Khi gặp phải việc không như ý, rất nhiều người buột miệng thốt ra: “Tức chết đi được!” để biểu đạt mức độ khuếch đại của phẫn nộ. Chuyện này không nhỏ đâu, vì thực tế là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phẫn nộ đúng là có thể tổn hại sức khỏe, thậm chí gia tăng nguy hiểm của bệnh tim mạch!

Có người mà mỗi ngày một tâm trạng, rất khó để kiểm soát cảm xúc. Trang tin y học Medical Daily chỉ ra, cảm xúc tiêu cực thường gặp như tức giận, cô độc, buồn đau, stress, kinh sợ … nếu như không có cách giải tỏa, thì có thể làm cho sức khỏe cơ thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

1. Phẫn nộ

Tâm trạng tác động đến sức khỏe thân thể.

Đột nhiên bùng phát phẫn nộ, có thể phản ánh ra những thay đổi của trạng thái sinh lý, ví dụ các hormone epinephrine và norepinephrine tăng cao, khu xử lý cảm xúc trên đại não – hạch hạnh nhân phản ứng quá mức, lưu lượng máu tập trung đến thùy trán phụ trách – đây cũng là lý do tại sao con người ta khi phẫn nộ, dễ dàng đánh mất lý trí và năng lực phán đoán.

2. Cô độc

Giáo sư danh tiếng Khoa thần kinhcủa Đại học Quốc gia Đài Loan Hồ Hải Quốc Tăng năm 2014 tiến hành khảo sát đã phát hiện, trong mấy nghìn người được phỏng vấn, có trên 30% số người trong một năm qua đã từng cảm thấy cô độc. Nhà tâm lý học Đại học Chicago, John Cacioppo thì chỉ ra, cô độc thường dẫn tới chứng trầm cảm … là vấn đề sức khỏe dài hạn, có thể làm cho nguy cơ “tử vong quá sớm” tăng lên 14%.

Căn cứ theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “tử vong quá sớm” là trường hợp chết mà không phải do bệnh truyền nhiễm, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh ung thư, bệnh tiểu đường v.v.

Ngoài ra, người cao tuổi mà cảm giác cô đơn, càng dễ bị stress, đồng thời có thể trực tiếp phản ánh trên tình trạng sinh lý kích thích tố stress tăng cao. Ngoài điều đó ra, khả năng thích nghi với hoàn cảnh khó khăn sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, huyết áp tăng cao, miễn dịch suy giảm. Do đó, duy trì tốt quan hệ với người nhà, bạn bè, duy trì liên kết xã giao, thi thoảng làm quen bạn mới, đều có thể giúp ích cho sức khỏe.

3. Buồn bã

Buồn bã, cô độc là ‘kẻ thù’ của sức khỏe. (Ảnh: Internet)

Con người khi cảm thấy buồn bã thường dùng từ “đau lòng” để diễn tả cảm xúc của mình, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng buồn bã thật sự có thể tổn hại sức khỏe. Giảng viên cao cấp y tế cộng đồng, Bệnh viện St George (Đại học Luân Đôn) Sunil Shah chỉ ra, nghiên cứu đã chứng minh mất đi người thân vợ/chồng có thể tạo thành ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe tim mạch, bao gồm gia tăng tỷ lệ bệnh tim, đột quỵ gấp 2 lần so với bình thường.

4. Lo âu stress

 Theo “Tạp chí Viễn Kiến” điều tra, hơn 4/7 người dân, mức độ stress đều trên mức trung bình và cao. Triệu chứng liên quan stress thường gặp bao gồm: đau đầu, nghiến răng, váng đầu, buồn nôn, mệt mỏi, hội hộp, mất ngủ, ăn uống quá độ hoặc không muốn ăn, già trước tuổi, cao huyết áp, đau ngực, sức đề kháng giảm… Người stress nhiều, thông thường cũng không biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân, từ đó càng dễ mắc bệnh.

5 . Kinh sợ

Trạng thái kinh sợ, hay bị người khác dọa cho nhảy dựng cả lên, đều có thể làm cho người ta mất đi khả năng linh hoạt ứng phó, làm thay đổi kết cấu khu vực vỏ thùy trán của đại não…, tạo thành ảnh hưởng đến tâm sinh lý, ngắn hạn hay dài hạn liên tục. Hội chứng stress sau khi bị kinh sợ dẫn tới nhiều triệu chứng sinh lý bao gồm: trở ngại về ăn uống và giấc ngủ, trở ngại chức năng sinh lý, không đủ sức sống, đau mãn tính v.v.

Cảm xúc thái quá khiến dòng năng lượng của cơ thể ứ trệ.

Thực ra từ lâu Trung y đã kết luận rằng “cảm xúc là nguyên nhân gây bệnh”. Cảm xúc trong đó bao gồm: vui sướng, giận dữ, lo lắng, buồn bã, sợ hãi, ngạc nhiên… nếu nó được khống chế ở mức vừa phải thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu cảm xúc vượt quá giới hạn thì sẽ là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật. Trung y trải qua hàng nghìn năm kinh nghiệm đã tích lũy lại rằng: vui quá hại tim, giận quá hại gan, lo lắng quá hại lá lách, buồn quá hại phổi, sợ hãi quá hại thận.

Do đó, dù cho cảm xúc lên xuống không thể tránh, thì cũng cần tìm phương thức hóa giải thích hợp, để không tổn thương tâm và thân!

Liên Hoa 

Xem thêm: