Đại chiến thế giới thứ III đang cận kề? Liệu dự ngôn Kremna từ thế kỷ XIX, từng tiên tri chuẩn xác về hai lần đại thế chiến, có thể lại dự đoán chính xác một lần nữa hay không? Chỉ một quốc gia là an toàn, đó là quốc gia nào?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Câu chuyện của chúng ta hôm nay đến từ Serbia, một đất nước nhỏ bé, khiêm tốn ở vùng Balkan thuộc Châu Âu. Nhắc đến Serbia, ai cũng biết nó hẳn là nơi bắt nguồn của Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Vào ngày 28/6/1914, một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc đã ám sát Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand và phu nhân của ông trên đường phố Sarajevo, thủ đô của Bosnia và Herzegovina. Một tháng sau, Áo-Hung chính thức tuyên chiến với Serbia, và Đại thế chiến lần thứ nhất theo đó mà bộc phát.

Nhưng điều mà mọi người không biết là, cũng chính nhờ Thế chiến I mà hai người nông dân đến từ Serbia đã trở thành những người nổi tiếng thế giới vì đã dự ngôn chính xác về cuộc chiến từ cách đó hàng chục năm. Không những vậy, họ còn dự ngôn chính xác về Thế chiến II, thậm chí còn đề cập đến Thế chiến III hiện đang khiến cả thế giới lo lắng. Đây chính là dự ngôn Kremna.

Thanh danh nổi lên

Kremna là một ngôi làng nhỏ ở Tây Nam Serbia. Có một gia tộc “nhà tiên tri” được mọi người trong làng tôn kính, là gia tộc Tarabic. Những người đàn ông trong gia tộc ít nhiều đều có năng lực dự ngôn tương lai. Người nổi tiếng nhất trong số họ là Milos Tarabich và Mitar Tarabich, là chú và cháu trai. Họ sống ở thế kỷ 19, và dự ngôn của họ đến từ những “dị tượng” mà hai người nhìn thấy.

Xem video tại đây

Người chú Milos đã qua đời rất sớm. Và năng lực tiên tri của người cháu trai Mitar đã tăng trưởng càng ngày càng mạnh theo tuổi tác. Đặc biệt là sau khi dự ngôn về sự kiện ly hôn của Quốc vương Milan I lúc bấy giờ, cậu đã trở nên nổi tiếng. Khi những thứ Mitar nhìn thấy ngày càng trở nên bất khả tư nghị, đặc biệt là những trường cảnh chiến tranh và đổ máu, Mitar cảm giác bản thân mình có khả năng không chỉ nhìn thấy những sự tình xung quanh mình, mà còn có thể nhìn thấy những địa phương rất xa và tương lai rất xa, có ý nghĩa rất rộng. Một loại ý thức về sứ mệnh vì thế mà sinh ra, cậu cảm thấy mình nên ghi chép lại những trường cảnh này, lưu lại chúng cho hậu nhân như một lời cảnh thị. Nhưng cậu không biết chữ cũng mù văn, cậu phải làm thế nào? Cha đỡ đầu của cậu, mục sư Zaharije Zaharich trong thôn, nói điều đó thật dễ xử lý, cha sẽ giúp cậu ghi chép lại. Bằng cách này, Zaharich đã giúp Mitar ghi lại 34 dự ngôn. Những dự ngôn này rất dễ hiểu, vô cùng trực ngôn, thậm chí có lúc cả những cái tên cũng được viết rất minh xác, nên rất dễ dàng tìm thấy các sự kiện đối ứng.

Ví dụ, vào năm 1903, Quốc vương Alexander và Vương hậu của Serbia đã bị chính vệ binh của họ ám sát. Cựu hoàng tử lưu vong Petar Karageorgevich được bầu làm tân quốc vương. Vậy thì, trong dự ngôn viết gì? “Sau vụ ám sát quốc vương và hoàng hậu, gia tộc Karageorgevich sẽ lên nắm quyền”. Có thể nói là phi thường chuẩn xác.

Thế chiến I và Thế chiến II

Dự ngôn về Thế chiến I, Mitar nói rằng đây là một “cuộc đại chiến mà toàn thế giới sẽ lâm vào trạng thái chiến tranh”, “rất nhiều máu sẽ đổ”.

