Mục lục bài viết
Tờ Nhân dân Nhật báo đã vu khống cuộc thỉnh nguyện 25/5 là “cuộc công hãm Trung Nam Hải”, sau đó, nó đã được “nâng cấp” thành “cuộc đột kích vào Trung Nam Hải”. Lúc này, các học viên Pháp Luân Công mới ý thức được rằng, việc cảnh sát rút giới tuyến và dẫn đường cho họ, không phải vì hảo tâm, mà là để dẫn họ vào cạm bẫy, tạo tình thế đến “bao vây”, bày ra bố cục để bôi nhọ và vu khống họ trong tương lai.
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng các bạn đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng”!
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, Trung Quốc đã phát sinh một sự kiện lớn gây chấn động trong và ngoài nước – hơn vạn người đã đến Cục Tín Phóng Quốc gia cạnh Trung Nam Hải để kiến nghị về cùng một sự kiện. Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông phương Tây như BBC và Associated Press đưa tin rằng đây là hoạt động thỉnh nguyện lớn nhất của người dân Trung Quốc kể từ sau Sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn). Cộng đồng quốc tế cũng ca ngợi rằng sự kiện này sẽ khai sáng tiền lệ để chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên đối thoại hòa bình với dân chúng nhằm giải quyết những bất đồng.
Nhưng chỉ vài tháng sau, ĐCSTQ đã mở chiến dịch tuyên truyền, coi sự kiện này là “Vạn người bao vây tấn công Trung Nam Hải”, và cho đến nay vẫn không dám cho người Trung Quốc biết sự thật. Vậy đương thời điều gì đã xảy ra? Tại sao một sự kiện tốt lại bị vô cớ bôi nhọ? Ai đã hạ lệnh tung đại hoang ngôn ra khắp thiên hạ? Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ đưa quý vị trở lại mùa xuân năm 1999.
Nguyên nhân xuất khởi sự kiện ngày 25/4: Chính quyền Thiên Tân đánh và bắt người
Vào sáng sớm ngày 25 tháng 4 năm 1999, từ tờ mờ sáng trước khi thành phố Bắc Kinh thức dậy, rất nhiều người đã khẩn trương bước về phía Cục Tín Phóng Quốc gia. Những người này bao gồm người dân địa phương, người từ các tỉnh thành, có cả già cả trẻ, có bình dân, có quan chức hiển quý, có cả người đến từ công an, an ninh quốc gia và quân đội. Họ có hoàn cảnh xuất thân khác nhau, nhưng đều đến với tư cách là học viên Pháp Luân Công.
Ở Trung Quốc lúc đó, ba từ “Pháp Luân Công” không bị coi là cấm kỵ chính trị, mà hoàn toàn ngược lại, đó là một chủ đề nóng: mọi người đàm luận về Pháp Luân Công trên khắp các con đường và ngõ hẻm, báo chí và TV hầu hết đưa tin tích cực về Pháp Luân Công. Theo ước tính chính thức, vào đầu năm 1999, ước khoảng 70 triệu đến 100 triệu người ở Trung Quốc đại lục đã học luyện Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, dưới vẻ ngoài gió yên sóng lặng, quan chức cao tầng ĐCSTQ từ lâu đã nhìn chằm chằm quần thể người tu luyện ngày càng tăng này — mặc dù Hiến pháp tuyên bố rằng dân chúng có quyền tự do tín ngưỡng, nhưng ĐCSTQ, vốn tín phụng vô thần luận và chuyên chế độc tài, nó căn bản không dung nổi điều này. Hành động đàn áp hoặc công khai hoặc bí mật đã sớm bắt đầu, và nó đã chôn ngòi nổ của cuộc kiến nghị lớn này. Vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ chọn những sự kiện chính để chia sẻ với quý vị tại đây.
Ngày 24 tháng 7 năm 1996, Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản, thuộc thẩm quyền của Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ, đã ban hành văn kiện nội bộ gửi các sở báo chí và xuất bản các tỉnh, thành phố trên cả nước, cấm chỉ xuất bản và phát hành cuốn Chuyển Pháp Luân và các sách khác của Pháp Luân Công, vốn nằm trong số mười thư tịch bán chạy nhất ở Bắc Kinh vào thời điểm đó.
Trong hai năm 1997 và 1998, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ lúc đó là La Cán, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân, đã hai lần chỉ đạo Bộ Công an tiến hành điều tra toàn quốc, cố gắng thu thập tội chứng để vu hãm Pháp Luân Công thành tà giáo. Tuy nhiên, sau điều tra của công an ở nhiều nơi đều thông báo rằng “vẫn chưa phát hiện vấn đề gì”. Năm 1998, Kiều Thạch, cựu Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và là thành viên Ban Thường vụ Trung ương ĐCSTQ, đã đưa ra kết luận rằng “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm cái lợi mà không một cái hại”, và đệ trình báo cáo điều tra lên Bộ Chính trị do Giang đứng đầu vào cuối năm đó.
Nhưng đồng thời lúc đó, anh rể của La Cán, Hà Tộ Hưu, bắt đầu công kích Pháp Luân Công thông qua các phương tiện truyền thông. Hà Tộ Hưu này, lấy danh nghĩa là viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, kỳ thực là một kẻ lưu manh khoa học đang rình rập cơ hội. Hắn đã từng viết một bài báo chuyên môn, lợi dụng sự phát triển của cơ học lượng tử để luận chứng rằng lý luận “Tam đại biểu” của Giang Trạch Dân “là tiêu chuẩn có tính cơ bản đối với hệ thống đánh giá về đổi mới khoa học và công nghệ”. Quý vị có thấy hoang đường không?
Loại người như vậy lần nữa đã nắm trúng tâm tư của Giang Trạch Dân. Vào ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu lại đăng một bài báo trên tạp chí “Triển lãm Khoa học Công nghệ Thanh thiếu niên” của Học viện Giáo dục Thiên Tân, phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công. Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông hoàn toàn bị chính quyền khống chế và không thể công khai bảo vệ trước những cáo buộc sai trái, từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4, một số học viên Pháp Luân Công đã đến Học viện Giáo dục Thiên Tân để nói với các nhân viên công tác rằng họ đã được lợi ích thân tâm như thế nào sau khi họ luyện công, và chỉ ra những điểm sai sự thật trong bài báo của Hà Tộ Hưu.
Theo hồi ức của Triệu Nhược Khê, một học viên Pháp Luân Công và là cựu nhân viên truyền thông cấp cao có mặt tại hiện trường, lúc đầu, thái độ của ban biên tập của Học viện Giáo dục rất thành khẩn, bày tỏ nguyện ý cải chính những báo cáo sai sự thật, nhưng sự tình đã nhanh chóng phát sinh biến hóa. Chiều 23/4, loa phát thanh của Học viện Giáo dục đột nhiên bắt đầu phát tin, yêu cầu các học viên ra về, nếu không “tự chịu trách nhiệm về hậu quả”. Trong một cửa sổ trên tầng hai phía bên phải của viện, có người đã lặng lẽ quay video. Vào buổi tối cùng ngày, Sở Công an Thiên Tân đã điều động hàng trăm cảnh sát chống bạo động đến đánh đập các học viên Pháp Luân Công đến phản ánh tình hình, một số người đã bị thương chảy máu, và 45 người đã bị bắt giữ phi pháp.
Vào ngày 24 tháng 4, các học viên Pháp Luân Công đã đến chính quyền thành phố Thiên Tân yêu cầu thả người, và được thông báo rằng Bộ Công an đã can thiệp vào vụ việc này, muốn giải quyết vấn đề, họ phải đến Bắc Kinh. Tuyên bố này cũng được xác nhận bởi Hác Phụng Quân, một cựu quan chức “610” Thiên Tân. “610” là cơ cấu phi pháp của ĐCSTQ chuyên môn bức hại Pháp Luân Công.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2005, Hác Phụng Quân nói trong một cuộc phỏng vấn tại Úc, “Học viện Giáo dục ở quận Hòa Bình, nằm trong phạm vi quyền hạn của phân cục chúng tôi… Chính quyền thành phố đã xuất hiện tiếp đãi họ, nói rằng sự việc Pháp Luân Công của các bạn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Thiên Tân, nếu muốn tìm, các bạn hãy đến Bắc Kinh.” Nói cách khác, vì có một vụ bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân, các học viên Pháp Luân Công căn cứ theo kiến nghị của giới quan chức Thiên Tân, đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện.
Thỉnh nguyện hòa bình, cảnh sát “hảo tâm” dẫn đường?
Lý Huệ, một học viên Pháp Luân Công tận mắt chứng kiến sự việc ở Thiên Tân cho biết, lúc đó, mọi người đều rất tin tưởng vào chính quyền, một số học viên rời đi, đến Bắc Kinh vào tối ngày 24 tháng 4, trong khi những người khác đến Bắc Kinh vào ngày 25. Đồng thời, tin tức rằng “vấn đề cần phải đến Bắc Kinh để giải quyết” đã nhanh chóng lan truyền trong các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, Bắc Kinh và những nơi khác, vì vậy vào ngày 25 tháng 4, hơn một vạn người đã đến Cục Tín Phóng Quốc gia để thỉnh nguyện.
Số người này có nhiều không? Chiểu theo tổng số cả trăm triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào thời điểm đó, một vạn người không thể tính là nhiều. Nhưng bất kể tỷ lệ nào, chỉ nhìn vào “hơn một vạn người”, con số vẫn khá đáng kể. Sau khi nhiều người đến, điều gì đã phát sinh?
Đánh giá từ đoạn phim của CCTV và hình ảnh trực tiếp, các học viên đứng yên lặng trên vỉa hè bên đường, không có khẩu hiệu, không có biểu ngữ, không ảnh hưởng đến việc lưu hành bình thường của ô tô và xe đạp. Các nhân viên cảnh sát chịu trách nhiệm duy trì trị an không thấy bất kỳ cảm giác căng thẳng nào, như không có gì để làm, hai ba người đứng hút thuốc và trò chuyện. Vậy, vị trí cụ thể mà các học viên Pháp Luân Công đang đứng là ở đâu?
Tu Dần, cựu phó giáo sư Khoa Công trình của Đại học Thanh Hoa và là một học viên Pháp Luân Công, cũng đến đó cùng ngày. Ông kể lại rằng, ông đến lối vào phía bắc của phố Phủ Hữu vào khoảng 7 giờ sáng. Phố Phủ Hữu nằm bên ngoài bức tường phía tây của Trung Nam Hải, tiếp giáp với văn phòng Cục Tín Phóng Quốc gia. Khi ông mới đến, có rất ít người ở đó, và cảnh sát đã giăng giới tuyến ngăn cản người đi bộ vào phố Phủ Hữu.
Dần dần, từ bốn phương tám hướng ngày càng nhiều người đến. Vào khoảng 8 giờ, Tu Dần đã rất ngạc nhiên khi thấy cảnh sát mở giới tuyến ở cổng bắc và dẫn các học viên đến cổng tây của Trung Nam Hải. Sau đó ông được biết rằng cảnh sát đã đồng thời dẫn một nhóm học viên khác từ cửa nam của phố Phủ Hữu đến cửa bắc; một số học viên Pháp Luân Công đã được cảnh sát dẫn từ cửa bắc của phố Phủ Hữu đến phố Văn Tân, một con phố lớn ở phía bắc của Trung Nam Hải.
Tùng Đại Dương, tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật của Đại học Thanh Hoa và là một học viên Pháp Luân Công hiện đang sống ở New York nhớ lại, “Ban đầu, mọi người đều đứng tùy ý, nhưng họ đều có ý thức nhường chỗ cho người mù. Một lúc sau, có một số cảnh sát chỉ huy chúng tôi đứng chỗ này, đứng chỗ kia, chúng tôi rất phối hợp, bảo chúng tôi đứng đâu thì chúng tôi đứng đó.”
Cảnh sát của ĐCSTQ thế nào, cách họ truy đuổi và đánh chặn dân chúng đến thỉnh nguyện, khẳng định mọi người đều đã nghe. Vì sao lúc đó họ rất “hảo tâm”, muốn dẫn đường cho các học viên Pháp Luân Công? Điều này, chúng ta sẽ nói về nó trong giây lát.
Các học viên Thiên Tân được phóng thích, đám đông bình tĩnh giải tán
Trước hết nói, lúc đó là sau 8 giờ sáng, Thủ tướng ĐCSTQ lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ ra khỏi cổng phía tây Trung Nam Hải và thấy rất nhiều người đang đứng bên ngoài. Ông bước đến chỗ đám đông và hỏi lớn, “Các bạn đến đây làm gì? Ai kêu các bạn đến?” Có người trả lời, nói: “Chúng tôi là học viên Pháp Luân Công, đến để phản ánh tình hình.” Chu Dung Cơ nói, “Có vấn đề gì, các bạn hãy cử đại diện đến, tôi sẽ dẫn các bạn vào nói chuyện. Ai là đại biểu của các bạn?” Các học viên tại hiện trường lần lượt giơ tay. Chu Dung Cơ chỉ ba người, trong đó một người là Thạch Thái Đông, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với giới truyền thông vào năm 2021, Thạch Thái Đông kể lại rằng sau khi theo Chu Dung Cơ tiến vào Trung Nam Hải, họ đã hướng tới các quan viên được tiếp kiến đề xuất ba thỉnh cầu: (1) hãy phóng thích các học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Thiên Tân; (2) hãy cho phép sách Pháp Luân Công được xuất bản công khai; (3) hãy cung cấp môi trường tu luyện hợp pháp cho các học viên Pháp Luân Công.
Vào buổi chiều, người phụ trách Quốc vụ viện yêu cầu một số học viên từ Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh đến Trung Nam Hải để chính thức phản ánh tình hình. Họ cũng đề xuất ba yêu cầu này. Khoảng 9 giờ tối, tin tức về việc thả người đến từ Thiên Tân; Quốc vụ viện cũng nói rằng nếu mọi người có bất kỳ ý kiến nào, có thể phản ánh lên các Sở Tín Phóng địa phương. Hơn vạn học viên đã lặng lẽ chờ đợi nghe được kết quả này, rồi nhanh chóng giải tán trong an tĩnh.
Tiến sĩ Tạ Vệ Quốc, một học viên Pháp Luân Công đang theo học tại Đại học Thanh Hoa vào thời điểm đó, nói rằng một nữ cảnh sát có mặt rất xúc động nói rằng cô ấy chưa bao giờ thấy biểu hiện tốt như vậy của người thỉnh nguyện. Cô ấy đã ở đó hơn mười tiếng, và mặt đất sạch sẽ sau khi họ rời đi.
Vào thời điểm đó, tất cả các học viên Pháp Luân Công đều cho rằng sự việc đã được giải quyết viên mãn. Truyền thông hải ngoại ca ngợi sự hòa bình lý tính của các học viên, cũng ca ngợi sự khai minh của chính phủ. Người ta cũng hy vọng rằng đây là cuộc đối thoại hòa bình lý tính đầu tiên giữa các quan chức và người dân sau khi ĐCSTQ kiến chính, bắt đầu một tiền lệ tốt trong lịch sử của ĐCSTQ.
Bị tâm tật đố thiêu đốt, Giang Trạch Dân thiết lập cạm bẫy
Tuy nhiên, cục diện này không phải là điều mà Giang Trạch Dân mong muốn. Theo cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, đêm 25 tháng 4, Giang, với thân phận là tổng bí thư ĐCSTQ, đã mô phỏng Mao Trạch Đông thực hiện tố pháp “bộ tư lệnh bắn pháo”, viết một bức thư gửi các lãnh đạo hữu quan trong Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, quyết định toàn diện trấn áp Pháp Luân Công. Bức thư này sau đó đã được đưa vào tập hai của “Giang Trạch Dân văn tuyển” để phát hành công khai ra công chúng.
Đến ngày 19 tháng 7, Bộ Nội vụ Trung Quốc tuyên bố Pháp Luân Công là một “tổ chức phi pháp” để thủ tiêu. Tờ Nhân dân Nhật báo của đảng đã đăng một bài báo vào ngày 13 tháng 8, vu khống cuộc thỉnh nguyện “ngày 25 tháng 4” là “cuộc bao vây tấn công Trung Nam Hải”, và ngày 7 tháng 1 năm 2001, nó đã được “nâng cấp” thành “cuộc đột kích vào Trung Nam Hải”. Lúc này, các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện mới ý thức được rằng, việc cảnh sát rút giới tuyến và dẫn đường cho họ, không phải vì hảo tâm, mà là để dẫn họ vào bẫy, tạo tình thế đến “bao vây”, bày ra bố cục để bôi nhọ và vu khống họ trong tương lai.
Nhưng ngay cả như vậy, những bức ảnh từ hiện trường vẫn cho thấy những người thỉnh nguyện không tụ tập bên ngoài bức tường đỏ độc hữu của Trung Nam Hải, mà họ đối mặt với bức tường đỏ từ bên kia đường. Hơn nữa, không có đám đông nào ở phía đông Trung Nam Hải và phía nam nơi có lối vào chính. Làm gì có ai “bao vây” Trung Nam Hải? Không hề có cái gọi là “đột kích”.
Theo lời giới thiệu trên trang web của Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Công dạy con người chiểu theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” để tự yêu cầu bản thân, và dạy 5 bộ bài công pháp đơn giản và dễ học. Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể không ngừng đề cao cảnh giới tinh thần, chuẩn mực đạo đức và có được một thân thể khỏe mạnh. Hơn nữa, các tác phẩm của Pháp Luân Công minh xác chỉ ra rằng người tu luyện không có bất kỳ nguyện vọng chính trị nào, và “không hứng thú đối với chính trị hoặc quyền lực chính trị”.
Công pháp tốt như vậy, tại sao Giang Trạch Dân lại muốn trừ bỏ nhanh chóng? Trong lá thư gửi Thường vụ Bộ Chính trị, Giang đề cập đến hai lý do của việc trấn áp: Thứ nhất, người tu luyện Pháp Luân Công có quá nhiều; thứ hai, tín ngưỡng Pháp Luân Công không phù hợp với hình thái ý thức của ĐCSTQ. Kỳ thực, còn có một lý do khác, lý do chủ yếu nhất, đó là tính đố kị của Giang.
Chung Quế Xuân, nguyên trưởng bộ phận an ninh chính trị của Cục Công an Bắc Kinh và là thanh tra cảnh sát cấp hai, tiết lộ rằng các nhân viên công tác xung quanh Giang thường nói Đại Sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, cao minh sáng suốt như thế nào, được hàng trăm triệu người tôn kính như thế nào. Với tư cách là nhà độc tài tối cao của đảng, chính phủ và quân đội Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân bị thiêu đốt bởi tâm đố kị, đến mức bất chấp tất cả để đàn áp Pháp Luân Công.
- Giang Trạch Dân đã mở ra thời kỳ ‘ngậm miệng phát đại tài’ cho quan chức ĐCSTQ như thế nào?
- Ba điều tối đại bại hoại mà Giang Trạch Dân muốn người ta quên
- Cháu đích tôn của Giang Trạch Dân đã ‘ngậm miệng phát đại tài’ như thế nào?
Tờ Bưu điện Washington ngày 12 tháng 11 năm 1999 cũng đưa tin, “Theo thông tin nội bộ của ĐCSTQ, Bộ Chính trị đã nhất trí không đồng ý trấn áp Pháp Luân Công, là do chính Chủ tịch Giang Trạch Dân tự quyết định phải trừ khử Pháp Luân Công.” “Đặc biệt là sau khi biết rằng nhiều người xung quanh mình là học viên Pháp Luân Công, ông ta càng quyết tâm tiêu diệt Pháp Luân Công càng sớm càng tốt.… Một nguồn tin nội bộ cho biết, ‘Hiển nhiên, đây là ý chí cá nhân của Giang, ông ta muốn diệt trừ Pháp Luân Công.”
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ “Trăm Năm Chân Tướng”
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch