mảnh đất này, bởi vì mảnh đất này thuộc về lãnh chúa của họ (có thể là Thiên tử hoặc Chư hầu). Họ trồng mảnh đất này tốt rồi, sau đó có thời gian họ lại trồng trọt ở ‘tư điền’. ‘Tư điền’ là của mọi người, còn công điền thuộc về chủ nhân của họ. 

‘Tư điền’ có phải thuộc về tư nhân không? Không phải. Bởi vì ‘tư điền’ thời đó là ‘ngẫu canh’, rất nhiều gia đình phối hợp để làm ruộng, canh tác xong ruộng tôi thì mới canh tác ruộng anh. Vậy thì ‘tư điền’ sẽ được phân phối như thế này, năm nay sản vật của mảnh ruộng này sẽ quy về nhà họ Trương, sau đó ‘tư điền’ sẽ quy về nhà họ Lý. Nhưng mảnh ruộng này có tốt có xấu, có mảnh phì nhiêu, có mảnh cằn cỗi, cho nên cứ mỗi 3 năm phải hoán chuyển một lần. Do đó ‘tư điền’ không phải của quốc gia, cũng không phải của tư nhân. Nếu thuộc về tư nhân thì có thể mua bán được rồi.

Thuận theo sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo, thì việc canh tác nông nghiệp đã không cần sự phối hợp hợp tác của cộng đồng nhỏ nữa, tức là mỗi nhà có thể hoàn thành độc lập. Đồng thời do hiệu quả sản xuất tăng cao, tôi không chỉ trồng tốt mảnh đất của tôi, mà mảnh đất hoang ở bên cạnh tôi cũng có thể trồng, chẳng phải tôi sẽ có thêm nhiều lương thực hơn hay sao. Như thế mảnh đất hoang đó đã không phải là ‘công điền’, cũng không phải là ‘tư điền’, mà là do tôi khai phá. Cho nên mảnh đất này đã trở thành mảnh đất của tôi. Nếu nó là của tôi thì tôi có thể mua/bán nó, đây được gọi là ‘dân được mua bán’. Như thế đã dẫn đến sự tan rã của ‘tỉnh điền chế’.

Ảnh cái cày có lưỡi bằng sắt và trâu kéo.

Đồng thời do hiệu quả sản xuất tăng cao đã khiến nhiều người không bị trói buộc bởi vùng đất bản địa, họ hoàn toàn có thể làm những công việc khác. Ví như làm đồ thủ công nghiệp, chế tạo một số thứ, cho nên chúng ta thấy vào thời Xuân Thu Chiến Quốc thì thủ công nghiệp vô cùng phát triển.

Thêm nữa, có một số người trở thành thương nhân hoặc ‘du sĩ’ (游士: thuyết khách, biện sĩ), họ hoàn toàn có thể rời khỏi mảnh đất của họ. Người này sau khi rời khỏi mảnh đất của họ, họ tập trung ở các đô thị lớn (thương nhân phải đến đô thị lớn để làm ăn), thế là vào thời Chiến Quốc đã bắt đầu sự hưng khởi của những đô thị lớn. Điều này giống với sự hưng khởi của các đô thị sau cách mạng công nghiệp ở châu Âu.

Đây là điểm thứ nhất, chính là ‘sự biến hóa của xã hội hiện đại do cách mạng công nghiệp’ rất giống với ‘sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo thời Xuân Thu đã làm tan rã trạng thái kinh tế thời đó’.

***

Điểm giống thứ hai là sự thay đổi phương thức giao lưu thông tin đã dẫn đến sự thay đổi kết cấu xã hội. Hiện nay với sự phát triển của internet 2.0 (các ông lớn công nghệ đưa nền tảng, còn người dùng là người sáng tạo nội dung), thì một cá nhân có thể có sức ảnh hưởng lớn hơn cả kênh truyền thông.

Vào thời Xuân Thu đã xuất hiện chép chữ trên thẻ tre, điều này đã thay đổi rất lớn phương thức trao đổi thông tin. Vậy thì giữa ‘thẻ tre’ thời Xuân Thu và sự phát triển của internet có điểm giống nhau gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Link Tần Hán sử tập 3: Chu Tần chi biến và Toàn cầu hoá (phần thượng).

(**) Ảnh trong bài chụp từ Tần Hán sử tập 3.

Từ Khóa: