Cho đến nay, đã có ba vị phó viện trưởng Tối cao Pháp viện của ĐCSTQ bị điều tra về tội tham nhũng hủ bại. Trong số đó, hai “đại pháp quan cấp hai” bị kết án tù chung thân, và một “đại pháp quan cấp một” đang bị “cách ly thẩm tra”.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!

Hôm nay, chúng tôi sẽ kể với các bạn về việc ba đại pháp quan này đã chấp pháp phạm pháp, ngoạn lộng pháp luật và cuối cùng trở thành tù nhân như thế nào.

Hoàng Tùng Hữu, nguyên phó viện trưởng Pháp viện Tối cao

Hoàng Tùng Hữu, quê ở Sán Đầu, Quảng Đông, được khảo nhập vào Khoa Luật của Học viện Chính trị Pháp luật Tây Nam năm 1978, sau đó lấy bằng Tiến sĩ Luật. Sau khi tốt nghiệp, ông ta đã công tác tại Pháp viện cấp cao tỉnh Quảng Đông hơn mười năm; kể từ tháng 3 năm 1997, ông ta giữ chức vụ Viện trưởng Pháp viện Trung cấp Trạm Giang tỉnh Quảng Đông và Phó thư ký Ủy ban Pháp luật thành phố; kể từ tháng 6 năm 1999, ông ta là Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Pháp viện Tối cao và Thẩm phán tòa án dân sự; từ tháng 12 năm 2002, ông ta giữ chức vụ Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao, Ủy viên Hội ủy viên thẩm phán. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2008, Hoàng Tùng Hữu bất ngờ bị khai trừ đảng tịch và công chức, và bị tiến hành lập án kiểm tra.

Vụ án tham nhũng khiến Hoàng Tùng Hữu phát án bắt nguồn từ “Tòa nhà dở dang số 1 Trung Quốc” ở Quảng Châu – “Trung Thành Plaza”. “Tòa nhà dở dang số 1 Trung Quốc” này, nằm dang dở trong thời gian dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tốn kém nhiều kinh phí và có quá trình “phục sinh” quanh co, rồi bị hai công ty không tên tuổi đấu giá thành công. Hai công ty này hợp sức mua lại “Trung Thành Plaza” với giá rẻ chỉ 924 triệu nhân dân tệ, đã rất nhanh chóng bán lại nó với giá hơn 1,3 tỷ nhân dân tệ, thu lãi ròng hơn 400 triệu nhân dân tệ.

Cuộc đấu giá rồi nhanh chóng sang tay ly kỳ này đã khiến ngoại giới cảm thấy rằng nó có thể có nhiều khuất tất. Với việc Dương Hiền Tài, nguyên Cục trưởng Cục chấp hành của Pháp viện cao cấp tỉnh Quảng Đông, đột nhiên ngã ngựa, đại pháp quan ẩn sâu phía sau Dương là Hoàng Tùng Hữu cuối cùng cũng bị lôi ra ánh sáng.

Ngày 19 tháng 1 năm 2010, Hoàng Tùng Hữu vì phạm tội nhận hối lộ, tham ô, bị Pháp viện Trung cấp thành phố Lang Phường tỉnh Hà Bắc kết án tù chung thân, tước đoạt quyền lợi chính trị suốt đời, bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Ông ta là Viện phó Pháp viện Tối cao và là đại pháp quan cấp hai đầu tiên bị xét xử vì phạm tội danh tham nhũng kể từ khi ĐCSTQ nắm chính quyền. Hoàng Tùng Hữu bất phục phán quyết, thượng cáo lên Pháp viện cao cấp Hà Bắc. Ngày 17 tháng 3 năm 2010, Pháp viện cấp cao Hà Bắc bác đơn kháng cáo, giữ nguyên phán quyết ban đầu.

Pháp viện nhận định, từ năm 2005 đến năm 2008, Hoàng Tùng Hữu đã lợi dụng chức vụ Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao để trục lợi cho 5 người, trong đó có Trần Trác Luân, một luật sư của Công ty Luật Thịnh Bang Quảng Đông, trong phương diện thẩm phán và chấp hành các vụ án có liên quan, trước sau liên tiếp nhận hối lộ số tiền tương đương 3,9 triệu nhân dân tệ. Hoàng Tùng Hữu còn lợi dụng chức vụ Viện trưởng Pháp viện trung cấp thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông, kết bè đảng với kẻ khác để lừa đảo chiếm đoạt công khoản 3,08 triệu nhân dân tệ của một đơn vị, cá nhân ông ta được chia 1,2 triệu nhân dân tệ.

Hoàng Tùng Hữu do ai đề bạt? Thời Tăng Khánh Hồng là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách Ban Tổ chức Trung ương, Hoàng Hữu Tùng đã được đề bạt trọng dụng làm Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao.

Hề Hiểu Minh, nguyên Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao

Hề Hiểu Minh là người Thường Châu, Giang Tô, sau khi tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Cát Lâm năm 1982, ông ta được bổ nhiệm công tác trong Pháp viện Tối cao. Trong thời gian công tác, ông lấy bằng Thạc sĩ Luật và Tiến sĩ Luật tại Đại học Bắc Kinh. Ông ta đã liên tiếp giữ chức vụ thư ký viên, thẩm phán viên của Văn phòng nghiên cứu Pháp viện Tối cao, Phó chánh án Tòa thẩm phán kinh tế, Chánh án Tòa thẩm phán dân sự thứ hai, Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao, là đại pháp quan cấp hai. 

Hề Hiểu Minh là “con hổ đầu tiên” của hệ thống tư pháp bị ngã ngựa sau khi Tập Cận Bình phát động chiến dịch đả hổ chống tham nhũng, đồng thời là Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao thứ hai bị xét xử vì tội danh tham nhũng kể từ khi ĐCSTQ kiến chính.

Ngày 12/7/2015, Hề Hiểu Minh bị điều tra vì tình nghi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật. Vào ngày 29 tháng 9 cùng năm, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương phát bố thông báo khai trừ đảng tịch đối với Hề Hiểu Minh, trong đó mô tả 5 vấn đề “nghiêm trọng”, đó là: “vi phạm nghiêm trọng quy củ chính trị và kỷ luật chính trị”, “vi phạm nghiêm trọng quyết sách trị quốc”,”vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tổ chức”,” vi phạm nghiêm trọng các quy định về liêm khiết, tự giác”, “vi phạm nghiêm trọng tinh thần tám quy định của Trung ương”.

Ngày 16 tháng 2 năm 2017, Hề Hiểu Minh bị kết án tù chung thân, tước quyền lợi chính trị suốt đời và bị Pháp viện Trung cấp số 2 Thiên Tân tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân vì tội nhận hối lộ. Bản án nêu rõ từ năm 1996 đến năm 2015, Hề Hiểu Minh đã lợi dụng quyền lực của mình với tư cách là Phó chánh án Tòa Kinh tế của Pháp viện Tối cao, Chánh án Tòa xét xử Dân sự số hai, thành viên Ủy ban Tư pháp, Phó viện trưởng, lợi dụng quyền thế trục lợi cho đơn vị và cá nhân có quan hệ trong xử lý án kiện, cung cấp bang trợ cho các công ty trong niêm yết trên thị trường, thừa nhận thân thuộc và bản thân trực tiếp nhận tài vật từ những nhân viên liên quan với tổng trị giá 114 triệu nhân dân tệ.  

Các vấn đề của Hề Hiểu Minh được biểu hiện rõ ràng là sự cấu kết tương hỗ với các luật sư vi phạm pháp luật, môi giới tư pháp và các doanh nhân bất hợp pháp, nhận hối lộ cực lớn, can thiệp vào tư pháp, dẫn đến các phán quyết sai trái. Theo Caixin.com tiết lộ, Hề Hiểu Minh đã nhận hối lộ khổng lồ lên tới 114 triệu nhân dân tệ, trong đó Lý Hữu, cựu CEO của Tập đoàn Phương Chính, đứng đầu danh sách những người đưa hối lộ với 50 triệu nhân dân tệ, tiếp theo là Từ Vĩ, người kiểm soát thực tế của Tencent Holdings, với 39 triệu nhân dân tệ.

Năm 2011, Công ty TNHH cổ phần Tencent nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, Từ Vĩ đã nhờ con trai của Hề Hiểu Minh là Hề Gia Thành giúp đỡ, và hứa sẽ đưa cho anh ta 48 vạn cổ phiếu của Tencent. Vào tháng 6 năm 2011, Hề Hiểu Minh, khi biết rằng Hề Gia Thành đã nhận cổ phần của Công ty Tencent, đã sử dụng quyền lực của mình để giúp Công ty Tencent được niêm yết cổ phiếu. Vào tháng 5 năm 2015, Từ Vĩ đã cấp tặng cho Hề Gia Thành 39 triệu nhân dân tệ.

Hề Hiểu Minh ngã ngựa có liên quan đến một vụ tranh đoạt mỏ trị giá 10 tỷ đô la của thương gia than Sơn Tây Trương Tân Minh. Vào tháng 3 năm 2004, Trương Tân Minh đầu tư 18 triệu nhân dân tệ vào huyện Dương Thành, thành phố Tấn Thành, tỉnh Sơn Tây và có được 60% cổ phần trong mỏ than Kim Hải, và Công ty đầu tư Hâm Nghiệp Bắc Kinh nắm giữ 40%. Cuối năm 2007, do thiếu vốn, Trương Tân Minh chuyển nhượng toàn bộ 60% vốn cổ phần cho đối tác đầu tư Thấm Hòa. Sau khi giao dịch hoàn tất, giá thị trường của mỏ than Kim Hải đã tăng vọt lên 10 tỷ nhân dân tệ. Trong nửa đầu năm 2009, Trương Tân Minh hối hận, hy vọng sẽ hồi xuất lại số cổ quyền mà ông ta đã nhượng cho Thấm Hòa, nhưng bị từ chối.

Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 6 năm 2012, Công ty năng lượng Thấm Hòa chịu một loạt khởi tố từ Trương Tân Minh, yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng mỏ than Kim Hải đã ký vào năm đó và trả lại cổ phiếu, với lý do giá chuyển nhượng năm đó quá thấp. Vụ kiện đã đến tận Pháp viện Tối cao. Năm 2011, Pháp viện Tối cao đã ra phán quyết có lợi cho Trương Tân Minh.

Lý do chính dẫn đến chiến thắng của Trương Tân Minh là ông ta đã mua chuộc con trai của Hề Hiểu Minh, Hà Gia Thành, thông qua một người trung gian, cuối cùng, Hề Hiểu Minh vận dụng quyền lực Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao, đưa ra phán quyết có lợi cho Trương Tân Minh. Người trung gian này, còn được gọi là “môi giới tư pháp”, là Vương Dậu Sung, một luật sư từ Công ty Luật Khang Đạt Bắc Kinh. Vương Dậu Sung đã nhận 30 triệu nhân dân tệ từ Trương Tân Minh, trong đó 18 triệu nhân dân tệ được đưa cho Hề Gia Thành, con trai của Hề Hiểu Minh, 12 triệu nhân dân tệ còn lại thuộc về ông ta.

Vụ tranh đoạt mỏ hàng chục tỷ nhân dân tệ này đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong giới luật pháp học. Sau khi kết quả phán quyết được đưa ra, Lương Huệ Tinh, một nhà nghiên cứu tại Viện Luật thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết: “Nếu giá than không tăng, án lệ này sẽ không tồn tại. Vì giá than tăng, mới xảy ra án lệ này.” Phán quyết này đã lật đổ hơn một tá nguyên tắc và chế độ pháp luật.

Vậy thì, ai là người đã đề bạt Hề Hiểu Minh? Cũng chính thời Tăng Khánh Hồng là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách Ban Tổ chức Trung ương, Hề đã được đề bạt trọng dụng làm Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao.

Thẩm Đức Vịnh, Phó viện trưởng thường vụ Pháp viện Tối cao

Vào ngày 21 tháng 3 năm 2022, Thẩm Đức Vịnh bị điều tra vì tình nghi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Thẩm Đức Vịnh là đại pháp quan cấp 1 đầu tiên bị điều tra kể từ khi ĐCSTQ kiến chính, là quan chức cấp bộ trưởng đầu tiên bị điều tra vào năm 2022, và là người thứ ba trong số 19 Ủy viên Trung ương bị điều tra — Hai người đầu tiên bị điều tra lần lượt là Lưu Sĩ Dư và Phó Chính Hoa.

Theo Caixin.com, một số nguồn tin cho biết Thẩm Đức Vịnh bị bắt đi vào khoảng ngày 17/3/2022. Trước đó một hoặc hai tuần, ba thư ký của ông ta thời ông ta còn công tác ở Pháp viện Tối cao đã bị bắt đi để hiệp trợ điều tra, và một số thân thuộc của ông ta liên quan đến vụ án cũng bị bắt đi.

Ngay từ năm 2020, Caixin.com đã đưa tin rằng Tân Chí Hoành, thư ký của Thẩm Đức Vịnh, sau khi từ chức tại Pháp viện Tối cao, đã trở thành giám đốc một công ty luật ở Bắc Kinh. Các án kiện của Pháp viện Tối cao do công ty luật này đại diện có tiêu ngạch hơn 100 tỷ nhân dân tệ, một trong những án kiện đó liên quan đến tranh chấp cổ phần của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Tân Hoa, trong thời gian chỉnh đốn đội ngũ chính trị pháp luật toàn quốc, đã bị Tổ giám sát Trung ương chú ý. Người ta nói rằng đây là một trong những tác nhân phát án Thẩm Đức Vịnh.

Thẩm Đức Vinh quê ở Tu Thủy, tỉnh Giang Tây, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Chính trị và Luật Trung Quốc năm 1983, ông ta trước sau đã nhậm chức trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Giang Tây và Pháp viện Cấp cao của tỉnh.

Năm 1998, Thẩm Đức Vịnh được chuyển đến Pháp viện Tối cao, đảm nhiệm chức vụ Phó viện trưởng, Ủy viên Hội ủy viên Thẩm phán, là đại pháp quan cấp hai. Tăng Khánh Hồng là bang chủ của “Băng đảng Giang Tây” của ĐCSTQ. Hầu hết các quan chức cấp cao của tỉnh Giang Tây, hoặc những quan cao được điều động từ Giang Tây về Trung ương, đại bộ phận đều có quan hệ trực tiếp đến ông ta.

Năm 1998, khi Thẩm Đức Vịnh được điều chuyển từ Giang Tây về làm Phó viện trưởng Pháp viện Tối cao, Tăng Khánh Hồng đảm nhậm làm “Tổng quản đại nội” của Trung Nam Hải –  Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương. Đương thời, Trương Toàn Cảnh, trưởng ban tổ chức Trung ương, thậm chí còn chưa phải là Ủy viên Trung ương, nếu Tăng Khánh Hồng điểm danh điều Thẩm Đức Vịnh, Trương Toàn Cảnh e không dám không chấp hành.

Trong hơn hai thập kỷ, toàn bộ quyền lực chính pháp của ĐCSTQ nằm dưới sự kiểm soát của “Tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân” do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đứng đầu. Từ bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương đến Pháp viện Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Công an, v.v. hầu hết các lãnh đạo cấp một và cấp hai đều thuộc về nhân mã hệ phái Giang, Tăng.

Ba Phó viện trưởng của Pháp viện Tối cao là Hoàng Tùng Hữu, Hê Hiểu Minh và Thẩm Đức Vịnh đều thuộc về nhân mã phái Giang, Tăng.

Giang, Tăng dùng “tham hủ trị quốc”, và là tổng hậu đài của các phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng nhất ở cấp cao nhất của đảng, chính phủ và quân đội của ĐCSTQ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ba đại pháp quan mà họ đề bạt trọng dụng, cuối cùng đều bị hạ ngục.

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

Theo Epoch Times, Mộc Lan biên dịch