Trần Tư Vương Tào Thực thời Tam Quốc từng được gặp nữ thần bên sông Lạc Thủy, tuy sinh lòng ái mộ nhưng vẫn luôn giữ nghiêm lễ mạo; nữ thần cảm động vì sự chân thật này, nên đã tặng ông một điệu múa, viết lên một câu chuyện hay cho hậu nhân sau này.

Tào Thực (192-232), tự là Tử Kiến, là con trai thứ tư của Ngụy Vũ Đế Tào Tháo, tài hoa hơn người, thơ văn phi phàm, được học giả đời sau xưng là “Tiên tài”. Ông bẩm sinh tính tình khoáng đạt, vui vẻ, rất say mê múa nhạc. Có lần danh sĩ Hàm Đan Thuần tới thăm, ông tiếp đãi bằng việc hóa trang và đứng trên đài múa bài “Ngũ Chuy Đoán”, sau đó biểu diễn múa kiếm, tụng thơ văn tới mấy ngàn chữ, rồi mới thay trang phục cùng Hàm Đan Thuần ngồi bàn luận cổ kim đại sự; khí khái phóng khoáng này khiến cho Đan Thuần khen ngợi ông không dứt.

Hữu mỹ nhất nhân, thanh dương uyển hề.
Giải cấu tương ngộ, thích ngã nguyện hề.

Dịch nghĩa:

Có một người đẹp, thanh uyển đến thế
Tình cờ gặp gỡ, cùng ta nguyện thề

Tranh “Lạc thần phú đồ” – Cố Khải Chi, người đững giữa trong bức tranh là Tào Thực (Nguồn: epochtimes)

Tuy nhiên, bên cạnh đó là tính cách ngây thơ, lãng mạn, phóng khoáng khó kiềm chế của ông, làm cho phương diện chính trị của ông không thuận lợi. Tào Thực từng vì thói ham mê rượu chè của mình mà khiến Tào Tháo từ bỏ ý định lập ông thành Thái tử. Ông cũng thường xuyên đắc tội với các đại thần trong triều nên đôi lần đã gặp hiểm họa sát thân.

Du ngoạn nơi Lạc Thủy, kỳ duyên gặp được điệu múa thần tiên

Trong những năm đầu nhà Ngụy, Tào Thực cùng các Chư Vương vào kinh tiếp kiến anh cả Ngụy Văn Đế Tào Phi, vốn là muốn ngồi uống rượu cùng nhau hàn huyên, mượn cớ giảm đi những khúc mắc và hiểu lầm trước đây, nhưng lại bị người anh cho “ăn Bế Môn canh” (từ chối không cho khách vào nhà gọi là cho khách ăn canh Bế Môn), Tào Thực đành phải quay trở về. Trên đường trở về, người hầu đi cả chặng đường đều rất mệt mỏi, đi tới bờ Lạc Thủy lúc ấy đã xế chiều.

Lúc bấy giờ, ngựa cũng đã mệt mỏi, Tào Thực dừng tại đây để mọi người nghỉ ngơi, ông mang lương khô nhàn nhã bước chậm ở mé nước, đang lúc chuẩn bị ngồi xuống nghỉ thì đột nhiên trông thấy một mỹ nhân đứng ở vách núi ngay cạnh, thần thái của nàng khiến cho Tào Thực thán phục không thôi:

“Vóc người nhẹ nhàng mềm mại, như nhạn bay, rồng lượn; dung nhan như hoa cúc mùa thu, như phù dung nổi trên mặt nước, ngôn ngữ nhu mỳ êm tai…”

Nàng tựa như tiên nữ hạ phàm, là mỹ nhân khó gặp trên trần thế, tình huống này khiến cho Tào Thực sinh lòng ái mộ, nhưng khổ nỗi không có người làm mai thay mặt truyền đạt tình cảm ái mộ, chỉ đành cởi miếng ngọc bội trên đai lưng tặng cho giai nhân.

Tranh “Lạc thần đồ” – Nhâm Hùng, thời Thanh (Nguồn: epochtimes)

Nữ thần tựa hồ như muốn dò xét nội tâm của Tào Thực có đủ chân thành hay không, nàng chỉ tay ra chỗ nước sâu của Lạc Thủy, hát đoạn thơ ca ước định ngày tháng gặp gỡ, đúng vào lúc này Tào Thực giật mình thu lại những đam mê lúc đầu của bản thân; ông hồi tưởng lại năm đó Trụ Vương ở miếu Nữ Oa động sắc tâm mà làm thơ tục, nên đã bị dồn vào họa mất nước; Sở Tương Vương cũng vì ái mộ nữ thần và theo đuổi không thành, cả đời khốn khổ với quan ải sắc tình mà thân bại quốc diệt. Tào Thực liền tự trấn định tâm tư, cảnh cáo mình phải nghiêm cẩn thủ giữ lễ nghi nam nữ, khống chế bản thân.

Lúc ấy, vị nữ thần đã hiểu được tấm lòng ông, nên rất tâm đắc, đã tặng cho Tào Thực một điệu múa tiên. Nàng bước chậm giữa đám cây cỏ, nâng ống tay áo lên theo gió mà múa, nhẹ nhàng uyển chuyển như chim bay; nàng đứng lơ lửng trên gợn nước nhỏ, vừa lùi vừa tiến theo điệu múa. Điệu múa đó hấp dẫn sâu đậm, đã làm Tào Thực quên hết cả mệt nhọc.

(Nguồn: gushixuexi)

Ánh mắt vị nữ thần lay động, thần thái phấn chấn, làm nổi bật lên dung nhan xinh đẹp, trong khí chất tản ra mùi hoa lan. Sau khi điệu múa kết thúc, nàng tiên với gương mặt thanh tú xinh đẹp nhìn Tào Thực, chậm rãi nói: “Nhân thần tất cánh hữu biệt, bỉ thử trần duyên dĩ tẫn” (Người và thần dẫu sao cũng khác biệt, hai bên đã hết duyên trần).

Sau đó nàng biến mất, Tào Thực một mực muốn vượt núi băng đèo tìm lại tung tích nữ thần, nên đã lên một chiếc thuyền nhỏ đi dọc theo bờ sông, nhưng không thấy bất kỳ dấu vết nào nữa, đành phải khởi giá tiếp tục cuộc hành trình trở về.

Tiếp nối thánh duyên

Sau khi trải qua kỳ duyên đó, Tào Thực không ngừng suy nghĩ về sự điểm hóa của nữ thần, thơ văn của ông nhờ đó cũng phát triển hơn. Trong thực tế cuộc sống của Tào Thực khá thiếu thốn, trên con đường chính trị đã bị cách chức 6 lần, 3 lần phải chuyển nhà, nhưng bù lại thế giới tinh thần của ông lại rất đầy đủ sung túc; mặc dù nhiều lần gặp phải sự ghen ghét đố kỵ, nhưng Tào Thực luôn lấy thơ ca làm niềm vui, ông viết hai cuốn “Phù Bình thiên” và “Chủng cát thiên“, nuôi hy vọng có một ngày có thể cùng huynh trưởng hòa hợp.

Nhớ lại thời kỳ chiến quốc có vị quân chủ Yến Chiêu Vương nổi tiếng có lòng cầu đạo tu thành thần, trời cao phái hai tiên nữ hóa thành Hoàn Quyên và Đề Mô hạ phàm, cùng gặp Yến Chiêu Vương, biểu diễn múa nhạc khích lệ ông tinh tấn thực tu. Sau khi Yến Chiêu Vương tu thành rời đi, hai vị tiên nữ đó cũng rời trần thế, không ai biết tung tích của họ. Mấy năm sau có người ở phương Nam, khu vực sông Lạc Thủy, nhìn thấy hai vị tiên nữ này dạo chơi. Trải qua mấy trăm năm, nay Tào Thực lại gặp được nữ thần điểm hóa bên bờ Lạc Thủy.

Tào Thực sau khi thưởng thức được điệu múa thần tiên tuyệt đẹp, không chỉ lấp đầy được sinh lực tinh thần, mà tín ngưỡng và tâm tính của của ông cũng vì thế mà tăng cao lên.

Tranh “Lạc thần phú đồ” – Cố Khải Chi (Nguồn: epochtimes)

Nhờ sự khích lệ của nữ thần Lạc Thủy, Tào Thực quay trở về, nghiên cứu kinh Phật, thể ngộ được chân lý Phật pháp, rất tinh tấn thực tu, nhờ đó mà cảnh giới thơ văn của ông đã tiến xa; các tác phẩm của Tào Thực như “Thăng thiên hành“, “Tiên nhân thiên“, “Du tiên“, đều miêu tả cảnh ông cùng tiên nhân du ngoạn cảnh sắc của tam sơn ngũ nhạc (những dãy núi nổi tiếng).

Năm thứ 3 Thái Hòa (năm 229), Tào Thực đến Đông A. Đó là nơi sản vật phì nhiêu, khí hậu dễ chịu, cảnh sắc tươi đẹp, vì thế mà Tào Thực thường xuyên tới vùng đất này thăm thú. Có lần khi đang du ngoạn, ông bỗng nhiên nghe thấy từ không trung truyền tới một loại âm nhạc du dương êm tai đến lạ lùng; âm thanh thanh tao nhã uyển chuyển, tuyệt diệu tuyệt trần, ông bèn đứng tại chỗ lắng nghe một hồi lâu, ngộ ra rằng đây chính là âm thanh từ nơi đất Phật.

Những năm cuối đời, Tào Thực bắt đầu soạn hai cuốn “Thụy ứng” và “Bản khởi“, tiến hành chỉnh sửa, phỏng theo âm tiết thần tiên, cuối cùng đã hoàn tất được phương pháp hát tụng nhạc Phật. Đến thời kỳ Ngụy Tấn, rất nhiều Đế Vương đích thân dự lễ Phật… cùng các cao tăng khắp nơi ngâm xướng nhạc Phật của Tào Thực để giáo dục và cảm hóa thế nhân.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||6213e5a03__

Từ Khóa: