Vương quốc Phù Tang của “Sơn Hải Kinh” nguyên lai nằm ở đâu? Nhật Bản phát hiện ra kim tự tháp dưới đáy nước, hiển lộ bí ẩn về nền văn minh tiền sử Thái Bình Dương…

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Trong chuyên mục trước đây liên quan đến Bảo tàng Tam Tinh Đôi, chúng tôi đã từng giới thiệu qua về bốn tổ sơn mạch trong “Đông Sơn Kinh” của “Sơn Hải Kinh”. Tổng cộng có 46 ngọn núi đã được tìm thấy trên lục địa Bắc Mỹ phù hợp với mô tả về “Đông Sơn Kinh” trong “Sơn Hải Kinh”, với cự ly và phương vị sai lệch không bao nhiêu. Một số cư dân mạng không tin, sử dụng Google Maps để nghiệm chứng, kết quả phát hiện thực sự là như vậy.

Tuy nhiên, “Sơn Hải Kinh”, một cuốn kỳ thư thượng cổ, đã xuất hiện vào niên đại Đại Vũ trị thủy, rốt cuộc không ai biết nó cổ lão bao nhiêu. Có thể nào vào thời đại thượng cổ, tổ tiên, mà trong ấn tượng của chúng ta mới học được cách dệt vải mặc áo, đã nắm vững kỹ thuật hàng hải tiên tiến, vượt qua Thái Bình Dương mênh mông và đến thăm lục địa Bắc Mỹ? Điều này cũng quá khó tin, phải không?

Vậy nếu đại hải mênh mông này từng là một lục địa bao la, nối liền Châu Á ở phía Tây và Bắc Mỹ ở phía Đông, thì việc du hành liên châu lục sẽ không khó. Hôm nay chúng ta sẽ nói về những kho báu một thời ở Thái Bình Dương, một châu lục ngày nay đã bị chìm mất – Lục địa Mu.

Lục địa Mu trên Thái Bình Dương

Lục địa Mu nằm ở trung tâm Nam Thái Bình Dương, do ba khối lục địa tổ thành, ở giữa do eo biển hẹp phân khai, phía đông nam dài ước chừng 8 ngàn km, nam bắc rộng ước chừng 5 ngàn km, tổng diện tích ước khoảng 3500 vạn km vuông, gấp 3 lần diện tích Trung Quốc.

Có 64 triệu cư dân trên lục địa Mu, được phân thành 10 nhóm dân tộc khác nhau, chủ yếu là chủng người da trắng hoặc da màu ô liu, tóc đen và mềm. Ngoài ra, cũng có một số ít chủng tộc da vàng, nâu và đen. Tất cả các dân tộc đều sùng bái Thần Mặt Trời “Ra” và tin vào sự bất tử của linh hồn.

Khoảng 50.000 năm trước, một nền văn minh phát triển cao độ đã xuất hiện trên lục địa Mu. Một đế quốc khổng lồ xuất hiện, được gọi là “Đế quốc Mặt Trời”. Quốc vương do dân chúng bầu chọn, đồng thời cũng là lãnh tụ tôn giáo. Thần dân gọi ông là Ram (Ra Mu), ý nghĩa là đại biểu của Thần Mặt Trời trên lục địa Mu.

Những cư dân cổ đại này rất giỏi hàng hải, họ đi tàu chu du vòng quanh thế giới và thiết lập các thuộc địa ở rất nhiều nơi trên Trái Đất. Những đội tàu lớn đi lại giữa các thuộc địa, mang theo du khách và thương nhân. Những con tàu du lịch khổng lồ dạo chơi trên biển, mang theo những người đàn ông và phụ nữ ăn mặc trang nhã cùng nhau ca hát và nhảy múa. Đồng thời họ cũng rất tinh thông kiến ​​trúc, xây dựng nên những tự miếu và cung điện nguy nga bằng đá. Những ngôi đền đá ngoạn mục, những bức tượng điêu khắc và bia đá khổng lồ có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên vùng đất này.

Khoảng 25.000 năm trước, một trường thiên tai khủng khiếp đột nhiên ập đến. Động đất và núi lửa cùng nhau phun trào, nước biển cùng sóng thần ào vào khiến nhiều thành thị mỹ lệ bị biến thành đống đổ nát. Sau khi tai nạn qua đi, mọi người dần quên đi nỗi sợ hãi. Đâu đâu cũng oanh ca yến vũ, tiệc tùng nhảy múa, hết thảy lại hồi về quá khứ.

