Tháng này bắt đầu giai đoạn thứ 4 cho trẻ sơ sinh ăn uống. Bây giờ bạn có thể cho bé ăn miếng nhỏ, ngay cả khi bé chỉ có từ 2 – 6 răng. Dưới đây là gợi ý của các bác sĩ nhi khoa Sylvie Hubinois và Alain Bocquet đến từ Afpa.

Xem thêm: Chế độ ăn cho trẻ

1. Giới thiệu thực phẩm

  • Các loại bột (gạo, khoai tây, sắn dây…)
  • Gạo, cháo
  • Khoai lang
  • Rau khô hỗn hợp
  • Các loại thảo mộc thơm

2. Bốn bữa ăn của bé

Tăng lượng thức ăn cho trẻ ở tháng thứ 9. (Ảnh: dailyinfo.vn)
  • Bữa sáng: Một chai lớn sữa công thức giai đoạn 2 (240 ml).
  • Bữa ăn trưa: 200 – 250 g rau hấp, không thêm muối. Thêm 1 muỗng cà phê dầu thực vật (tốt nhất là dầu hạt cải hoặc quả óc chó), một miếng bơ hoặc các loại đậu nghiền (đậu lăng, đậu xanh, v.v), 10g thịt hoặc cá. Bạn cũng có thể lựa chọn 1/4 quả trứng hoặc hải sản nghiền. Kết thúc bữa ăn với khoảng 20g phô mai (phó mát mềm hoặc loại phô mai dành cho trẻ) và tráng miệng bằng trái cây tươi nghiền. Đừng ngần ngại thay rau mỗi ngày sau 9 tháng. Nếu em bé từ chối thức ăn, hãy cho bé thử lại hai ngày sau đó. Mất trung bình 10 ngày sau lần từ chối đầu tiên để một đứa trẻ chấp nhận hương vị mới.
  • Bữa ăn xế: Sữa em bé + bánh quy + trái cây nghiền. Bây giờ bạn có thể cho con của mình bánh ngọt có chứa các loại hạt được nghiền mịn (các loại hạt, quả phỉ, hạnh nhân…).
  • Bữa ăn tối: Rau nghiền (từ 100 – 200 g tùy thuộc vào sự thèm ăn của con bạn) với có thể là một chút phô mai nạo + một chai sữa 150 – 240 ml với ngũ cốc giai đoạn 2. Cho bé tráng miệng bằng trái cây nghiền.

Cho bé uống nước giữa các lần uống sữa và giữa các bữa ăn. Nếu bạn vẫn đang cho con bú, hãy thay thế các bình sữa bằng các lần bú. Bạn cũng có thể cho con bú trước hoặc sau bữa ăn. Phụ huynh nên nhớ rằng đây chỉ là mức trung bình. Một số trẻ sẽ ăn ít hơn và nhiều hơn nữa.

3. Bắt đầu ăn các hỗn hợp

Nếu những tháng trước đây, bạn cho bé thử các loại rau khác nhau một cách riêng biệt, để con bạn khám phá ra từng hương vị, thì từ 9 tháng, bạn có thể bắt đầu làm hỗn hợp nhỏ. Đừng ngần ngại thêm các loại rau thơm (thì là, rau mùi tây, hương thảo) trong món chính và các loại gia vị như vani hoặc quế trong các món tráng miệng. Vậy là bạn đang cho bé thử thưởng thức những thực phẩm đầy màu sắc nhất có thể, để phát triển sở thích ăn uống của bé. Nhân tiện, hãy đọc tên thức ăn vào bữa ăn. Một cách để con bạn học tên thức ăn và thưởng thức chúng nhiều hơn!

4. Những sai lầm cần tránh

Đừng cho trẻ ăn cá nhiều hơn 2 lần/tuần. (Ảnh: megatest.vn)
  • Đừng cho cá nhiều hơn hai lần một tuần.
  • Thay thế giữa cá nạc một ngày (cá tuyết, cá bơn) và cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu) vào ngày tiếp theo.

5. Bổ sung vitamin D

Em bé của bạn nên tiếp tục được bổ sung vitamin D. Những giọt vitamin D hàng ngày này thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương bé phát triển tốt hơn.

6. Bé bắt đầu ăn miếng

Từ 8 – 9 tháng, bạn có thể cho bé ăn những miếng nhỏ. Chỉ chú ý cho bé tập ăn thức ăn cắt miếng nhỏ trong một cái đĩa riêng, đừng trộn chúng với rau củ hoặc trái cây nghiền, sẽ gây khó ăn cho bé và cũng rất dễ bị hóc thức ăn.

Lưu ý: “Trẻ em có thể cầm từng miếng thức ăn bằng ngón tay của mình mà không cần muỗng! Trẻ biết những gì trong miệng của mình và sẵn sàng nhai bằng nướu răng. Ba mẹ có thể lựa chọn cho đào, chuối hoặc rau cắt miếng nấu chín.Tránh táo hoặc cà rốt tươi vì rất khó cho bé ăn ở tuổi này”, Alain Bocquet nói.

Theo Doctissimo Bebes
Hồng Phúc biên dịch