Một vị tướng người Đức đã nói: “Tôi ngưỡng mộ người Trung Quốc, nhưng là ngưỡng mộ người Trung Quốc cổ đại!” Sau khi nghe điều này, người Trung Quốc ngày nay nói rằng đúng là không còn chỗ mà giấu mặt đi.

Có người nói rằng, từ một số phương diện có thể thấy, Trung Hoa đã từng là một quốc gia vượt trội. Những kiến thức uyên thâm của “Bách gia chư tử” nhà Tần, thơ ca của nhà Đường và nhà Tống, những phát minh lớn và các công nghệ hàng đầu về hóa học, toán học, thiên văn học, luyện thép, lụa, sứ và các công nghệ thực tế khác, cùng với những khái niệm trí tuệ về sự khoan dung, nhường nhịn, hòa bình, lương thiện và đạo đức cơ bản làm người được đã phổ cập khắp thế giới và còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.

Tuy nhiên, một số người nói rằng những thành tựu và lợi thế nêu trên đều thuộc về quá khứ. Người Trung Quốc bây giờ có cái gì đáng để tự hào đây? Chính họ cuối cùng đã phải trăn trở tìm hiểu lý do, trong một bài viết trên “Phát thanh Hy vọng”, tác giả Trần Văn Vận đã giải thích thế này:

Chúng ta có thể đưa ra lý do trên nhiều phương diện, chẳng hạn như phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật, nền tảng giáo dục… Nhưng khi chúng ta phân tích nguyên nhân của những hiện tượng xấu xí, độc ác trong xã hội Trung Quốc ngày nay, trên thực tế, hầu như đã bỏ qua nguyên nhân quan trọng nhất, đó chính là con người mất đi sự khiêm cung. Kính nể là lý tưởng tâm hồn cơ bản nhất, cũng là một phẩm chất tuyệt vời không thể thiếu của mỗi dân tộc. Con người càng trưởng thành và càng tự trau dồi, ý thức về sự kính nể và khiêm nhường càng phải mạnh mẽ hơn.

Không có tín ngưỡng thì sẽ không có sự kính nể. Thời đại bây giờ, niềm tin đã phai nhạt, chúng ta đột nhiên rơi vào vào một thế giới trống rỗng. Ở rất nhiều quốc gia, dù là người giàu hay người nghèo, đại đa số người dân đều có tín ngưỡng, mặc dù đó là những tín ngưỡng không giống nhau. Ngay cả ở Nga sau khi chính quyền Liên Xô (vốn công nhận học thuyết vô Thần) tan rã, hơn 80% người dân đến nhà thờ, nhưng chúng ta (ý chỉ người Trung Quốc) thì sao?

Không có tín ngưỡng, đồng thời cũng chính là không có bất cứ thứ gì để kiềm chế tâm trí. Kết quả là, ham muốn vật chất tuôn trào và hầu hết mọi người bắt đầu theo đuổi lợi ích vật chất một cách điên cuồng, vô đạo đức. Bản năng động vật ngày càng trở nên rõ ràng, hư hỏng, biến chất, sa đọa trở thành xu hướng. Khiêm tốn, nhân hậu, khoan dung, đạm bạc, giúp đỡ người khác, tôn trọng người già, yêu trẻ con… những đức tính đã từng là giá trị phố quát được con người ủng hộ ngày càng ít đi, khiến con người ngày càng trở nên lãnh đạm và thực dụng.

Tại sao trong thời đại trước người ta không cần đóng cửa vào ban đêm, không cần phòng tránh trộm cắp, không cần những hàng rào sắt để tự giam mình? Bởi vì không có nhiều cạm bẫy và suy thoái đạo đức… Bởi vì trong thời đại đó người ta biết rằng trên đời tồn tại cái gọi là trời đất không dung.

Ảnh: Sohu.

Đặc trưng của nền văn minh hiện đại là chúng ta đã cố định rất nhiều quy tắc, dùng quyền lực công cộng để làm quy phạm cho những hành vi của con người. Hình thức này được gọi là luật pháp, và lạm dụng quyền lực công cộng đã thay đổi việc sợ cái xấu thành sợ đi tù. Người ta sẽ vẫn nghĩ đến việc xấu, khao khát phá bỏ luật lệ, lén lút, luồn lách để làm điều xấu cốt không bị trừng phạt bởi pháp luật là được, nhưng cái tâm sẽ vẫn là nghĩ đến lợi ích của mình mà sẵn sàng gây hại cho người khác và cộng đồng.

Có thể nói, trong thời đại bây giờ của chúng ta, đừng nói đến kính nể, mà thứ có thể khiến con người sợ hãi cũng chẳng còn nhiều. Một người không có sự kính nể lẫn sợ hãi thì việc xấu gì cũng dám làm, khi cả dân tộc không có sự kính nể thì còn đáng sợ đến thế nào?

Tín ngưỡng của một người, một dân tộc hoặc một quốc gia là trụ cột tinh thần hỗ trợ người đó, dân tộc đó và quốc gia đó. Nếu một người không có tín ngưỡng , hoặc chỉ tin vào cuộc sống vật chất và tiền bạc thì sẽ không tin vào sự tồn tại của nhân quả. Điều gì đáng sợ hơn một con người không biết sợ nhân quả? Anh ta sẽ không có bất cứ sự kính nể nào, cũng không có bất cứ sự sợ hãi nào. Khi lợi ích gặp nguy hiểm, họ sẽ từ bỏ đạo đức và lương tâm. Đối với người này mà nói đạo đức sẽ chỉ là công cụ để họ che đậy. Về bản chất, họ vô cùng coi thường luật pháp, coi thường cả Thiên pháp, làm bất cứ điều gì họ muốn và không điều ác nào không dám làm. Thậm chí, họ còn mất đi những giá trị cơ bản nhất của đạo đức con người. Thế thì người ta có khác chi muông thú đây?

Đạo đức đã trở thành một chiếc áo khoác lỗi thời, khi muốn thì khoác lên mình, khi không muốn thì cởi nó ra và không bao giờ quan tâm đến nó nữa. Đạo đức sẽ không tồn tại lâu dài với họ và sẽ không trở thành sự phòng thủ vĩnh cửu của họ. Một khi lợi ích của họ bị mâu thuẫn, họ sẽ từ bỏ đạo đức, vì họ không tin vào sự tồn tại của các quy luật siêu nhiên hơn đang chi phối và giúp duy trì đạo đức nhân loại.

Chúng ta nên có sự kính nể, đầu tiên là kính nể tự nhiên. Thời đại trước đây, non xanh nước biếc, đó là những báo đáp của thiên nhiên dành cho con người. Chúng ta nên kính nể sinh mệnh, mỗi loài vật đều đến với thế giới này không hề dễ dàng. Chúng ta nên hiểu rằng, khi con người phá hủy cuộc sống của những sinh mệnh khác, chúng ta cũng đang hủy hoại cuộc sống của chính mình! Khi chúng ta kính nể các sinh mệnh, ta sẽ không thể vin vào cái cớ vì sự sống còn của mình mà tước đoạt mạng đi cuộc sống của những sinh mệnh khác. Chỉ bằng sự kính nể sinh mệnh, chúng ta mới có thể thực sự bảo vệ môi trường sống của chính mình và thực sự xây dựng một xã hội hài hòa. Chỉ với sự kính nể, mới có thể có một xã hội trật tự, và chỉ khi sống trong một xã hội có trật tự mới có thể có sự bình yên cho gia đình và mỗi cá nhân. 

Con người không có kính nể thì không có liêm sỉ, những điều như biết hàm ơn, các khái niệm Thiên Địa quỷ thần, sinh mệnh, cha mẹ, thầy cô giáo, đạo đức, pháp luật… tất cả không còn được nói đến nữa. Người ta coi bản thân mình mới là bậc nhất trong thiên hạ, chuyện gì cũng có thể làm ra. Con người dám phá hủy cả thiên nhiên, thậm chí dám đục thủng cả bầu trời. Vì vậy có thể nói, khi không có sự kính nể, con người đang bước tới con đường tự hủy diệt.

Ngọc Linh
Theo Soundofhope

Cổ nhân thường nói “tích đức, thất đức” – Đức ấy là gì?

videoinfo__video3.dkn.tv||3e7c4ea50__