DNA có thể chuyển di rất xa không?! Phát hiện đáng kinh ngạc của một chuyên gia virus học uyên thâm người Pháp, nhưng ông vì điều này mà bị rút tài trợ nghiên cứu, chịu đựng đủ mọi dị nghị. Ông rốt cuộc đã động chạm vào dây thần kinh của ai?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Trong những năm gần đây, các sản phẩm có năng lực ký ức ngày càng trở nên phổ biến. Nệm ký ức mềm mại và thư giãn, kính ký ức có khả năng phục hồi nguyên trạng bằng cách ngâm trong nước nóng sau khi bị biến hình, máy ảnh cơ có công năng đối tiêu tự động, thậm chí có kỹ thuật biến hình cánh cơ công nghệ cao,… đều có hình bóng của năng lực ký ức. Tuy nhiên, quý vị đã từng nghe nói đến nước có năng lực ký ức chưa? 

Dịch chuyển viễn trình DNA

Câu chuyện bắt đầu với một bài báo vào năm 2009. Tác giả của bài báo là Luc Montagnier, một nhà virus học người Pháp và là người đoạt giải Nobel Y học năm 2008. Ông nói rằng sau khi dung dịch nước chứa DNA của virus được pha loãng đến trạng thái “nước tinh khiết” về mặt lý thuyết, các đặc tính của DNA vẫn tồn tại y nguyên như cũ, và còn có thể được di chuyển sang một mẫu nước tinh khiết khác. Chính là nói, nước không chỉ có ký ức, mà còn có một loại công năng đặc dị mà giới học thuật gọi là dịch chuyển viễn trình DNA (DNA teleportation). Điều này có khả thi không?

Sau khi luận văn của ông được đăng báo, giới học thuật đã có một phen náo động. Mọi người nhao nhao biểu thị không tin. Nhưng Montagnier cho biết ông đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu này từ năm 2005, các thực nghiệm có thể lặp lại, và kết quả có thể được chứng thực, vì vậy luận văn của ông là đáng tin cậy.

Năm 2010, tại một hội nghị của những người đoạt giải Nobel được tổ chức ở Đức, Montagnier đã chia sẻ những phát hiện của mình. Có 60 người đoạt giải Nobel và hơn 700 nhà khoa học tham dự. Mọi người nghe xong ai cũng lắc đầu, thậm chí còn phê bình Montagnier rằng ngài nên nâng niu chiếc lông vũ của mình, đừng đưa “liệu pháp thuận thế” (Homeopathy) của giới “lang băm” vào đây. Liệu pháp thuận thế (thường gọi là vi lượng đồng căn) là một loại liệu pháp sử dụng các loại dược tễ pha loãng để điều trị bệnh, mà dưới đây chúng ta sẽ thảo luận. Làn sóng chỉ trích này ngày càng kịch liệt, đến nỗi Montagnier, người từng đoạt giải Nobel, bị cắt nguồn tiền nghiên cứu, phải rời quê hương tìm con đường mưu sinh, thậm chí ngay cả lễ Giáng sinh cũng không được nghỉ ngơi.

Xem video tại đây

Nhưng Montagnier không hối tiếc. Vào đêm Giáng sinh, tạp chí Science đã đăng một cuộc phỏng vấn với ông. Trong cuộc phỏng vấn, ông nói rằng các thực nghiệm của ông “không phải là ngụy khoa học, không phải là ‘lang băm’, mà đây đều là những hiện tượng chân thực đáng được tiến hành nghiên cứu thêm.”

Năm 2013, Montagnier cũng đặc biệt thực hiện một bộ phim tài liệu với đài truyền hình, mang tên “On a retrouvé la mémoire de l’eau” (Chúng tôi tìm đến ký ức của nước). Trong phim, họ đã chuẩn bị một dung dịch nước có chứa DNA của virus, sau đó loại bỏ hoàn toàn DNA, rồi pha loãng nó. Sau khi nghiệm trắc lại, thiết bị tiếp thu được một tín hiệu điện từ tần số thấp. Họ lấy tín hiệu này làm thành một tệp âm tần dài 6 giây, gửi nó qua email cho một nhóm chuyên gia hợp tác ở Ý. Sau khi hoàn nguyên ở Ý, người ta dùng một phần nước chưng cất, phóng tín hiệu vào đó không ngừng trong 1 giờ, rồi đổ nước đó vào máy hợp thành DNA nhân tạo (Polymerase Chain Reaction, PCR). Sau đó, một kỳ tích đã xuất hiện. DNA được sản sinh trong máy giống 98% với DNA nguyên bản ở Paris. Chính là nói, DNA của Paris đã được sao chép thành công sang Ý. Nước như một vật môi giới, không chỉ có thể ghi nhớ, mà còn có thể truyền đạt và tiếp nhận tín hiệu, có thể nói đơn giản là nước thông linh.

Tuy nhiên, sau khi phim lên sóng, phản hồi đều lẹt đẹt. Mặc dù các anh hùng chống gian lận đủ mọi tầng lớp không còn nhảy ra chỉ trích, nhưng không ai vỗ tay tán thưởng. Nói đến đây, mọi người đối với ông quả không chút thương xót. Thậm chí Jacques Benveniste, người mà Montagnier gọi là “Galileo hiện đại”, đã bị đẩy vào một cảnh ngộ còn thê thảm hơn.

Benveniste là nhà miễn dịch học nổi tiếng người Pháp, ông từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp (INSERM), ông đã xuất bản hơn 300 bài báo và sách học thuật trong cuộc đời mình, một tác gia trứ danh, đức cao vọng trọng. Tuy nhiên, vinh diệu huy hoàng trong học thuật của ông đã kết thúc đột ngột vào năm 1988, chỉ vì năm đó, ông đã xuất bản một luận văn về nước có ký ức trên tạp chí Nature.

Benveniste phát hiện ra rằng khi bạch đản cầu miễn dịch kháng thể người (IgE) được pha loãng đến mức về mặt lý thuyết không khác gì nước tinh khiết, tức là khi nước đó không còn chứa loại kháng thể đó, thì các đặc tính của kháng thể vẫn được bảo lưu lại trong nước, biểu hiện là kết quả trắc nghiệm vẫn báo là dương tính. Do đó, ông tin rằng nước được trang bị năng lực ghi nhớ. Nếu kết quả là thực, nó sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho liệu pháp vi lượng đồng căn. Các biên tập viên của tạp chí Nature sau khi định thần lại, cảm thấy tâm lý bất an. Họ nói, chúng tôi phải cử 3 tiểu tổ đi khảo sát lại, muốn chống gian lận.

Tiểu tổ chống gian lận đã nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt, quan sát ba thực nghiệm liên tiếp, và lần thực nghiệm nào cũng thành công. Trong thực nghiệm thứ tư, một thành viên của tổ cũng đã đích thân tham gia, kết quả vẫn y nguyên. Vậy thì, thực nghiệm này có đáng tin cậy không, cuộc khảo sát đến đây có kết thúc không? Không.

Ngay sau đó, tiểu tổ chống gian lận đã yêu cầu thực hiện một số thay đổi với lý do cuộc thực nghiệm chưa đủ nghiêm ngặt, chẳng hạn như áp dụng biện pháp “song manh”, bọc mẫu trong giấy thiếc, treo lên trần nhà, v.v. Sau đó làm tiếp 3 lần thực nghiệm, kết quả thực nghiệm không lý tưởng. Tạp chí “Nature” liền kết luận rằng kết quả thực nghiệm này là không đáng tin cậy, ngay lập tức đăng bài cao giọng cải chính.

Benveniste ngay lập tức bị dán nhãn là gian lận học thuật, thanh danh của ông bị rớt thảm hại. Phòng thí nghiệm của ông bị đóng cửa, tiền tài trợ bị thu hồi, bản thân ông trở thành chủ nhân giải Ig Nobel, một giải mang tính chế nhạo, luận văn của ông cũng không còn được tạp chí nào nguyện ý xuất bản, tương đương với việc ông mất đi cơ hội phản biện cho chính mình.

Sau đó, không ít học giả bất bình vì trường hợp của Benveniste. Một số người nói, trong số bảy lần thực nghiệm chỉ có ba lần không chuẩn, mà ba lần này là do đã bị thay đổi lưu trình một cách vô lý, điều này không thể coi kết quả thực nghiệm của ông là gian lận. Một số người cũng nói rằng các phòng thí nghiệm khác cũng đã thực hiện các thực nghiệm tương tự, tại sao tạp chí Nature không liên hệ với họ để lấy bằng chứng trước khi đưa ra kết luận? Còn có người khác nói rằng “hiệu ứng người quan trắc” cũng là một nhân tố nên được suy xét. “Hiệu ứng người quan trắc” thông thường xuất hiện trong các thực nghiệm lạp tử vi quan, người ta tin rằng ý nguyện của người quan trắc có thể ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm. Trong chuyên mục trước đây chúng tôi đã có diễn giải chi tiết về vấn đề “Tư duy / ý thức cải biến thế giới”, nếu quý vị quan tâm có thể xem qua. Nếu ba thành viên trong nhóm chống gian lận có tư duy tiêu cực rất mạnh, nó cũng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm.

Tuy nhiên, Benveniste không tự bào chữa, cũng không từ bỏ công trình nghiên cứu của mình. Vào những năm 1990, ông đã đề xuất một số quan điểm mới rằng các ký ức của nước có thể được số hóa, truyền thâu và sáp nhập vào một mẫu nước khác. Đương thời, mọi người đều cảm thấy đó là chuyện viển vông, nhưng giờ đây các thực nghiệm của Montagnier đã chân chính chứng thực quan điểm của ông. Thật tiếc khi Benveniste đã sớm qua đời vào năm 2004, ông không thể thấy ngày mà lý luận của mình có người ủng hộ.

Liệu pháp thuận thế (hay vi lượng đồng căn)

Vậy tại sao giới khoa học lại đối xử với “liệu pháp thuận thế” một cách khác biệt như vậy? Đầu tiên chúng ta hãy giới thiệu “liệu pháp thuận thế” là gì. Quan điểm của Tây y cho rằng triệu chứng là căn nguyên của bệnh, vì vậy loại bỏ triệu chứng chính là loại bỏ bệnh. Theo loại lý luận này, huyết áp cao cần dùng thuốc hạ huyết áp, phát sốt thì cần tiêm thuốc hạ sốt. Loại liệu pháp này được gọi là “liệu pháp đối kháng”. Nhưng, “liệu pháp thuận thế” thì làm ngược lại.

Liệu pháp thuận thế tin rằng các triệu chứng khác nhau như sốt, ho và tiêu chảy không phải là căn nguyên của bệnh, mà là cách cơ thể tự mình bài trừ bệnh. Ví dụ, người ăn phải chất độc sẽ bị nôn mửa và tiêu chảy. Độc chất ở đây là căn nguyên của bệnh tật, nôn mửa và tiêu chảy là biểu hiện của việc cơ thể đang nỗ lực tống chất độc bài xuất ra ngoài. Liệu pháp thuận thế là phương thức gia cường các “triệu chứng” để giúp cơ thể bài xuất bệnh ra ngoài, từ đó mà đạt đến mục đích trị bệnh. Ví dụ, hành tây có thể gây hắt hơi, và các đơn thuốc có thành phần hành tây có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi với các triệu chứng hắt hơi.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc tăng cường “triệu chứng” cũng có độc tính cao. Vậy thì chúng ta phải làm gì? Cha đẻ của liệu pháp thuận thế, ông Samuel Hahnemann cho biết, việc rất dễ giải quyết, chúng ta chỉ cần pha loãng dược liệu là được. Và trong quá trình pha loãng, ông đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ. Sau khi pha loãng dược liệu theo tỷ lệ 1:99 và sau đó lắc các dung dịch pha loãng này trong chai thủy tinh 100 lần, độc tính của dược liệu được loại bỏ, mà hiệu quả trị liệu lại tăng cường. Điều còn kỳ lạ hơn nữa là, dược liệu được pha càng loãng và lắc càng nhiều lần, hiệu lực của nó không những không giảm mà còn biến trở nên càng ngày càng mạnh hơn. Ông đã viết tất cả các kết quả trắc nghiệm trong cuốn sách “Materia Medica Pura” (Thuần túy dược vật học). Điều này đã trở thành căn cứ cho liệu pháp thuận thế, dùng dược tễ pha loãng cao độ để điều trị bệnh. Một số dược tễ thậm chí còn được pha loãng đến mức thành “nước tinh khiết” theo định nghĩa của vật lý học. Tuy nhiên, giới khoa học lại đứng ngồi không yên. Bạn đang nói rằng nước đun sôi cũng có thể chữa được bệnh ư? Thật hoang đường!

Giới ủng hộ liệu pháp thuận thế cũng thừa nhận rằng hiện còn chưa tìm được nhiều căn cứ khoa học, nhưng họ nói rằng, thuốc của họ là có hiệu quả. Bạn thấy đấy, tỷ lệ khỏi bệnh của chúng tôi là 41%, của Tây y là 44%, khác biệt không nhiều. Phải mất 70 năm aspirin mới được sử dụng rộng rãi, các nhà khoa học mới phát hiện ra cơ chế tác dụng của nó. Nhưng trên thực tế, ngay từ 2400 năm trước, vỏ cây liễu có chứa thành phần aspirin đã được tổ tiên chúng ta sử dụng để chữa bệnh. Lúc đó làm gì có lý luận khoa học nào? Vì vậy, bạn có thể nói rằng chúng tôi hiện tại chưa tìm ra cơ chế khoa học của liệu pháp thuận thế trị bệnh, nhưng bạn không thể nói rằng chúng tôi là ngụy khoa học.

Công án này đã trải qua hơn 200 năm từ thời đại Hahnemann, cho đến hiện tại vẫn tiếp tục, chưa bao giờ ngã ngũ. Trên thực tế, cả Montagnier và Benveniste, bao gồm cả Tiến sĩ Katsuya Emoto, người mà chúng tôi đã giới thiệu trong chuyên mục trước đây, đều không nói rằng họ muốn cung cấp một nền tảng cho liệu pháp thuận thế, họ chỉ là tựu sự luận sự, công khai phát hiện của bản thân mình mà thôi. Phản ứng từ giới khoa học hơi quá kịch liệt.

Người ta nói rằng công nghệ tập trung vào sáng tạo mới. Tuy nhiên, sáng tạo mới có nghĩa là không có căn cứ lý luận sẵn có trong hệ thống khoa học hiện hữu. Nếu không tìm thấy căn cứ khoa học hiện có liền không thừa nhận thì sáng tạo mới sẽ bị bóp nghẹt, khoa học sẽ không cách nào phát triển. Đây được cho là vấn đề khó khăn lớn nhất trong giới khoa học hiện nay.

Nước thần kỳ

Ngoài năng lực ký ức không được giới khoa học công nhận, nước còn có những đặc tính khác còn thần kỳ hơn. Ví dụ, sự nở và co vì nhiệt có thể nói là thiết luật của giới vật lý, nhiệt độ càng thấp thì mật độ càng lớn, khối lượng riêng càng lớn. Tuy nhiên, nước là một ngoại lệ, vì nước từ 4 độ trở xuống lại nở ra. Đá (nước đóng băng) dưới 0 độ thậm chí có thể nổi trên mặt nước. Mặc dù điều đó không hiếm thấy, nhưng bạn có thể tìm thấy loại vật chất nào khác ở trạng thái rắn lại có mật độ thấp hơn ở trạng thái lỏng không? Tôi e rằng không có, phải không?

Tuy nhiên, đặc tính bất thường này của nước lại rất then chốt trong các hệ sinh thái của Trái Đất. Bởi vì vào mùa đông, chỉ có mặt nước đóng băng mới cách ly không khí lạnh với nước, giúp các sinh vật dưới nước có thể tồn tại trong cái lạnh khắc nghiệt. Nếu băng chìm xuống đáy và đóng băng từ dưới lên trên, thì sau một mùa đông, ít nhất là ở khu vực phía Bắc, tất cả các sinh vật ở sông, hồ và biển có thể bị chết hết. Bạn có thấy những sinh vật nào có thể sinh tồn trong khối băng không? Chính là nói, tạo hóa của đại tự nhiên đã ban tặng cho nước một thần công kỳ diệu.

Bên cạnh đó, vật chất nói chung chỉ có ba hình thái, đó là thể rắn, thể lỏng và thể khí, nhưng nước lại có hình thái thứ tư, đó là nước siêu giới hạn. Nước siêu giới hạn được hình thành khi nhiệt độ nước đạt đến 374°C và áp suất đạt 22 lần áp suất khí quyển tiêu chuẩn. Nó có thể đốt cháy nhiều vật chất và có thể hòa tan bên trong rất nhiều vật chất, kể cả dầu và kim loại. Về cơ bản, bất cứ thứ gì ném vào nó trong nháy mắt sẽ chuyển sang trạng thái vô hình.

Trong một thời gian dài, nước siêu giới hạn chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm hoặc trong các mô phỏng trên máy tính. Người ta thường tin rằng nó khó hình thành ở trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, vào năm 2005, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra nước siêu giới hạn trong “khói đen” phun ra từ magma dưới đáy Đại Tây Dương. Điều này khiến các nhà khoa học hưng phấn, như thể họ đã được Thượng Thiên chấp thuận, và bước tiếp theo, kế hoạch dùng nước siêu giới hạn để xử lý những túi ni lông khó phân hủy, có thể được khởi động.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch