Mỗi chúng ta ai cũng đều có cha mẹ, và một ngày khi họ già đi, nỗi mặc cảm tuổi xế chiều tới: mặc cảm về bệnh tật, cô đơn, thuốc thang, bệnh viện, mặc cảm về việc trở thành gánh nặng cho con cháu, cho xã hội… Bởi vậy các cụ thường hay than thân trách phận và cảm thấy cô đơn, buồn tủi… Chúng ta, phận làm con, làm thế nào để giúp đỡ các bậc sinh thành?

Câu chuyện xúc động của cô giáo về hưu Phan Thị Thanh Mai sau đây có thể sẽ rất hữu ích cho chúng ta…

Tôi sinh ra ở một làng quê bên dòng sông La, nước bốn mùa xanh yên ả. Nước sông La nấu chè xanh ngon và thơm tuyệt hảo, làm bún cũng ngon, khác hẳn bún vùng khác. Con gái quê tôi trắng trẻo và duyên dáng. Đó cũng là một vùng quê góp cho đất nước lắm nhân tài. Nhưng tôi không định viết những dòng này để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương nơi tôi luôn gửi bao niềm thương nỗi nhớ mà tôi muốn nói về chuyện khác, một chuyện đã làm thay đổi cuộc đời tôi.

Cô gái sông La tuổi đôi mươi thuở nào...
Cô gái sông La tuổi đôi mươi thuở nào…

Cuộc đời tôi đã thay đổi, không phải bắt đầu từ cái ngày tôi rời quê ra thành phố mà là vào một ngày rất đặc biệt. Đó là khi, tôi đã hoàn thành xong trách nhiệm, dựng vợ gả chồng cho con. Các cháu nội ngoại lần lượt ra đời. Tôi vừa xây xong một căn nhà, có vườn trồng rau, có sân cho con trẻ chơi đùa… cuộc sống đã ổn. Có thể bạn nghĩ rằng hạnh phúc đã viên mãn nơi tôi.

Nhưng kì thực tôi thấy ngao ngán vô cùng khi nghĩ đến các loại bệnh tật mà tôi đang phải chịu đựng: bệnh tiểu đường, bệnh tim, thoái hóa 4 đốt sống lưng và 2 đốt sống cổ; thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa. Đặc biệt, hai khớp gối của tôi thì bác sĩ bảo nát vụn ra rồi, nhiều lần tôi phải chích trực tiếp vào khớp gối mới đi lại được. Riêng bệnh viêm đa xoang quái ác thì không thể nói hết.Mỗi khi thời tiết thay đổi, tôi đau đầu dữ dội và phải dùng thuốc giảm đau ngay. Cả nhà gọi tôi là cái máy dự báo thời tiết.

Tôi cũng chẳng hiểu sao tự nhiên lại mắc bệnh ngáp. Cũng may mà khi tôi mắc bệnh này, tôi đã là một cô giáo nghỉ hưu, nếu không nó sẽ mang lại cho tôi nhiều phiền toái. Bởi những cơn ngáp này cứ kéo dài liên tục, tôi ngáp sái cả quai hàm, chảy cả nước mắt. Có một căn bệnh không tên nữa là: mỗi sáng mai tỉnh dậy mà mở cửa phòng là tôi bị ói mửa. Đấy là chưa kể cái giai đoạn tôi bị liệt tay. Năm nào cũng phải đi châm cứu, tay phải lành thì tay trái liệt. Hai tay của tôi cứ thay nhau như vậy.

Tôi đã đi hết các bệnh viện đông y và tây y trong thành phố, nào là bác sĩ tư, bệnh viện y học dân tộc, các thầy lang từ Bắc chí Nam….Tôi đã dùng nhiều loại thuốc tây, nội ngoại, thuốc bắc, thuốc nam, thuốc lá, cho đến cao hổ cốt, cao trăn thì phải tính bằng kg chứ không thể tính bằng lượng. Rồi sâm ngọc linh, nấm linh chi … ai chỉ loại gì tôi cũng uống, đến nỗi cân nặng lên tới 70 kg. Nhưng tất cả đều vô hiệu.

Tôi sống trong vô vọng, canh cánh lo sợ vì giờ đây, chỉ còn những ngày dài bệnh tật; có tiền cũng chẳng thể hưởng thụ, nhớ quê cũng không dễ về thăm. Như nhiều người nghỉ hưu khác, chồng tôi vẫn chăm chỉ và nhiều dự định. Nhưng huyết áp cao và bệnh tim đã mở sẵn một con đường cho chúng tôi: sống chung với thuốc và tour du lịch đến bệnh viện đã trở thành tour quen thuộc nhất.

Nhưng bất ngờ, Hạnh phúc đến!

Tôi đã tìm được niềm hạnh phúc thực sự
Cô Phan Thị Thanh Mai ở tuổi 50

Tôi bất ngờ biết đến một môn khí công đúng lúc tôi trong tâm trạng tuyệt vọng và bệnh tình đã trầm trọng: chân tôi quỵ xuống, không thể đi được khiến chồng và con tôi phải lặn lội đi mua xe lăn. Nhưng vì hết hàng, họ đành mua tạm cho tôi một cái gậy bằng inox.

Đang lúc chán nản và mệt mỏi thì cả nhà đứa cháu tôi đến chơi. Họ nói với tôi về môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Kì lạ thay, vợ chồng tôi tiếp nhận ngay như thể là một cái duyên lành. Chúng tôi đã học Pháp, luyện các bài công pháp cùng nhau. Lúc đầu, khi chồng tôi luyện công, do chưa đứng được nên tôi cứ ngồi bên cạnh tập theo bằng cách giơ tay lên xuống. Chồng tôi bảo: tập thế không đúng, nhưng lúc đó, tôi không nghĩ đến bệnh tật của mình mà chỉ vô tư tập theo. Và thật là kì diệu! Tôi đã có những giây phút hạnh phúc khi bước đầu cảm nhận được một luồng khí nóng chảy xuống người mình và sau đó là những thay đổi tích cực trên thân thể mình.

Sự an bình của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thể hiện ra từ nội tâm đến nét mặt...
Sự an bình của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thể hiện ra từ nội tâm …

Thế là đôi vợ chồng già dắt díu nhau đi học Pháp, luyện công, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, thay cho việc phải vào viện chăm nhau, chen chúc chờ lấy số khám bệnh như mọi khi. Các triệu chứng bệnh tật sau đó cứ lần lượt ra đi từ lúc nào không rõ, cứ như thể chúng chưa từng bao giờ xuất hiện trong tôi. Tôi đi lại nhẹ nhàng, thoải mái chứ không còn lê lết như trước. Ai gặp lại cũng khen tôi rất khác trước, nhìn thoải mái, thanh thoát và nhanh nhẹn.

Khi đi học Pháp chung với mọi người, tôi có thể đi bộ lên tầng 5 rất bình thường. Nhà tôi ở vị trí rất trống trải, gió nhiều. Mấy năm qua, tôi dậy sớm luyện công, mở tung cửa sổ mà vẫn không sao. Thuốc thang các loại trong tủ thuốc, kể cả mấy lạng cao quý giá ngày xưa các con cháu mua về, tôi đã cho hết vì không còn cần dùng đến nữa. Tôi không còn bị những cơn đau bệnh tật hành hạ như trước; nỗi lo tiền đồ sau khi về già, nỗi sợ con cái bỏ rơi (vì đời sống hiện đại) cũng bị xua tan.

Còn một điểm đáng lẽ tôi phải kể ngay từ đầu, đó là tâm tính tôi đã thay đổi. Là một giáo viên nhưng tính tôi khá thẳng thắn. Nhưng giờ đây tôi đã Nhẫn được rất nhiều. Dường như tôi đã trở thành con người mới, một người khác tôi khi trước với tinh thần và thân thể an nhiên, tự tại và thanh thản. Tôi đã giải quyết nhiều chuyện mâu thuẫn, biến chúng thành chuyện vui để từng bước rèn luyện, tu sửa tâm tính của mình. Tôi cũng luôn cố gắng hành xử theo tiêu chuẩn CHÂN THIỆN NHẪN mà tôi đắc được từ Đại Pháp.

Những bó hoa tươi thắm của cô giáo Mai nhân ngày nhà giáo Việt Nam
Những bó hoa tươi thắm của cô giáo Mai nhân ngày nhà giáo Việt Nam

Tôi cũng đã hiểu được nội hàm của từ “phổ độ chúng sinh” mà Phật Gia giảng khi tự mình chấm dứt cảnh già nua bệnh tật, cô đơn, chấm dứt cảnh lo âu phiền muộn chán chường.Tôi hạnh phúc vì thân tâm đều an lạc. Tôi đã hiểu, thân bệnh không đáng sợ bằng tâm bệnh, bất cứ trẻ hay già đều như thế!

Bây giờ, có việc giỗ chạp hoặc việc họ mạc, họp mặt bạn bè là vợ chồng tôi lại vi vu đưa nhau về thăm lại quê, về với dòng sông La thân thương.

Tôi không còn mê tín dị đoan

Trước khi biết đến Đại Pháp, hàng năm, tôi đi chùa lễ bái, xem bói rồi mời thầy cúng. Việc đổi tiền thật, lấy tiền vàng mã để đốt diễn ra thường xuyên từ nhiều năm trước, có khi việc đốt mã tính ra tiền thật là đốt đi cả mấy triệu đồng. Chao ôi, “cái sự” tin mà không ngộ, không hiểu nó làm khổ người ta. Đi chùa để xin, mâm cao cỗ đầy là để mong bề trên chứng giám, để xin lộc Thánh, mà không hiểu được nguyên lí của vũ trụ là: có đức là có tiền, công danh sự nghiệp cũng từ đức mà có.

Đức tích từ nhiều kiếp. Mà muốn có đức thì phải thực hành Chân Thiện Nhẫn. Bây giờ tôi đã có tiêu chuẩn cụ thể để hành xử. Tôi an nhiên tự tại, thanh thản trong tâm hồn; không dựa vào chuyện xin cho, vì biết Trời Phật không cho ta chỉ vì ta lễ bái cầu xin; ta phải tự tu nhân, tích đức.

Tôi không thể kể hết niềm hạnh phúc có được từ khi tu luyện Đại Pháp bởi niềm hạnh phúc đó dường như là bất tận. Chỉ có mấy năm thôi mà cuộc đời tôi đã thay đổi không ngờ. Vợ chồng tôi còn hạnh phúc hơn khi chứng kiến bạn bè, người thân bước chân vào tu luyện Đại Pháp. Tất cả chúng tôi đã trẻ lại, yêu đời, không trở thành gánh nặng cho cháu con, xã hội. Có niềm vui nào hơn thế không? Có thuốc nào để người già hết cô đơn, hết than thân trách phận? Với con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi đã không còn cảm thấy sống thừa trên cuộc đời này.

gia đình ông bà vui vẻ

Chúng tôi đã trẻ lại, yêu đời, không trở thành gánh nặng cho cháu con, xã hội, không còn cảm thấy sống thừa trên cuộc đời này. Có niềm vui nào hơn thế không?

Phan Thị Thanh Mai

Cô Phan Thị Thanh Mai đã cung cấp cho Đại Kỷ Nguyên số điện thoại để các quý độc giả quan tâm có thể trực tiếp nghe cô chia sẻ câu chuyện của mình: 0902366866