Trong lịch sử, có rất nhiều quan viên đã nghe theo lời dạy của các bậc Thánh nhân, mưu cầu ích nước lợi dân, hành sự chí công vô tư. Tuy vậy, vẫn có những quan lại vì mưu cầu lợi riêng, ỷ lại quyền thế, bức hại người dân lương thiện…

Thời Trung Quốc cổ đại, dân chúng được phân thành 4 loại là “Sỹ, nông, công, thương”. “Sỹ” là chỉ những người làm quan hoặc tầng lớp trí thức, cần vì bậc quân vương, xã hội và quốc gia mà phục vụ. Nho gia coi giáo dục và bồi dưỡng tầng lớp “Sỹ” là nhiệm vụ của chính mình, vì vậy rất xem trọng việc giáo dục đạo đức. 

Trong lịch sử hàng nghìn năm của văn hóa Trung Hoa, có vô số quan viên đã nghe theo lời dạy của các bậc Thánh nhân, chia sẻ nỗi lo với hoàng đế, mưu cầu ích nước lợi dân, công tâm duy trì sự vận hành của xã hội qua mỗi triều đại. Tuy vậy vẫn có những quan lại vì mưu cầu lợi riêng, coi thường lương tri, ỷ lại quyền thế, giết hại người dân lương thiện. Vì vậy mà họ đều phải nhận báo ứng, không ai thoát được. Trong sử sách cũng ghi lại không ít những sự việc này. 

Người nhận hối lộ bị chết đói, cha con Hầu gia bị sét đánh chết

Hai cha con Hầu gia bị sét đánh chết (Ảnh: Pixabay)

Một ngày nọ, Hầu Phiền Quang, sống tại quận Giao Chỉ, triều đại nhà Đường, đang đảm nhiệm chức quan tại nha phủ. Đến khoảng giữa trưa, đột nhiên trời đổ giông, sấm sét nổ ra ầm ầm, Phiền Quang cùng con trai và vật nuôi trong phủ đều bị sét đánh chết. Tuy nhiên, vợ của ông ta lại được một đạo sĩ cứu thoát. Đúng trong lúc sấm sét, vị đạo sĩ đã cầm tay kéo bà lên và đặt ở nơi khác, cho nên mới may mắn thoát nạn. 

Dân gian cho rằng, người bị sét đánh chết hẳn là đã làm việc gì đó không tốt. Có người liền đến hỏi vợ của Phiền Quang, lúc này bà mới kể ra đầu đuôi câu chuyện. Nguyên do là vì có hai người đến công đường kêu oan nhưng Phiền Quang lại đem họ nhốt vào ngục. Sau đó, người làm ra việc xấu lại đến đút lót cho Phiền Quang nên được phóng thích, còn người đến kêu oan thì bị nhận cực hình tra tấn, cưỡng ép họ phải chịu khuất phục. Không chỉ vậy, tất cả đồ tiếp tế của họ đều bị Phiền Quang lấy đi cho con trai và chó nuôi của mình ăn. Cuối cùng, người đến kêu oan đã bị chết đói trong ngục. Trước khi chết người này liền kêu oan với Trời, chỉ sau vài ngày cha con Phiền Quang liền bị sét đánh chết. 

Bóp méo sự thật, giết oan nhà sư, Pháp Tào bỏ mạng 

Quan Pháp Tào (tên chức quan) ở Lư Lăng thời nhà Đường phụ trách tư pháp, ông ta đã từng luận tội một tăng nhân, đồng thời còn bẻ cong sự thật khiến nhà sư này bị khép án tử. Sau khi kết thúc luận tội, bản án được gửi lên cấp trên để chuẩn bị hành hình. Hôm đó vợ và con gái của vị quan Pháp Tào này đang ở nhà làm cơm, bỗng thấy có hai người mặc y phục nha dịch màu xanh, tay cầm công văn từ bếp đi ra, nói một cách nghiêm nghị với người vợ: “Nói cho phu quân của ngươi, đừng giết oan tăng nhân”. Lời vừa dứt, hai nha dịch liền rời đi. 

Vợ và con gái của Pháp Tào sợ đến toát mồ hôi lạnh, một lúc lâu mới hoàn hồn và bước ra khỏi cửa xem xét. Tuy nhiên, nhìn thấy cửa vẫn đóng không có gì thay đổi, họ liền ý thức được hai nha dịch vừa đến không phải người phàm. 

Khi Pháp Tào trở về nhà, người vợ liền kể cho ông ta nghe những gì đã xảy ra. Pháp Tào nghe xong thì vô cùng sợ hãi, định sẽ lấy trộm hồ sơ vụ án vào ngày hôm sau nhưng không còn kịp nữa. Vị tăng nhân này cuối cùng vẫn bị giết chết. Ngày vị tăng nhân bị hành hình, Pháp Tào còn gặp người này ở trên đường ra pháp trường. Mặc dù Pháp Tào đã làm pháp sự và tỏ vẻ sám hối sau khi vị tăng nhân chết, tuy nhiên ông ta vẫn không thoát khỏi báo ứng; một tháng sau, Pháp Tào không bệnh mà chết. 

Ngược đãi tù nhân, con mới sinh ra đã chết yểu

Trương Hòa Tư là vị quan cai quản nhà tù thời Bắc Tề. Những tù nhân dưới thời ông cai quản đều phải chịu nhận hình phạt mang gông cùm cho dù tội lớn hay nhỏ, khiến cho tù nhân vô cùng khốn khổ. Vì vậy mà tù nhân nhìn thấy ông đều sợ hãi tới mức hồn bay phách tán, họ còn đặt cho ông biệt danh là “La sát”, ý là một con quỷ ăn thịt người. 

Trương Hòa Tư ngược đãi tù nhân như vậy, Thượng Thiên cũng cảnh cáo ông ta. Vợ ông sinh được bốn người con, cả nam lẫn nữ, nhưng những đứa con của Trương Hòa Tư vừa sinh ra đã trông như cục thịt, không có cổ, tay chân đều bị ‘trói chặt’ bằng dây thịt sau đó chết yểu khiến người ta khiếp sợ.

Sau này, Trương Hòa Tư được thăng lên làm quan huyện lệnh, vì phạm pháp mà bị nhận án tử hình. Thật đúng là gieo nhân nào gặt quả nấy. 

Ép dân phá sản, Vương Kiến Xương chết vì bệnh lạ

Vào thời kỳ Võ Chu triều đại nhà Đường, Kiến Xương vương Võ Du Ninh đã lập một nhóm sai dịch, coi thường luật pháp, tùy ý trưng thu tài vật của dân. Người dân trong phủ bị ép bức tới khuynh gia bại sản lên đến tám chín phần mười. Bởi vì Võ Du Ninh là em họ của Võ Tắc Thiên, có quyền có thế, quan phủ không biết trừng trị hắn như thế nào. Người bị ép bức không còn cách nào khác đành phải kêu oan với Trời. 

Võ Du Ninh có một nhà kho rất lớn, đồ tịch thu được đều cất ở đây. Một ngày nọ, nhà kho bỗng nhiên bùng cháy, tất cả đồ trưng thu về đều bị cháy sạch. Sự kiện này khiến dân chúng được một phen hả dạ. 

Không lâu sau, chân của Võ Du Ninh đột nhiên sưng lên, to như một chiếc bình đựng rượu, đau đớn đến không chịu đựng nổi. Cuối cùng, ông ta đã chết sau đó vài tháng. 

Ngự sử bị lấy mạng vì giết hơn 300 người

Quách Bá là một quan viên độc ác nhất dưới triều Võ Tắc Thiên. Ông ta cũng là một người giỏi xu nịnh, từng trước mặt Võ Tắc Thiên bày tỏ lòng trung thành như sau: “Những năm qua chinh phạt Từ Kính Nghiệp, thần nguyện rút gân hắn, ăn thịt hắn, uống máu và diệt tủy hắn”. Sau khi nghe những lời này, Võ Tắc Thiên cảm thấy vô cùng vui mừng, thăng cấp cho ông ta lên làm Tùy tùng Ngự Sử. Người đời gọi ông ta là “Tứ Kỳ Ngự sử”. 

Quách Bá từng tấu lên cấp trên giết hơn 300 người ở Tống Châu, nhờ vậy mà được thăng lên hàng quan Ngũ phẩm. Đến tháng giêng năm đó, ông ta đột nhiên mắc bệnh nặng, bạn bè đồng hương đến thăm hỏi thì nghe được pháp sư nói rằng: “Bệnh tình của Quách công không có thuốc chữa, mấy trăm con quỷ khắp người đầy máu đang vung vẩy ống tay áo, nhe răng nhếch mép nói không tha cho ông ta. Còn có một người mặc đồ màu xanh hỏi người mặc đồ màu đỏ: ‘Sớm đưa hắn ta đi, sao lại trì hoãn lâu vậy?’ Người mặc đồ đỏ nói: ‘Tội ác mà hắn ta tạo ra trong lúc làm quan Ngũ phẩm không thể trả nổi. Do vậy không để hắn ta chết dễ dàng như thế’ “. 

Một lúc sau, Quách Bá dùng dao đâm vào bụng và rạch qua lại, rồi nói: “Thật thống khoái”. Người trong nhà thấy vậy liền hỏi tại sao làm như vậy, ông ta nói: “Ngự sử Tôn Dung Sư đã đâm ta”. Con của Quách Bá liền tố cáo vu cho Ngự sử Tôn Dung Sư tội giết người. Tuy nhiên Tôn Dung Sư cho rằng đây là chuyện quá hoang đường và không chấp nhận cáo trạng. 

Đêm đó, Quách Bá chết. Điều kỳ lạ là vào ngày Quách Bá chết tháng 6 năm sau, Tôn Dung Sư cũng qua đời mà không ai biết được nguyên nhân. 

Bệnh tình của Quách Bá vô vọng. Hàng trăm con ma chảy máu vẫy tay áo cười toe toét và không bao giờ buông tha cho ông ta (Ảnh do Yizi Jiang cung cấp)

Theo ghi chép của “Cựu Đường thư” và “Tân Đường thư”, Quách Bá đã từng điều tra vụ án xét xử Thứ sử Phương Châu – Lý Tư Chinh và Thứ sử Đãng Châu – Hoàng Phủ Hoài cùng một tội mưu phản. Lý Tư Chinh đã phải chịu tra tấn nhục hình đến không chịu đựng được thêm nữa và qua đời. Trong giữa những năm Thánh Lịch (698 – 700), Quách Bá nhiều lần nằm mơ thấy Lý Tư Chinh đến đòi mạng. Một lần, sau khi bãi triều, vừa về đến nhà ông đã sai gia nhân: “Mau thỉnh tăng sư truyền kinh thiết cơm chay”. Một lúc sau, ông ta thấy Lý Tư Chinh đem theo mấy chục kỵ binh tiến thẳng vào đại sảnh nhà mình, nói: “Ngươi hãm hại khiến ta chết oan uổng, ta đến lấy mạng nhà ngươi đây”. Quách Bá kinh hoàng khiếp sợ, rút dao tự rạch bụng mình. Cuối cùng ông ta đã chết trong đêm hôm đó. 

Sau khi Quách Bá chết, mưa lớn rơi xuống đã đẩy lùi nạn hạn hán vốn kéo dài trước đó. Cầu Lạc Dương cũng hoàn tất việc tu sửa. Vì vậy mà người dân mới nói năm đó có 3 sự kiện đáng để vui mừng – sự kiện vui mừng thứ 3 chính là việc Quách Bá chết. Điều này đủ để thấy người dân căm ghét Quách Bá đến nhường nào. 

Lừa gạt giết người đã đầu hàng, khiến liên lụy cả gia đình 

Quan viên triều Tống là Triệu Đình Thần đã sử dụng thủ đoạn lừa gạt để ám hại tộc người Động Nhung trong khi nhóm người này đã đầu hàng triều đình, ông ta còn lợi dụng lúc họ uống say rồi giết sạch. Sau đó, Triệu Đình Thần liền tâu với triều đình rằng bản thân đã dẹp thành công đám phản loạn Động Nhung, nhờ vậy mà được triều đình khen thưởng và thăng quan tiến chức. 

Về sau, Triệu Đình Thần đã mơ thấy người tộc Động Nhung nói với ông rằng: “Ta đến để đòi nợ vì ông đã dùng thủ đoạn lừa gạt, bức hại đối với người tộc Động Nhung”. Không lâu sau đó, vợ ông sinh ra một cậu con trai. Ngay từ khi còn rất trẻ, cậu con trai này đã thi đỗ đầu bảng và ra làm quan. Nhưng mà đột nhiên có một ngày, không hiểu vì lý do gì cậu đã phát động cuộc bạo loạn khiến cho Triệu Đình Thần và vợ của ông cũng bị liên lụy, cuối cùng bị đày đến Lĩnh Ngoại và bị người tộc Động Nhung giết chết. 

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Có thể bạn quan tâm:

videoinfo__video3.dkn.tv||0e69d8366__

Ad will display in 09 seconds