Một ngày bình thường cách đây 12.000 năm, tai nạn lại lần nữa ập đến. Lục địa giống như bị như sóng địa chấn lật tung, và những ngọn lửa bùng phát lên từ mặt đất, gầm rít xuyên thấu tầng mây, đan chéo với những tia chớp từ thiên không. Trong làn khói dày đặc mọi người la khóc thất thanh: “Mẹ ơi, cứu chúng con với!” Nhưng hồi đáp họ chỉ là sóng biển cuồn cuộn. Lục địa Mu, đế quốc từng vĩ đại một thời đã bị xé tan thành từng mảnh, và cùng với tất cả khoa học nghệ thuật, kiến ​​thức văn hóa đáng tự hào của nó, chìm xuống đáy biển.

Sau thảm họa, biển lớn nhanh chóng yên ả trở lại. Hàng nghìn hòn đảo nhỏ đã xuất hiện ở Nam Thái Bình Dương. Những người sống sót của Vương quốc Mu bắt đầu cuộc hành trình sinh tồn đầy khó khăn trên những hòn đảo nhỏ này.

Câu chuyện bi thương này được viết bởi tác giả người Anh James Churchward trong cuốn sách “The lost continent of Mu” (Bí ẩn Lục địa Mu đã mất). Tuy nhiên, James Churchward nói rằng những gì ông viết không phải là một câu chuyện, càng không phải là một tiểu thuyết, mà là lịch sử chân thật, bởi vì những điều này đều là do ông cùng một cao tăng Ấn Độ, từ những văn tự được khắc trên một số phiến đất sét cổ, giải mã ra. Ông đã mất 12 năm để giải mã nó, và hơn 40 năm để đi chu du khắp thế giới, tìm kiếm tàn tích của lục địa Mu. Cuối cùng vào năm 1926, ở tuổi 75, ông đã tập kết tất cả những phát hiện của mình thành một cuốn sách để xuất bản. Lục địa Mu và nền văn minh huy hoàng của nó từ đó đã được nhìn thấy ánh sáng ban ngày một lần nữa.

Các nhà địa chất hiện tại phổ biến tin rằng các bản khối đại lục hiện tại, bố cục năm lục địa bảy đại dương đã được hình thành cách đây hàng chục triệu năm. Gần như không thể có chuyện một khối lục địa lớn như vậy bị trầm xuống đáy biển, mà mới chỉ cách đây 10.000 năm. Vì vậy, họ gọi khám phá của James Churchward là “ngụy khoa học”. Tuy nhiên, trong 100 năm trở lại đây, càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lục địa đã thất lạc này có thể đã thực sự tồn tại.

“Người châu Âu” ở Thái Bình Dương

Hầu như tất cả cư dân của các đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương đều thuộc về cùng một dân tộc, dân tộc Nam Đảo (Austronesian), bao gồm thổ dân nguyên gốc Đài Loan, người Maori ở New Zealand, còn có người bản xứ ở đảo Hawaii. Điều khiến người ta ngạc nhiên là, tất cả họ đều trông hơi giống người Nam Âu với tóc đen, mắt đen, da ngăm và vóc dáng cao lớn, khác xa với nhân chủng Mông Cổ ở lục địa Đông Á với “mặt phẳng, mũi tẹt, gò má cao và mắt hí”. Đã có những bức ảnh được đăng trực tuyến về các thế hệ quốc vương Tonga (quốc gia ở châu Đại Dương), họ trông đều có nhiều những đặc trưng ngoại hình giống người Nam Âu.

Vậy dân tộc bí ẩn này đến từ đâu, và họ đã khai chi tản diệp, phân bố rộng rãi trên Thái Bình Dương như thế nào? Hiện tại giới học thuật phổ biến tiếp thụ quan điểm họ đều là từ Đài Loan di cư qua lại. Nghe càng có vẻ khiến người ta khó tin hơn. Vì Đài Loan và Hoa lục chỉ cách nhau có một vùng nước, bất cứ ai bơi giỏi đều có thể bơi qua. Mà Nhật Bản cách Hoa lục ở cự ly xa hơn cũng đều bị nhân chủng Mông Cổ chiếm lĩnh, thậm chí ngay cả những thổ dân da đỏ Bắc Mỹ ở phía đông đại hải cũng đều không khác chúng ta nhiều. Tại sao chỉ có độc Đài Loan và các quốc đảo trên biển này ở trung gian, mà thổ dân bản địa của họ lại có hình tượng của những người Nam Âu?

Do đó, một số học giả Đài Loan khai minh cho rằng, cư dân bản địa của các quốc đảo này, bao gồm cả thổ dân ở Đài Loan, có khả năng đều là tàn dân của lục địa Mu năm đó, cũng chính là hậu duệ của dân tộc da trắng ở lục địa Mu, những người đã sinh sôi trên những các quốc đảo sau đại thảm họa.

Một bằng chứng mạnh mẽ cho thuyết pháp này chính là những đồ án hay văn tự của Vương quốc Mu xuất hiện trong các bức tranh trang trí của cư dân các quốc đảo này. Phù hiệu dưới đây được James Churchward phát hiện trong một phiến đất sét. Ông giải thích rằng đây là huy chương của Hoàng thất Mu. Đồ án tương tự cũng xuất hiện trong những bức ảnh chụp công chúa Arawali của đảo quốc Thái Bình Dương vào cuối thế kỷ 19. Hãy chú ý nhìn vào chiếc quạt trong tay cô ấy.

Nan Madol của Pohnpei

Tuy nhiên, bằng chứng không chỉ dừng lại ở đó. Có một hòn đảo nhỏ ở phía tây Thái Bình Dương gọi là đảo Pohnpei, với nhân khẩu chỉ hơn 30 ngàn người. Tuy nhiên, ở bờ biển phía đông của hòn đảo có một cổ thành tráng lệ trên mặt nước mang tên Nan Madol. Nan Madol bao gồm gần 100 đảo nhân tạo tổ thành, trên mỗi đảo đều kiến tạo điện thờ Thần và nhà ở được xây dựng bằng đá huyền vũ cự đại, giữa các đảo được nối với nhau bằng các kênh đào.

Nan Madol luôn là một bí ẩn tồn tại trong thế giới khảo cổ học. Bởi vì trước hết, không có nguồn nước ngọt xung quanh thành, muốn dùng nước ngọt phải vận chuyển từ nội địa.  Từ cổ chí kim nhân loại đều chọn nơi có nguồn nước ngọt mà sống. Tại sao những người xây dựng thành ban đầu không xem xét tình huống không có nguồn nước?

Thứ hai, những kiến trúc cao nhất trong thành cao tới năm tầng, và nền móng nằm sâu dưới nước. Những khối đá được sử dụng có thể nặng tới 50 tấn mỗi khối. Mặc dù có một số mỏ đá trên đảo nhưng chúng đều không nằm gần đó. Vậy làm thế nào những tảng đá lớn này được vận chuyển trên mặt nước, mà trong tình huống không có thiết bị lặn, làm thế nào có thể xếp chúng thành nền móng dưới nước?

Tuy nhiêu, điều khó hiểu hơn nữa là, căn cứ theo giới thiệu trên mạng về Nan Madol, cứ cho là ngôi thành này đã dùng đến rất nhiều nhân công để xây dựng, cũng “có thể cần dùng đến thời gian hàng trăm năm”. Mà vào thời kỳ đỉnh thịnh, cư dân trong thành chỉ không quá 25 ngàn người. Trên đảo còn có đất không, làm sao những cư dân này phải nghĩ đến việc xây dựng thành trên mặt nước? Mà điều khiến người ta khó tin hơn nữa, là giữa những khối đá này không có chất kết dính như bê tông, mà chúng lại được kết hợp khít chặt với nhau. Điều này khiến quý vị nghĩ đến điều gì? Vâng, chính là kim tự tháp Ai Cập – bí ẩn trong những bí ẩn.

Còn có rất nhiều công trình kiến ​​trúc bí ẩn như Nan Madol ở Thái Bình Dương, rất nhiều vòm đá khổng lồ, cột đá và tượng đá tương tự như vậy. Nổi tiếng nhất trong số này là những bức tượng đá khổng lồ trên Đảo Phục Sinh. Làm thế nào mà những bức tượng đá cao hơn 10m nặng hơn 82 tấn này lại di chuyển từ mỏ đá ra xa vài km, và đâu là lý giải cho việc những bức tượng đá hoàn thành giữa chừng mà bị vứt bỏ?

Tuy nhiên, nếu quả những công trình kiến ​​trúc khổng lồ này là tàn tích của Lục địa Mu thì hết thảy mọi nghi ngờ sẽ được giải đáp. Có lẽ Nan Madol nguyên bản được xây dựng trên cạn, nhưng một phần của nó đã chìm dưới nước sau trận động đất. Và Đảo Phục Sinh có thể từng là công xưởng chế tác tượng ở lục địa Mu, và nó đã bị bỏ hoang sau thảm họa.

Kim tự tháp dưới nước

Những công trình kiến ​​trúc bằng đá khổng lồ này không chỉ tồn tại ở vô số quốc đảo Thái Bình Dương, mà còn nhiều hơn thế nữa nằm ẩn mình dưới làn nước xanh thẳm.

Năm 1986, một số kết cấu dưới đáy biển kỳ lạ giống với các kiến trục loại này đã được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi đảo Yonaguni ở miền nam Nhật Bản. Giáo sư Masaaki Kimura của Đại học Ryukyus tin rằng nó phải là tàn tích đã ngủ yên của lục địa Mu. Trong 20 năm sau đó, giáo sư Kimura đã lặn hơn 100 lần, sử dụng robot và thiết bị sonar dưới nước để nghiên cứu. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu được tổng hợp thành một luận văn, được xuất bản vào năm 2004.

Phát hiện quan trọng nhất trong số này là một tòa kim tự tháp dưới nước. Kim tự tháp có kết cấu bậc thang, giống như kim tự tháp của người Maya. Nó có chiều dài khoảng 270m, rộng 120m và cao 26m, điểm cao nhất chỉ cách mặt nước 1m. Những bậc thang bằng phẳng, những bức tường đá thẳng tắp, và cấu trúc bề mặt của những bức tường đều được cắt từ một khối đá sa thạch khổng lồ.

Ở phía tây kim tự tháp có một con đường rộng chừng 6 mét, thâm nhập vào nơi sâu nhất của địa hình sơn cốc. Có các góc gần như vuông góc. Mặt đường sạch sẽ, không có sỏi và vật trầm tích.

Ngoài ra còn có các công trình kiến ​​trúc như cống rãnh, tường đá, bậc tam cấp, vòm cuốn,… cùng các công cụ để cắt đá. Ông thậm chí còn phát hiện một con rùa đá có đôi mắt sống động như thật. Nhưng quan trọng hơn, ông đã tìm thấy một khối đá có hình dạng điều sắc, trên đó được khắc đầy các phù hiệu giống như văn tự. Mặc dù không thể giải mã các phù hiệu trong một thời gian, giáo sư Kimura kết luận rằng có thể tồn tại một cổ thành bị chìm trong vùng biển đó, tồn tại cách đây khoảng 10 ngàn năm, bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao trong thời đại hậu Băng hà.

Thật trùng hợp, vào tháng 5 năm nay, một nhóm các nhà nghiên cứu biển sâu người Mỹ cũng chụp được ảnh một con đường gạch màu vàng ở vùng biển gần Hawaii. Lục địa Mu đã ngủ từ lâu một lần nữa hồi quy trở lại trước mắt công chúng.

Vâng, đó là nó cho câu chuyện hôm nay. Có người nói rằng đất nước Phù Tang, quê hương của Mặt Trời trong “Sơn Hải Kinh”, rất có thể là lục địa Mu năm đó. Mười Mặt Trời là mười dân tộc tôn thờ Thần Mặt Trời, và quạ vàng ba chân mang Mặt Trời là ba châu lục đương thời. Về sau, nền văn minh của Vương quốc Mu không biết tại sao lại bắt đầu bất tuân thủ Thiên quy, áp bức người dân các quốc gia khác, Thượng Thiên giáng tội, vì thế lục địa của họ biến mất, những đứa con của Mặt Trời lưu tán, chỉ dư lại một nhóm nhỏ mang nền văn minh của họ tiến nhập vào thời kỳ tiếp theo của nhân loại. Cách lý giải này có thể hơi dị tưởng, nhưng nếu chúng ta coi “Sơn Hải Kinh” như một mảnh ký ức của một nền văn minh tiền sử, có lẽ nhiều “giả thuyết kỳ lạ” này sẽ dần có đáp án.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch