Bệnh tật không bỏ qua bất kỳ ai, không phân biệt kẻ giàu sang hay quyền bính đến đâu. Y học hiện đại có nhiều máy móc tiên tiến hỗ trợ nhưng thực tế vẫn bó tay trước nhiều bệnh bệnh nan y, bệnh mãn tính. Khi bác sĩ Tây y lắc đầu, nhiều người đã may mắn tìm thấy lối thoát từ Đông y…

Y học phương Đông nổi tiếng nhất vẫn là từ mảnh đất Trung Hoa huyền bí xưa, nơi hội tụ của những bậc danh y cổ truyền giỏi nhất thế giới như Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước… Với chiều sâu nghiên cứu, bề dày lịch sử hàng nghìn năm, những tinh hoa dưỡng sinh của họ vẫn liên tục lan tỏa rộng khắp thế giới. Không có mục đích là phải đạt được các cơ bắp cuồn cuộn hay bụng 6 múi, mà các pháp dưỡng sinh này chú trọng giúp con người sống lâu, sống khỏe, nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Sức khỏe là thứ quý nhất, nhưng lại bị chúng ta coi nhẹ nhất (Ảnh minh hoạ: Internet)

Người xưa chú trọng cách dưỡng sinh chủ động, tức là chăm sóc sức khỏe một cách nghiêm túc khi cơ thể vẫn đang khỏe mạnh. Vừa không tốn tiền, lại có thể tự thực hiện theo nhu cầu của bản thân, cũng chính là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Họ cũng giảng, dưỡng sinh không bằng dưỡng tính, chú trọng cải biến tâm tính theo hướng tích cực mới là mấu chốt. Bệnh tự tâm sinh mà! Thất tình còn làm rối loạn Tạng – Phủ: Vui quá là tổn thương Phách va hại Phế; Bi ai quá làm tổn thương Hồn và Can; Lo nghĩ quá làm tổn thương Ý và Tỳ; Sợ sệt quá làm tổn thương Tinh và Thận; Kinh hoàng quá làm tổn thương Thần và hại Tâm…

Vậy nên vẫn có câu nói “5 quên” nổi tiếng, được lưu truyền như là phương châm then chốt để mọi người có thể soi vào đó mà áp dụng để đạt được tự tại an nhiên không bệnh tật.

1. Quên hình dáng

Khi tu thân dưỡng sinh, đầu tiên phải quên đi sự tồn tại của bản thân mình, để từ đó mới có thể làm được nhiều điều, đối mặt với nhiều thứ mà không còn sợ hãi. Chẳng lo già cũng không ngại trẻ, tùy kỳ tự nhiên mà vận động theo.

2. Quên nỗi buồn

Không nên đau khổ, buồn rầu, không được để cảm giác thất vọng nhấn chìm. Cuộc đời như nước chảy mây trôi, hãy tỏ ra mạnh mẽ với tất cả những điều bất hạnh và bi kịch trong cuộc sống.

3. Quên cảm xúc

Tất cả những hỉ nộ ái ố trong cuộc đời, hãy cứ để nó trôi qua một cách tự nhiên, không che đậy mà cũng không khuếch đại lên.

4. Quên lao động

Hãy nhẹ nhàng thư thái làm bất kỳ việc gì, tham gia công việc với thái độ tích cực, làm việc có ngừng nghỉ, có nhanh có chậm, coi công việc như những niềm vui thú hay hoạt động thể dục có lợi cho sức khỏe chứ không phải là lao lực để đổi lấy tiền tài, đổi lấy tiện nghi.

5. Quên tuổi tác

Ở góc cạnh tâm lý và quan niệm, nên quên đi tuổi của mình, quên thời gian. Bất kỳ lúc nào cũng nghĩ mình đang rất trẻ trung, nhiệt huyết, nhiều năng lượng.

Danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh của Việt Nam cũng nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể, sinh hoạt điều độ và giữ tâm thanh tịnh. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ:

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”

Tĩnh tu tâm tính kết hợp rèn luyện thân thể là hoàn hảo nhất

Thiền định, yoga rất có lợi cho sức khoẻ  (Ảnh: Internet)

Trong Đông y, các bậc thầy dưỡng sinh khuyên nhủ người đời cần giữ cho “tâm thanh”, nhưng đồng thời cũng khuyến khích rèn luyện thân thể. Tuy nhiên đó không phải như tập luyện thể thao hiện đại, mà là các bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ các dòng năng lượng lưu chuyển theo đúng quy luật tự nhiên. Trương Tam Phong thì có Thái Cực Quyền, Hoa Đà thì có ngũ cầm khí…

Cuộc sống ngày nay quá tất bật khiến nhiều người thậm chí không có thời gian để chăm sóc sức khoẻ cho chính mình. Ai cũng biết khí công, thiền định là tốt, nhưng tìm một môn phù hợp cho mọi đối tượng và thích hợp với nhịp sống hiện đại thì quả thật là khó. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã biết đến môn khí Pháp Luân Công, và dường như đây chính là giải pháp.

Người học Pháp Luân Công chú trọng đọc sách để thực hành theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn (Ảnh: Internet)

Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng từ 1992, nhưng nay đã trở thành một hiện tượng trên thế giới với hơn 100 triệu tập luyện ở khắp các quốc gia. Pháp Luân Công chỉ có 5 bài tập nhẹ nhàng, dễ học, không có ràng buộc về địa điểm và thời gian tập, tuy nhiên điểm cốt lõi là ở chỗ môn tập yêu cầu mọi người cần hướng thiện theo nguyên lý Chân- Thiện- Nhẫn nếu muốn sức khỏe cơ thể cải biến nhanh chóng nhất.

Thực tế cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn, các học viên đều tự nhận thấy sự thay đổi rõ rệt cả về mặt sức khoẻ ở tâm và thân theo chiều hướng tích cực. Nhiều người đã thanh lý được những bệnh nan y đeo bám họ từ lâu, hiện không cần dùng đến bất kỳ can thiệp y tế nào khác, tiết kiệm cho chính phủ chi phí y tế.

Video: Môn tu luyện cổ xưa cho cuộc sống hiện đại

Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.