Theo Đông y, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (Địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.

Kỳ kinh bát mạch gồm: Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương kiều mạch, Âm kiều mạch, Xung mạch và Đới mạch. Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này. Khác với 12 đường kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng.

“Kỳ kinh” là nói đối lại với “chính kinh”. Mười hai kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi là 12 chính kinh. Chữ “kỳ” có hàm ý nghĩa đơn độc, giữa quãng tám mạch ấy với nhau, đều không có quan hệ phối hợp về âm – dương, biểu – lý một cách cố định, không phụ thuộc vào tạng phủ, vì thế gọi là kỳ kinh. “Mạch” trong bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong thân thể người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết. Chúng bao gồm: Đốc mạch, Nhâm mạch, Xung mạch, Đới mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Âm kiều mạch, Dương kiều mạch.

Kỳ kinh bát mạch bao gồm những gì?

Kỳ kinh

Kỳ kinh bát mạch là tên gọi chung của Nhâm mạch, Đốc mạch, Xung mạch, Đới mạch, Dương kiều mạch, Âm kiều mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch. Nó khác với 12 đường chính kinh, vừa không thuộc tạng phủ vừa không có quan hệ phối hợp về âm dương biểu lý. Lại có đường tuần hoàn khác biệt nên gọi là kỳ kinh.

(Ảnh: sohu.com)

Công dụng:

1. Liên hệ, nối liền giữa 12 đường kinh mạch.

2. Có tác dụng điều hòa, tích trữ, lưu thông khí huyết của 12 đường kinh.

Bát mạch

1. Nhâm mạch: Xung có nghĩa là nơi tập trung, giao lộ. Mạch Xung nối những huyệt của kinh Thận ở bụng và ngực. Đây được coi là bể của toàn thân, ở bụng dưới chạy theo lằn trong xương sống, đảm nhiệm chức năng vận hành khí ở bụng. Nhâm mạch chạy dọc giữa vùng bụng, cai quản các âm kinh trong cơ thể. Khí mạch của nó giao hội với các âm kinh ở tay chân đề điều hoà âm dương và kiểm soát âm kinh. “Nhâm” có nghĩa là hoài thai và nuôi dưỡng.

2. Đốc mạch: Đốc mạch nằm ở giữa phần lưng, kiểm soát các đường kinh dương trên toàn thân. Nó cũng có quan hệ mật thiết với tuỷ sống và đại não. Đốc mạch có chức năng đả thông, dự trữ cũng như điều hoà khí huyết trong cơ thể. Hai chức năng lớn của Đốc mạch là điều tiết và kiểm soát những hoạt động tư duy, hoạt động của cơ quan sinh dục có liên quan đến Thận. Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (Thái dương, Dương minh, Thiếu dương) hòa hợp với nhau và tạo thành Dương của cơ thể. Mạch Đốc có tác dụng điều chỉnh và phấn chấn Dương khí toàn thân. Duy trì nguyên khí của cơ thể.

3. Xung mạch: Trên lên tới đầu, dưới nối đến chân, xuyên qua toàn cơ thể, trở thành nơi xung yếu của khí huyết, có thể điều hòa khí huyết của 12 kinh, cổ nhân gọi là ‘Thập nhị kinh mạch chi hải’, có liên quan tới kinh nguyệt của nữ giới.

4. Đới mạch: Mạch Đới xuất phát từ huyệt Đới mạch (kinh Đởm), chạy chếch xuống vùng thắt lưng và chạy nối vùng quanh bụng. Mạch đi vòng quanh thân, ngang đoạn ở bụng (giống như dây đai – đới). Có thể ước thúc các mạch ngang dọc.

5,6. Âm kiều mạch, Dương kiều mạch: Là biệt mạch của kinh túc Thiếu Âm, có nhiệm vụ đem tông khí của Thận (ở dưới) lên trên (nhập vào dưới mắt). Có chức năng dưỡng mắt, điều chỉnh mí mắt khép mở và chi dưới vận động.

7,8. Âm duy mạch, Dương duy mạch: Duy có nghĩa là duy trì, gắn bó. Âm duy mạch có chức năng “nối liền các mạch âm”. Mạch Dương duy có chức năng nối liền tất cả các kinh dương của cơ thể, điều hòa quan hệ giữa các kinh dương, để duy trì sức chống đỡ của cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài.

(Ảnh: kknews.cc)

Chức năng sinh lý của kỳ kinh bát mạch

1. Tăng cường liên hệ giữa 12 đường kinh mạch, ví dụ Đốc mạch nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Nhâm mạch liên hệ tới tất cả đường kinh âm của toàn thân. Đới mạch ước thúc các đường mạch ngang dọc. Nhị kiều mạch chi phối âm dương bên trái phải của thân thể, nhị duy mạch là âm dương biểu lý. Kỳ kinh bát mạch có thể tăng cường liên hệ giữa các tạng phủ trong cơ thể.

2. Điều tiết khí huyết 12 kinh mạch. Khi khí huyết của 12 kinh mạch dư thừa, sẽ tàng trữ trong kỳ kinh bát mạch. Khi khí huyết bất túc, thì sẽ do kỳ kinh kịp thời “tràn ra” để bổ sung.

3. Kỳ kinh bát mạch có liên quan chặt chẽ với các tạng như Tâm, Can, Thận… và các phủ kỳ hằng như não, tủy, huyết mạch và tử cung ở phụ nữ. Giữa hai bên đều có liên hệ nhất định về sinh lý và bệnh lý.

Kiên Định
Theo aboluowang.com