Lời toà soạnCác dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Thời tiền Tam Quốc, khi nhà Hán đã đi vào mạt, chính trị rối ren, hoạn quan thao khống triều chính, giặc giã nổi lên, chư hầu cát cứ khắp nơi, tạo nên thời thế hỗn loạn. Chính trong lúc này, một trong những nhân vật đen tối nhất xuất hiện: Đại gian thần Đổng Trác. 

Đổng Trác là người mưu mô, đã thao túng triều đình thi hành hàng trăm chính sách bóc lột đến cùng cực, cướp đoạt của cải. Theo tính toán, Đổng Trác sở hữu số vàng lên đến 1-2 vạn cân, bạc 4–5 vạn cân, gấm lụa chồng chất như núi. Câu chuyện Đổng Trác chết dưới tay Lữ Bố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hẳn là điển cố mà không ít người say mê đại danh tác này vẫn còn nhớ. Nhưng rất ít người để ý rằng cái chết của Đổng Trác thực tế trước đó đã có rất nhiều điềm báo.

Đồng dao 

Khi Ðổng Trác đến Trường An để đợi được nhường ngôi, trăm quan đều ra đón rước, duy có Lý Nho cáo bệnh ở nhà không ra đón. Trác đến tướng phủ, Lữ Bố vào mừng. Trác nói: “Hễ ta làm vua, Phụng Tiên sẽ thống lĩnh cả binh mã trong thiên hạ“. Bố lạy tạ rồi nghỉ ngay ở dưới trướng.

Ðêm hôm ấy, có một lũ trẻ đi ngoài đường hát rong, gió đưa tiếng hát vào tận màn. Hát rằng:

“Thiên lý thảo

Hà thanh thanh

Thập nhật bốc

Bất đắc sinh!

(Cỏ ngàn dặm. Sao xanh xanh? Trên mười ngày. Chẳng được sống).

Bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải chết. Một người đàn ông nghe thấy vội vàng đuổi đám trẻ đi, rồi còn nói, bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải chết, nên ông ta lo sợ Đổng Trác sẽ làm hại lũ trẻ.

Tiếng hát nghe thực ai oán. Trác nghe thấy mới hỏi Lý Túc: “Trẻ hát như thế, hay dở thế nào?” Túc thưa: “Thế nghĩa là họ Lưu sắp mất, họ Ðổng sắp lên“.

Xe gãy bánh, ngựa đứt cương

Sự kiện thứ hai là khi Đổng Trác cùng quân sĩ tiền hô hậu ủng lên xe ngựa đi về Trường An. Đi chưa được 30 dặm, chiếc xe đang chạy bỗng gãy một bánh, Đổng Trác phải rời xe, quay sang cưỡi ngựa đi tiếp. Lại đi chưa được 10 dặm nữa, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ tợn, dứt đứt dây cương. Đổng Trác hỏi Lý Túc rằng: “Xe gãy bánh, ngựa đứt cương là điềm gì?”. Túc đáp: “Là điềm báo Thái sư sẽ nối ngôi nhà Hán, thay cũ đổi mới, sẽ ngồi kiệu ngọc yên vàng”. Trác vui vẻ tin lời.

(Ảnh minh họa: theo MauTam.net)

Gió thổi mù trời

Đến hôm sau, đang lúc đi, bỗng một cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời, Đổng Trác hỏi Lý Túc rằng: “Thế này là thế nào?”, Lý Túc thưa: “Chúa công nối ngôi rồng, tất sẽ có ráng hồng mây tía, để tăng thêm sự uy nghiêm của Trời”, Đổng Trác nghe lấy làm lọt tai. Khi đến bên ngoài thành, bá quan đều ra nghênh đón.

Đạo nhân cầm sào

Mờ sáng hôm sau, Đổng Trác sai bày lễ vật mang vào triều, bỗng thấy một đạo nhân mặc áo xanh, đầu đội khăn trắng, tay cầm một cái sào dài, trên buộc mảnh vải dài một trượng, hai đầu viết hai chữ “khẩu”.

Đổng Trác hỏi Lý Túc: “Đạo nhân này có ý gì?” Túc nói: “Đó là một kẻ điên!”, rồi lệnh quân sĩ đuổi đi.

Những điềm báo như: xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, tiếng trẻ hát trong đêm, cùng với Đạo nhân cầm sào… kỳ thực đều là điềm báo về cái chết của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn lấy mạng y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.

Dưới đây chúng ta hãy xem hàm nghĩa thật sự của những điềm báo này:

Bài đồng dao “Thiên lý thảo, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống). Kỳ thực đây là một dạng đố chữ, “thiên lý thảo” (千里草) ghép thành chữ ‘Đổng’ (董), ám chỉ họ của Đổng Trác; “hà thanh thanh”, ‘hà’ chính là “như thế nào được”, không thể giữ được xanh tươi “thanh thanh”, vậy không phải khô héo thì là gì, thực ra là chỉ cái chết; “thập nhật bốc” (十日卜) ghép thành chữ ‘Trác’ (卓), ám chỉ tên của Đổng Trác; “bất đắc sinh” càng nói rõ hơn là Đổng Trác sắp phải chết.

Còn về “Đạo nhân cầm sào” xuất hiện ở đoạn sau, đầu đội khăn trắng là chỉ “để tang”, người chết rồi mới phải để tang; hai đầu của tấm vải trên cây sào lần lượt viết hai chữ ‘khẩu’ (口), hai chữ ‘khẩu’ này ghép lại thì chính là chữ ‘Lữ’ (吕), đây ám chỉ họ của Lữ Bố; vậy là tấm vải trên cây sào là chỉ tên của Lữ Bố. “Đạo nhân cầm sào” đã chỉ rõ người giết Đổng Trác chính là Lữ Bố.

Có thể có người nói đây là tiểu thuyết, những điều trong tiểu thuyết cũng chỉ là hư cấu mà thôi. Tuy nhiên, những gì ghi chép trong cuốn sách sử Tam Quốc Chí và Hán Mạt anh hùng ký của Vương Sán thời bấy giờ có rất nhiều điểm giống so với Tam Quốc Diễn Nghĩa, ví dụ như bài đồng dao nói trên, trong Hán Mạt anh hùng ký được ghi lại như sau: “Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung”.

Từ những quyển sách sử này, có thể thấy được rằng đây đều là những điềm báo trước về cái chết của Đổng Trác. Cổ nhân nói rằng những sự việc xảy ra xung quanh ta đều không phải ngẫu nhiên, mỗi sự việc đều có nội hàm, chỉ có điều ta có để ý đến hay không. Số phận của một con người, phải chăng cũng không thể là ngẫu nhiên.

Văn hóa chính thống của Trung Hoa chính là như vậy, chính là tin vào sự tồn tại của Thần Phật, văn hóa cổ đại này chính là văn hóa nửa Thần. Những điều xuất hiện trước khi Đổng Trác chết, thực ra chính là điềm báo.

Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘Thảo thiên lí, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên  tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống, không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung”.

Lời bàn:

Trong cuộc sống này, nếu để ý, chúng ta cũng sẽ thấy có rất nhiều những “điềm báo” thường xuyên xuất hiện liên quan đến những vấn đề trọng đại của con người hay cả xã hội. Từ một giấc mơ, tới một lời “sấm truyền” của các nhà tiên tri xưa (Trạng Trình, Lưu Bá Ôn, Nostradamus, Gia Cát Lượng,…), hay những “siêu nhân” có khả năng tiên đoán trước (Vanga), tất cả đều là những sự việc hoàn toàn chân thực, khoa học không sao lý giải.

Ví như một câu nói đơn giản của người Việt:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm“.

(Ảnh minh họa: theo iDiaLy.com)

Chỉ một câu ấy đã có thể lột tả được trước tương lai gần về sự biến đổi của thời tiết. Những lời tiên tri kiểu như vậy đều là kinh nghiệm được đúc rút và truyền thừa qua một thời gian rất dài. Những kẻ hành ác trước khi phải đền tội cũng đều có dấu hiệu cho thấy sẽ phải gặp một vận rủi. Người tốt trước khi nhận phúc báo cũng có dấu hiệu cho thấy anh ta sẽ có một tương lai sáng sủa.

Luật trời rất công bằng, trước khi trừng phạt ai cũng đều có lời nhắc nhở cho loài người, chẳng qua con người quá ư mê muội, cho rằng những điều nào đó là “ngẫu nhiên”, là mê tín, để rồi rất nhiều người phải trả giá vì sự thiếu hiểu biết đó. Còn những người đạo đức cao thượng hơn, sẽ biết hành xử hợp với luân lý của đất trời, từ đó tai qua nạn khỏi, sống một cuộc sống yên bình tốt đẹp.

Chân Phong tổng hợp

Xem thêm: