Tin rằng mọi người dù ít dù nhiều cũng đã nghe qua danh của Quỷ Cốc Tử. Ông là một “hiền nhân” thời chiến quốc của Trung Quốc, Quỷ Cốc Tử không những thông thạo kiến thức của hàng trăm trường phái, mà còn là một trong những người sáng lập ra Đạo giáo. 

Quỷ Cốc Tử cho rằng một người không thể không có năng lực, nếu không anh ta sẽ chẳng làm nên việc gì. Ông khuyên mọi người, rằng trong công việc và trong cuộc sống cần phải có năng lực nhất định, có vậy mới có thể gặt hái được thành công. Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, yêu cầu về năng lực của con người ngày càng cao hơn. 

Dù ở nơi làm việc hay trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều cần trang bị cho mình những kỹ năng và kiến ​​thức nhất định để có thể ứng phó với những thách thức và khó khăn khác nhau. Ở các lĩnh vực khác nhau, ai cũng có ưu nhược điểm riêng, quan trọng là sử dụng tài năng và tiềm lực của mình để theo đuổi ước mơ và mục tiêu như thế nào. Và chỉ khi có được một khả năng nhất định, chúng ta mới có được chỗ đứng trong xã hội, và nếu chúng ta không có năng lực, chúng ta chỉ có thể chấp nhận sự an bài của cuộc sống một cách thụ động.

Về cơ bản, những người không có năng lực thường có 3 đặc điểm dưới đây.

1. Không biết cảm ân

Lòng biết ơn là tố chất cơ bản của một người, cũng là một loại cảm xúc bên trong. Một người không có năng lực thường thiếu lòng biết ơn với cuộc sống và với người khác.

Thiếu lòng biết ơn với bản thân: Người không có năng lực thường chìm đắm trong sự tự ti và oán giận chính mình, họ coi mình là nạn nhân của cuộc đời, mà bỏ qua những điểm mạnh và lợi thế của bản thân. Họ sẽ không cảm thấy biết ơn và hài lòng với những gì mình có, mà chỉ tập trung tinh lực và sự chú ý vào những thiếu sót, thiếu mất tâm thái và hành động tích cực vươn lên.

Thiếu lòng biết ơn đối với người khác: Người không có năng lực sẽ không có lòng cảm kích thật sự đối với sự giúp đỡ của người khác, thậm chí còn vô lý sinh sự, soi mói bắt bẻ, giẫm đạp lên người khác. Họ quên đi hết thảy những gì người khác đã làm cho họ và chỉ tập trung vào lợi ích của bản thân, hành vi như vậy sẽ chỉ khiến người khác chán ghét và xa lánh họ.

Thiếu lòng biết ơn với cuộc sống. Những người không có năng lực thường phàn nàn về sự bất công và khó khăn trong cuộc sống, mà bỏ qua những trải nghiệm tốt đẹp và hạnh phúc mà cuộc sống ban tặng. Loại tâm thái này sẽ chỉ khiến họ đắm chìm trong những cảm xúc bi quan và tiêu cực, khó tận hưởng niềm vui và hạnh phúc của cuộc đời.

Không biết cảm ân là đặc điểm đặc hữu của những người không có năng lực (ảnh Pexel).

Vào thời Xuân Thu, nước Tống có một vị quan tên là Tử Hư. Ông ta từng được nước Tề thu nhận và ban cho chức vụ cao, nhưng đến khi làm quan nước Tống, ông ta lại vong ân phụ nghĩa và phản bội nước Tề, dẫn đến một cuộc chiến khốc liệt giữa hai nước. Cuối cùng, Tử H đã không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của nước Tống, cuối cùng còn bị quân vương nước Tống xử tử.

Vì vậy, một người thật sự có năng lực cần phải có thái độ biết ơn, biết ơn tất cả những gì mình có, kể cả ưu điểm và khuyết điểm của bản thân; biết ơn tất cả những gì người khác đã làm cho mình, dù chỉ là sự giúp đỡ nhỏ nhoi; biết ơn tất cả những những điều tốt đẹp và hạnh phúc mà cuộc sống mang đến. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể thu hoạch được nhiều hơn trong cuộc sống và trở thành một người có giá trị và ý nghĩa hơn.

2. Ghen tị với những người giỏi hơn mình

Ghen tị là một cảm xúc tiêu cực thường biểu hiện như bất mãn hoặc khó chịu với thành công hoặc ưu điểm của người khác. Ghen tị với người giỏi hơn mình là một cảm giác rất thường thấy, loại cảm xúc này phần nhiều là xuất phát từ ý thức về bản thân và sự bất an, chứ không liên quan trực tiếp đến năng lực.

Trên thực tế, người mà hay ghen tị với những người giỏi hơn mình thường không đủ tự tin và năng lực để đương đầu với những thử thách trong cuộc sống. Họ cảm thấy mình thua kém người khác và cảm thấy nghi ngờ về năng lực của mình. Cảm xúc này có thể khiến họ nhìn thấy thành công của người khác và cảm thấy mình bị cho ra rìa, từ đó dẫn đến cảm giác ghen tị. Còn một người thật sự có năng lực sẽ có đủ tự tin, sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, cũng sẽ không dễ dàng bị đánh bại bởi thành công của người khác.

Những người ghen tị với những người mạnh hơn mình thường thiếu những mục tiêu và kế hoạch to lớn và lâu dài. Thậm chí đôi khi họ còn không hiểu rõ bản thân thật sự muốn trở thành người như thế nào, cũng không có những nỗ lực và hành động tương ứng. Thay vào đó, họ dễ bị ảnh hưởng bởi thành công của người khác. Một người thật sự có năng lực không chỉ có mục tiêu và kế hoạch của riêng mình, mà còn biết trân trọng thành công của người khác, qua đó học hỏi và hoàn thiện bản thân mình.

Người hay ghen tị thường thiếu tự tin và năng lực để đương đầu với thử thách (ảnh Pexel).

Người ghen tị với những người mạnh hơn mình thường thiếu thái độ và giá trị quan đúng đắn. Họ có thể sử dụng sự so đo và ghen tị để so sánh mình với người khác, từ đó bỏ qua sự trưởng thành và phát triển của chính họ. Một người thực sự có năng lực nhìn nhận thành công của chính họ và của người khác với thái độ tích cực và các giá trị quan đúng đắn, từ đó kiến lập các mối quan hệ và sự tin tưởng lành mạnh.

Do vậy, những người ghen tị với người khác thường không có đủ tự tin, mục tiêu cao cả cho đến thái độ và giá trị quan đúng đắn. Ngược lại, những người thực sự có năng lực sẽ có giá trị quan và mục tiêu của riêng mình, tự tin vào bản thân, đồng thời đánh giá cao những điểm mạnh và thành công của người khác. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nhận ra giá trị và thành tựu của chính mình, đồng thời có được sự tôn trọng và yêu mến của người khác.

3. Bao biện cho sự kém cỏi của bản thân

Luôn thích tìm lý do cho sự kém cỏi của mình là một trạng thái tâm lý rất tiêu cực, rất nhiều người khi đối mặt với thử thách đều dễ rơi vào loại trạng thái này.

Những người như vậy thường quy kết thất bại của họ là do hoàn cảnh, cơ hội hoặc nguyên do từ người khác, chứ không xét lại năng lực và hành động của chính mình. Những người này rất khó tiến bộ và trưởng thành, cũng rất khó gặt hái được thành công trong sự nghiệp hoặc cuộc sống.

Trong cuộc sống, nếu gặp phải thử thách hoặc thất bại, chúng ta nên phân tích kỹ lưỡng để tìm ra mấu chốt của vấn đề và thực hiện các thay đổi có tính nhắm thẳng. Làm như vậy có thể giúp bạn trưởng thành mau chóng, tăng cường sự tự tin, nâng cao khả năng cạnh tranh và thực lực.

Ngược lại, với những người luôn thích bao biện, họ thường thiếu khả năng tự xét lại mình, và khi thất bại họ chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hoặc người khác. Kiểu suy nghĩ này không chỉ cản trở sự phát triển của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự hợp tác và phát triển của tập thể. Người như vậy thường không sẵn sàng chịu trách nhiệm hoặc không chịu nỗ lực để giải quyết vấn đề. Tâm lý này khiến họ khó đạt được thành công và hạnh phúc lâu dài.

Vì vậy, trong cuộc sống thường nhật, chúng ta càng nên chú ý đến tâm thái của mình, đừng tìm lý do bao biện, mà hãy thẳng thắn đối mặt với vấn đề của mình, có những hành động tích cực để giải quyết chúng. Như vậy, chúng ta mới có thể không ngừng trưởng thành, tiến bộ và đón nhận thêm nhiều thách thức và cơ hội hơn.

Lời kết: Năng lực kém không đáng sợ, mà đáng sợ là tự mình không hiểu rõ chính mình, cũng không chịu tiếp nhận thay đổi, vậy nên suy cho cùng, trước hết phải có nhận thức đúng đắn về bản thân, rồi sẵn sàng đón nhận những thử thách mới, và nguyện ý thay đổi, cải thiện bản thân, như vậy mới có thể khiến bản thân trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn.

Theo Soha.com
Vũ Dương biên dịch