Vậy còn Serbia thì sao? “Một đội quân mạnh hơn sẽ đến từ phía bắc, nghiền nát chúng ta. Vùng đất của chúng ta sẽ bị phá hủy. Phần lớn chúng ta sẽ chết vì đói và bệnh tật. Trong ba năm, Serbia sẽ sống trong bóng tối hoàn toàn. Trong thời gian đó, quân đội bị tổn thương của chúng ta sẽ ở nước ngoài. Họ sẽ lưu lại một nơi mà tứ bề được bao quanh bởi biển cả, được những người bạn đến từ hải ngoại cung dưỡng và chăm sóc.”

Sự thực lịch sử là Đức đã chiếm đóng Serbia vào năm 1915 cho đến khi kết thúc Thế chiến I vào năm 1918, tổng cộng là ba năm, và một lượng lớn người Serbia đã chết vì đói và bệnh tật. Quân đội và chính phủ Serbia bị đày đến đảo Corfu của Hy Lạp, một nơi được bao quanh bởi biển. Vì vậy, dự ngôn và các sự kiện xảy ra gần như hoàn toàn phù hợp.

Mitar thậm chí còn nói với cha đỡ đầu Zaharich rằng, ông sẽ không nhìn thấy kết thúc của chiến tranh, mà sẽ ly thế trong năm cuối cùng của cuộc chiến, và chiến tranh sẽ mang đi hai đứa cháu của ông, một trước và một sau khi ông qua đời. Zaharich không hề lẩn tránh, mà trung thực ghi lại đoạn đối thoại, và sự thực đã xác thực những gì Mitar nói.

Nếu những dự ngôn của Mitar về Thế chiến I tập trung vào vận mệnh của quê hương Serbia và những người xung quanh cậu, thì những dự ngôn của Mitar về Thế chiến II lại đứng ở góc độ rộng hơn, nhìn ra toàn bộ châu Âu. Hãy xem những gì cậu đã nói.

“Cả châu Âu đều tại nằm dưới sự thống trị  của phản Thập Tự Giá uốn cong.” Cái “phản Thập Tự Giá uốn cong” này được mô tả rất cụ thể, đó chẳng phải là biểu tượng của Đức Quốc Xã sao?

“Ban đầu, Nga sẽ không phát động chiến tranh, nhưng khi bị tấn công bởi quân đội tà ác, họ sẽ đánh trả. Có một vị cát vương màu đỏ trên ngai vàng của nước Nga.” Trước thế chiến II, Liên Xô, cũng là Nga trong dự ngôn, ban đầu bảo trì trung lập. Nhưng sau khi ba triệu quân Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, họ mới tiến hành phản kích. Và những nhà lãnh đạo của chính quyền đỏ (cộng sản) ở Liên Xô đương thời cũng được miêu tả phi thường chuẩn xác thành những “cát vương màu đỏ”.

Không chỉ vậy, dự ngôn nói: “Nga sẽ liên minh với các cường quốc trên biển, họ sẽ đốt cháy ‘phản thập tự giá uốn cong’ và giải phóng nhân dân châu Âu bị nô dịch.” “Các cường quốc trên biển” ở đây không nghi ngờ gì, chính là Anh và Mỹ.

Sau hai thế chiến liên tiếp, cả thế giới bị tàn phá nặng nề. Những người đang xây dựng lại quốc gia của họ từ đống tro tàn bắt đầu suy nghĩ, làm thế nào chúng ta có thể tránh miễn được chiến tranh? Hoặc, nếu chiến tranh không cách nào tránh khỏi, làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi những vết thương mà nó mang lại? Điều này, cũng khiến các loại dự ngôn, đặc biệt là dự ngôn Kremna đạt đến tỷ lệ chính xác 100% khi kết thúc Thế chiến II, bắt đầu thu hút nhiều chú ý. Vì sao? Vì ý nghĩa toàn bộ sự tồn tại của dự ngôn chính là để cảnh thị thế nhân trước thời điểm phát sinh đại sự. Nếu dự ngôn chỉ để mọi người đọc giải trí, rồi cười lớn, thì mọi người thà đi đọc tiểu thuyết còn hơn, chẳng phải vậy sao? Những người may mắn lý giải được dự ngôn, có thể lên kế hoạch trước mà tránh thảm họa. Vậy 70 năm đã qua, mọi người đối với dự ngôn Kremna đã giải đọc nó thế nào? 

Thời kỳ hoa bình

Sau Thế chiến II, thế giới bắt đầu hướng đến toàn cầu hóa, và “ngôi làng toàn cầu” cũng xuất hiện, dự ngôn của Mitar cũng tương ứng trình hiệu đủ loại cảnh tượng kỳ quái trong tương lai dưới giác độ toàn cầu.

Ví dụ, “Sau đại chiến kết thúc, thế giới sẽ nghênh đón hòa bình. Nhiều quốc gia mới sẽ xuất hiện … đen, trắng, đỏ, vàng. Một Pháp đình Quốc tế sẽ được hình thành, không cho phép các quốc gia chiến tranh với nhau.” Rất minh hiển, đây hẳn là Liên Hợp Quốc, nơi triệu khai các đại hội.

Trong thời đại “ngôi làng toàn cầu” phát triển cao tốc sau chiến tranh, thời thế biến thiên rất nhanh chóng. Điểm này cũng được Mitar ghi lại rằng: “Mọi người rời bỏ các vùng nông thôn để tìm việc ở các thành phố lớn.” “Ngày càng có nhiều phụ nữ cắt tóc ngắn và mặc quần dài. Trẻ em sinh ngoài giá thú trở thành bình thường.” Có thể thấy, phương thức sinh hoạt của con người ly khai truyền thống càng ngày càng xa.

Nhưng hòa bình sẽ được duy trì trong thời gian rất dài: “Một thế hệ sẽ sinh ra và chết đi trong hòa bình, và chiến tranh sẽ chỉ được lý giải thông qua sách vở, văn tự và tất cả các loại huyễn tượng kỳ quái.”, chính là nói, hòa bình sẽ tồn tại trong thời gian của ít nhất một thế hệ. Đã hơn bảy mươi năm trôi qua kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Vì vậy, lời dự ngôn này cũng được coi là ứng nghiệm. Trong số đó, “huyễn cảnh kỳ quái” được hiểu chung là phim ảnh.

Không chỉ phim ảnh, mà những dấu hiệu của văn hóa hiện đại cũng tựa hồ như đều được tìm thấy trong dự ngôn. Ví dụ, “những chiếc xe không có bò” là một mô tả rất đơn giản về hình ảnh của một chiếc ô tô hiện đại trong mắt người nông dân thời xưa, và “mọi người sẽ du hành trên bầu trời”, tức là ngồi máy bay. Vậy, năng lượng đến từ đâu? “Con người sẽ đào giếng sâu dưới lòng đất và đào ra vàng, thứ sẽ mang lại cho họ ánh sáng, tốc độ và năng lượng.” Vàng đề cập ở đây là dầu mỏ, còn được gọi là “vàng đen”. Tuy nhiên, “Địa Cầu sẽ rơi lệ bi thương” và sẽ “chịu đau khổ vì những vết thương hở miệng này”.

Không chỉ đào giếng mà con người cũng phát triển lên không gian. “Mọi người sẽ lái các máy khoan lên Mặt Trăng và các vì sao, họ sẽ tìm kiếm sự sống, nhưng họ sẽ không tìm thấy sinh mệnh tương tự như chúng ta, chúng hội tụ tại đó, nhưng họ sẽ không cách nào lý giải được chúng.” Đây rất rõ ràng là đang nói về việc con người hạ cánh trên Mặt Trăng. Còn về sinh mệnh mà chúng ta không thể tìm thấy, đó chẳng phải là những người ngoài hành tinh đang âm thầm dõi theo con người từ trong không gian sao?

Vậy còn điện thoại di động và Internet, những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta bây giờ? Tất nhiên là có đề cập. Trong dự ngôn nói về một chiếc hộp đặc biệt có chứa “một thiết bị nhỏ có hình ảnh”. Với sự trợ giúp của nó, “mọi người sẽ có thể nhìn thấy hết thảy mọi thứ đang diễn ra trên khắp thế giới”. Nhưng “mọi người càng biết nhiều, thì họ càng ít yêu thương và quan tâm lẫn nhau”. Mọi người “quan tâm đến thiết bị của họ hơn những người thân yêu của họ. Một con người sẽ tin tưởng thiết bị của mình hơn những người hàng xóm gần nhất”

Đây là một mô tả rất chính xác về sự phụ thuộc của con người vào điện thoại di động trong xã hội đương đại. Đồng thời, con người cũng từ từ bị thu nhỏ thành những cô đảo trong thế giới Internet. Mặc dù mọi thứ đang thay đổi một cách lặng lẽ, chúng ta không cảm thấy bất kỳ sự khác biệt nào, nhưng tai họa có thể vô tình ập đến.

Cuộc thế chiến tiếp theo

Thời đại Internet được gọi là gì? Là thời đại của dữ liệu lớn. “Các thuật toán” bắt đầu tác động đến nhận thức của mọi người. Trong dự ngôn nói rằng, những người nghĩ rằng họ biết rất nhiều “sẽ chiểu theo phương thức mà con số nói với họ để hành sự và sinh sống. Mà trong những người có học vấn thì thiện có ác có, những kẻ ác sẽ làm việc ác, đầu độc không khí, nước, đại dương, sông ngòi và đại địa, người ta sẽ đột nhiên chết vì các chủng loại bệnh tật”. Tuy nhiên, giống như nhiều dự ngôn, tại đây cũng đề xuất phương án giải quyết, chính là đả tọa thiền định. Những người thiện lương và thông minh “sẽ bắt đầu trong đả tọa thiền định mà tìm kiếm trí huệ, chứ không tìm kiếm trí huệ từ những con số”.

“Khi họ bắt đầu đả tọa thiện đình nhiều hơn, họ sẽ ngày càng tiếp cận đến trí huệ của Thần, nhưng do thời gian quá muộn, những kẻ ác đã bức hại toàn thể Địa Cầu, con người sẽ bắt đầu tử vong với số lượng lớn. Sau đó mọi người sẽ từ thành phố chạy trốn về nông thôn, tìm ngọn núi của ba Thập Tự Giá, nơi đó có thể thở và uống nước. Người thoát được có thể cứu được bản thân và gia đình, nhưng không bao lâu sau, lại sẽ xuất hiện nạn đói lớn.”

Và chiến tranh sẽ bắt đầu trong sự tức giận của người dân. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện một loại “đạn pháo kỳ quái” trong cuộc chiến tranh này, “khi chúng phát nổ, những quả đạn pháo này không giết chết tất cả sinh mệnh – con người, quân đội và gia súc. Thần chú sẽ đưa họ vào giấc ngủ, và trận chiến sẽ được thay thế bằng giấc ngủ, sau đó họ sẽ lại phục hồi lý trí.”

“chỉ có một quốc gia ở tận cùng thế giới, được bao bọc bởi biển, rộng lớn như châu Âu, sẽ an cư lạc nghiệp, không gặp bất cứ trở ngại nào”. “Những ai chạy trốn trong núi ba Thập Tự Giá sẽ tìm được nơi trú ẩn, và sẽ được cứu giúp để theo đuổi một cuộc sống phong phú, hạnh phúc và hòa ái, bởi vì sẽ không còn chiến tranh nữa.”

Dự ngôn liên quan đến chiến tranh và thảm họa này đến nay vẫn chưa thực sự được giải mã, đặc biệt là câu “Thần chú” đưa con người vào giấc ngủ, và quốc gia nơi có ba Thập Tự Giá là ở đâu. Một số người nói rằng, quốc gia hạnh phúc này hẳn là Úc, nơi có diện tích tương đương với châu Âu, được bao quanh bởi biển, và có ba Thập Tự Giá ẩn giấu trên lá cờ của họ. Đồ hình chữ mễ (米) hàm chứa hai Thập Tự, chòm sao Nam Thập Tự, (gồm 5 sao trắng – một sao nhỏ 5 cánh và 4 sao lớn 7 cánh), uẩn hàm một Thập Tự nữa. Vừa khớp là ba Thập Tự.

Tuy nhiên, những người quen thuộc với lịch sử Cơ đốc giáo nói rằng, có thể có một cách khác để giải đọc nó. Ba Thập Tự Giá có ý nghĩa phi thường trong Cơ đốc giáo. Khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên Thập Tự Giá, Ngài bị đóng đinh cùng hai tên trộm. Một tên trộm trước khi chết đã tin vào Chúa Giê-su, và được lên thiên đàng sau khi chết. Một tên trộm khác không nhận tội, đã đi xuống địa ngục sau khi chết. Vì vậy, đối với Mitar, một người có tín ngưỡng kiền thành, ba Thập Tự Giá có ý nghĩa là thuyết phục thế nhân hãy tin Thần. Vào giây phút cuối cùng của sinh mệnh, con người vẫn còn cơ hội được Thần cứu chuộc, và nếu bạn nắm bắt cơ hội này, bạn có thể được đắc cứu. Miền phúc địa chân chính nằm ở trong chính nhân tâm con người. Một người tin Thần, bất kể nhục thể họ không thể thoát khỏi tai họa, thì linh hồn của họ cũng sẽ đi đến một nơi tốt đẹp.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch