Nhân sinh tại thế vốn chẳng thập phần mãn nguyện, cho nên hạnh phúc được xem là điều khan hiếm. Nhưng bằng cách ‘bổ sung’ cho tinh thần của mình những năng lượng tích cực, để nó càng ngày càng phong phú thì con người ta vẫn có thể đạt được niềm vui thực sự…

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 30/10, nhân tiện nói về 4 đài truyền hình vệ tinh lớn của Trung Quốc bị chấn chỉnh, cộng với tin tức trước ngày 30/10 không có nhiều, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có nhận định về tình huống các chương trình giải trí ở Đại lục và mạn đàm một chút về nhân sinh như sau.

Vì sao chương trình giải trí không thể tiến xa ở Trung Quốc Đại lục?

Ngày 29/10, Tân Hoa Xã đưa tin rằng: 4 đài truyền hình vệ tinh của Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang và Hồ Nam bị Ban Tuyên giáo trung ương và Cục quản lý Nhà nước về Phát thanh – Điện ảnh – Truyền hình phê bình về những những chương trình của họ “mang tính giải trí quá mức”. Sau đó các cơ quan nhà nước này “kiên quyết chấn chỉnh” vấn đề ‘học tập và chạy theo các ngôi sao’, yêu cầu phải ‘hoạt động dựa trên các nguyên tắc chính trị, tuyên dương giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội’.

Công chúng Trung Quốc cũng phải thừa nhận với nhau một điều rằng, lượt xem của những video giải trí vượt trội hơn bình luận tin tức. Lượt xem trung bình của mỗi video của các kênh bình luận thời sự như ‘Văn Chiêu – Đàm cổ luận kim‘ là từ 300-500 nghìn lượt xem, kênh ‘Giang Phong thời khắc‘ tầm 300-400 nghìn lượt xem, còn kênh của Giáo sư Chương tầm 100 nghìn lượt xem. Nhưng ngược lại, các video giải trí ví như ‘Mr & Mrs Gao‘ thì lượt xem trung bình mỗi video là hơn 2 triệu lượt xem.

Giáo sư Chương kể rằng, chương trình tạp kỹ hấp dẫn nhất ở Đại lục trong thời gian gần đây là ‘Talk Show Conference’ của Lý Đản. Mặc dù hình thức của chương trình này đã trở nên phổ biến nhưng Giáo sư Chương cho rằng loại chương trình này khó thực hiện lâu dài, không phải bởi vì hình thức hay nội dung không ổn, mà nằm ở 2 điều kiện tất yếu sau: 

Điều kiện thứ nhất là trí tuệ. Người làm nội dung phải nghĩ ra một điểm rất có trí tuệ, có thể kể một chuyện rất hài hước làm cho mọi người cười và tạo được hiệu ứng cộng hưởng, đây phải là người rất thông minh mới có thể làm được. Điều kiện thứ hai chính là sự chân thành.

Tuy chương trình ‘Talk Show Conference’ rất hấp dẫn người xem, nhưng Giáo sư Chương nhìn nhận chương trình này không thể tiến xa ở Trung Quốc Đại lục bởi vì 2 nguyên nhân vô cùng quan trọng dưới đây. 

Thứ nhất chính là tiếng cười của mọi người không ngừng đề cao, khi họ làm mọi người cười lần đầu, thì lần sau câu chuyện cười này đã trở nên quen thuộc nên không đạt được hiệu quả giống lúc trước. Do đó người làm nội dung phải không ngừng không ngừng đề cao, không ngừng đột phá để đạt được góc độ ‘khéo’ hơn mà người khác không nghĩ ra được. Do đó một chương trình khoảng 5 phút nhưng phải do một nhóm người làm việc trong vài tuần hoặc vài tháng. Thứ hai, những nội dung này xem nhiều sẽ rất mau nhàm chán, không còn ý nghĩa.

Vậy thì đâu mới là niềm vui thật sự?

2 dạng thức về niềm vui của con người

Một nhà xã hội học người Mỹ đã chỉ ra quan điểm của ông rằng, có 2 dạng thức về nguồn gốc niềm vui con người là:

+ Loại ‘tiêu hao’

+ Loại ‘bổ sung’

Ông phát hiện rằng, những người càng ở dưới đáy xã hội, họ lại càng truy cầu loại niềm vui niềm vui ‘tiêu hao’. Những niềm vui ‘tiêu hao’ là những thứ như video ngắn, ma tuý, trò chơi điện tử v.v… Sau khi người ta đạt được niềm vui rẻ mạt một cách nhanh chóng, trên thực tế điều đó không đạt được bất cứ đề cao nào về cảnh giới tinh thần đối với con người. Nếu người ta càng xem, càng chìm đắm trong những thứ này, thì năng lực tư duy của họ sẽ càng ngày càng yếu, năng lực tập trung suy nghĩ vấn đề càng ngày càng kém. Đây là loại niềm vui ‘tiêu hao’.

Người có tầng thứ càng cao, họ lại truy cầu loại niềm vui ‘bổ sung’. Ví như đạt được thân thể khoẻ mạnh, tri thức… do đó những người này họ chăm tập thể dục, luyện khí công, đọc sách, suy nghĩ, tự giác kỷ luật, thiền định v.v. 

Loại niềm vui này khiến con người đạt được vui vẻ về mặt tinh thần thật sự, chứ không phải là cười haha một chút rồi thôi. Vậy nên loại niềm vui ‘bổ sung’ này mới là niềm vui lâu dài thực sự.

Trên thực tế, Giáo sư Chương không nói chương trình của Lý Đản không tốt, bởi vì xã hội có đầy rẫy khổ nạn, mọi người cười một chút thì không có gì là xấu, chỉ muốn nói rằng làm một con người thì nên biết niềm vui nào là chân chính. 

Là một người có am hiểu và nghiên cứu rất nhiều về lịch sử – văn hoá – triết học, Giáo sư Chương cho rằng, làm người sống ở đời vốn dĩ là rất khổ. Trong Phật giáo có một cách nói là: con người sinh ra đã là khổ, đời là bể khổ. Ví như sinh lão bệnh tử, biệt ly, muốn nhưng không được, thích ai đó đành chia tay v.v… khổ ải của con người rất nhiều. Do đó trong bể khổ ấy, niềm vui quả thực là điều khan hiếm. 

Trong ‘Đạo đức kinh’, Lão Tử từng giảng như thế này: “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi; ruổi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên Thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này [xa xỉ, đa dục] mà lựa cái kia [chất phác, vô dục]”.

Từ ‘Đạo đức kinh’ thấy thêm được một đạo lý chính là, vui vẻ quá mức cũng là trái Thiên đạo (đạo Trời). Khi Thần tạo ra con người, không cho chúng ta có được rất nhiều niềm vui trên thế giới, chính là vì trong thống khổ thế gian người ta mới rèn luyện được ý chí bản thân, sau đó có cơ hội đề thăng. Từ đó Giáo sư Chương thấy rằng, đây là nguyên nhân khiến loại niềm vui ‘tiêu hao’ không thể tiến xa, bởi vì nó khiến người ta vui vẻ quá mức, từ đó làm tê liệt việc truy cầu chân lý và cảnh giới cao hơn của con người.

Mạn Vũ