Với tư cách là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, vùng đất Trung Quốc Thần Châu, công lao của Tần Thủy Hoàng có thể nói là lưu danh thiên cổ. Tuy nhiên, ông cũng là một vị hoàng đế gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử…

Thực hiện thành công đại nghiệp thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng được người đời vô cùng kính nể. Tuy nhiên, theo sách sử ghi chép, vị hoàng đế này thực hiện chính sách cai trị tàn bạo, đốt sách chôn Nho… Điều này đã trở thành lý do để mọi người đàn hặc ông. Thế nhưng, cuối cùng lịch sử cũng đã trả lại được sự trong sạch cho Tần Thủy Hoàng. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trong lúc khai quật ngôi mộ cổ ở tỉnh Hồ Bắc, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một lượng lớn sách cổ bị thất truyền. Điều này giúp con người nhận thức lại hoàn toàn lịch sử nước Tần, đồng thời lật đổ những gì lịch sử đã ghi chép về Tần quốc. Cuối cùng chiếc mũ ‘bạo chúa’ mà người đời từng chụp lên đầu Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cũng đã được gỡ xuống. 

Những thẻ tre được khai quật từ lăng mộ nhà Tần ở Thụy Hổ Địa (ảnh: Internet).

Năm 1975, một khu mộ thời nhà Tần tên là Thụy Hổ Địa ngẫu nhiên được phát hiện tại huyện Vân Mộng tỉnh Hồ Bắc. Trong đó có ngôi mộ mà chủ nhân tên là “Hỉ”, là một quan lại của nhà Tần, chức nghiệp của người này có quan hệ rất nhiều đến hình pháp. Điểm mấu chốt là ông sinh sống vào đúng thời Chiến Quốc đang có những thay đổi mạnh mẽ. Ông cũng chứng kiến toàn bộ quá trình từ khi Doanh Chính chấp chính cho đến lúc thống nhất 6 nước. Có thể nói, ông đã nhìn thấy quá trình 6 nước bị diệt vong như thế nào. Trong lăng mộ của người tên là Hỉ này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số thẻ tre ghi lại sự việc diễn ra vào cuối thời Chiến Quốc và thời kỳ Tần Thủy Hoàng trị vì, cuốn sách được gọi là “Thụy Hổ Địa Tần Giản” hoặc “Vân Mộng Tần Giản”. Cuốn sách này kết bằng những chiếc thẻ tre dài khoảng 23-27cm, rộng 0,5-0,8cm, hiện tại đã hư hỏng không ít do bị mục nát theo thời gian.

Theo dữ liệu thống kê chưa đầy đủ, có hơn 200 ngàn chữ ghi chép trên thẻ tre, nội dung của nó đã phá vỡ những thông tin lịch sử mà chúng ta từng biết. Trên thẻ tre ghi lại chế độ pháp luật nước Tần, công văn hành chính, trước tác y học… có giá trị học thuật rất cao. Tuy nhiên, những nội dung này lại không trùng khớp với nhiều thông tin lịch sử mà chúng ta đã biết, nhất là những nội dung được ghi chép trong “Sử ký”.

Ví dụ, theo sách sử ghi lại về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của Trần Thắng và Ngô Quảng, Trần Thắng và Ngô Quảng dẫn đội quân phu dịch tiến lên, nhưng bởi vì trời mưa to nên thời gian hành quân bị kéo dài, chiếu theo luật nhà Tần phải xử chém, cho nên hai người bị bức ép đến mức phải nổi dậy khởi nghĩa vũ trang. Tuy nhiên, trên thẻ tre lại ghi chép rằng Luật nhà Tần khá nhân đạo: Nếu xuất hiện trễ thời hạn thì cần xem xét nguyên nhân trước rồi mới tiến hành xử phạt, không quy định cứng nhắc. Ví như, kéo dài thời hạn trong ba ngày thì sẽ không xử phạt, ba ngày đến năm ngày thì sẽ bị cảnh cáo một lần, năm ngày đến mười ngày thì tăng thêm lao dịch, nhưng là nếu như gặp phải mưa to, nước lũ dẫn đến kéo dài thời gian thì sẽ không bị xử phạt.

Ngoài ra, trên thẻ tre còn ghi lại luật pháp nhà Tần đối đãi với phạm nhân không dùng nhục hình bức cung, nếu không lời khai sẽ bị vô hiệu. Cho dù đã bị định tội, nhưng chỉ cần không phải là tội ác tày trời, ngày mùa hàng năm phạm nhân vẫn có thể về nhà hỗ trợ gia đình cày cấy trồng trọt. Hình thức xử phạt có tình có lý như thế này không thể gọi bằng danh từ “chính sách tàn bạo” được.

Tần Thủy Hoàng bị người đời sau lên án bởi thực hiện chính sách “đốt sách chôn Nho”. Tuy nhiên, trải qua khảo chứng, kỳ thực những người bị chôn cũng không phải Nho sinh, mà là hơn 400 giang hồ thuật sĩ, họ là những kẻ giang hồ lừa đảo bá tánh, chào hàng thuốc trường sinh bất lão. Còn chuyện sau khi Hạng Vũ công phá thành Hàm Dương đã đốt cháy cung A Phòng, trên thực tế cung điện này rốt cuộc có được xây dựng hay không vẫn còn là ẩn số. Bởi vì sau khi Hạng Vũ thiêu đốt thì tương đương với việc tiêu hủy chứng cứ, còn việc thêu dệt câu chuyện để vu oan như thế nào là tùy vào ông ta. Tần Thủy Hoàng thống nhất được sáu nước, ông cũng không đuổi cùng giết tận đối với vương tộc của sáu nước này, cũng không tiến hành diệt trừ đối với các công thần Tần quốc, ngược lại chính ông lại bị vương tộc sáu nước tru di tam tộc.

Vậy thì tại sao người đời sau lại có ấn tượng xấu về triều đại nhà Tần như thế? Điều này không phải bởi Tần Thủy Hoàng quá ‘tàn bạo’, mà có thể bởi ông quá nhân từ. Nước Tần thôn tính được 6 nước, điều này đủ cho thấy nhà Tần hùng mạnh tới mức nào. Thế nhưng sau khi thôn tính, sáp nhập sáu nước, mạng sống của các vương tộc sáu nước đều được giữ lại, đây cũng chính là căn nguyên đem đến họa loạn và những lời đồn đại, vu cáo sau này. Tần Thủy Hoàng có thể trở thành vị Hoàng đế đầu tiên lưu danh thiên cổ cũng là có nguyên nhân. Các văn nhân chỉ biết bôi nhọ vị quân vương vĩ đại, tuy nhiên chế độ hành chính quận huyện mà Tần Thủy Hoàng sáng lập ra vẫn còn được lưu truyền cho đến hôm nay.

Chỉ một chút thông tin ghi trên thẻ tre được công bố đã khiến người đời sau phải viết lại bao nhiêu dữ kiện lịch sử. Không biết còn bao nhiêu bí mật về nhà Tần và Hoàng đế Tần Thủy Hoàng ghi trong cuốn sách thẻ tre Tần Giản vẫn chưa được công khai. Có thể nói rằng, việc tìm thấy cuốn “Vân Mộng Tần Giản” là phát hiện chấn động thế giới, sự kiện này gây chấn động không kém việc các nhà khảo cổ tìm ra các tượng binh mã. 

Theo Sound Of Hope
San San biên dịch

Có thể bạn quan tâm:

videoinfo__video3.dkn.tv||8ef81fd89__

Ad will display in 09 seconds