Với việc Motorola vừa ra mắt phiên bản mới của RAZR hôm 13/11 vừa qua, hãy dành chút thời gian để “hoài cổ” lại chiếc RAZR V3 huyền thoại một thời nhé.

Năm 2004, khi iPod Classic là chiếc máy nghe nhạc hot nhất trên thị trường, thanh niên thi nhau chat chit trên Yahoo, thì điện thoại di động khi đó vẫn còn khá đơn giản. iPhone hoặc các máy Android khi đó chưa xuất hiện trên thị trường. Trên thực tế, nhạc chuông và hình nền có thể tải xuống là tính năng tiên tiến nhất trên một chiếc điện thoại di động phổ thông, theo PhoneArena.

Vậy, một chiếc điện thoại tuyệt vời khi đó trông như thế nào? Với thiết kế nổi bật bắt mắt, Motorola đã cho chúng ta thứ mà đã nhanh chóng trở thành chiếc điện thoại di động hot nhất trên thế giới – Motorola RAZR V3.

Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người

V3 là chiếc điện thoại đầu tiên của dòng thương hiệu RAZR. Nó là một trong những chiếc điện thoại hot nhất thời bấy giờ, và cho đến khi bị ngừng sản xuất 4 năm về sau, chiếc Razr này đã bán được hơn 130 triệu chiếc. Motorola đã kiếm được bộn tiền, trong khi các đối thủ của họ có dịp mục sở thị xem yếu tố thiết kế sản phẩm có thể có tác động thế nào đến người tiêu dùng. 

Nhưng tại sao Motorola RAZR V3 lại trở thành một cú hit lớn như vậy vào năm 2004? Tại sao mọi người lại dám trả đến 500 USD (một gia tài vào thời điểm đó!!!) để sở hữu một chiếc Razr? Và tại sao Motorola lại hồi sinh chiếc RAZR V3 dưới dạng smartphone Android dạng gập?

Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Motorola RAZR 2019 kế thừa thiết kế ‘dao cạo’ của RAZR V3 ra mắt năm 2004 (ảnh: Digital Trends).
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
(Ảnh: ifanr)
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
(Ảnh: Digital Trends)

Tại sao Motorola RAZR V3 lại thành công đến vậy?

Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn lại bối cảnh thị trường điện thoại vào năm 2004. Vào thời điểm đó, điện thoại thông minh là thứ đồ xa xỉ. Có thể nói, chúng được tạo ra dành riêng cho những doanh nhân, những người cần gửi email khi đang di chuyển. Trong khi đó, những chiếc điện thoại di động đại chúng phổ biến chủ yếu được dùng để nhắn tin và gọi điện. Dữ liệu di động (3G), tuy rằng được hỗ trợ trên nhiều dòng máy, vẫn khá chậm chạp, đắt đỏ và không có nhiều ứng dụng thực tiễn (cần nhớ rằng, khi đó chưa có kho ứng dụng App Store hay Play Store phong phú như bây giờ!)

Một điểm không kém phần quan trọng khác; một chiếc điện thoại phổ thông khi đó có vẻ ngoài như thể được chế tạo bởi các kỹ sư chứ không phải bởi các nhà thiết kế. Điện thoại khi đó là một mảnh nhựa màu xám “cục mịch”, với một màn hình nho nhỏ tích hợp bàn phím số bên dưới. Chúng là những thiết bị được tạo ra để dùng, chứ không phải để ngắm.

Nhưng Motorola RAZR V3 thì lại khác. 

Tại thời điểm phát hành, nó là chiếc điện thoại mỏng nhất thế giới. Tất nhiên, độ dày 0,54 inch khi đó của Razr v3 sẽ không thể chinh phục bất kỳ ai hiện nay – khi so với một chiếc iPhone 11 chỉ dày 0,33 inch – nhưng khi đặt bên cạnh những mẫu điện thoại khác vào thời điểm đó, Razr v3 trông giống như một sản phẩm đến từ hành tinh khác.

Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Motorola RAZR V3 đặt bên cạnh các mẫu điện thoại khác vào năm 2004. Dễ thấy ai là nhà vô địch!

Và chiếc Motorola RAZR V3 không chỉ trông rất tuyệt. Chiếc điện thoại này thực sự toát lên cái hồn của một mẫu sản phẩm cao cấp. Khác với các mẫu điện thoại cùng thời làm bằng nhựa, Razr V3 được làm bằng kim loại như nhôm và magiê, trong khi màn hình bên ngoài được bảo vệ bởi một lớp kính. Một cơ chế lò xo được tích hợp vào phần nắp khi gập mở. “Phần cằm” bên dưới giúp thiết bị dễ cầm và sử dụng hơn. Loa ngoài to và có thể phát các bản nhạc chuông MP3 hoành tráng. Và bàn phím, với ánh sáng phát quang điện màu xanh và một thiết kế độc đáo, trên thực tế là một tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ công nghệ.

Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Motorola RAZR V3 có kích thước tương quan siêu mỏng vào thời của nó, cùng một bàn phím mang tầm vóc đi trước thời đại.
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Motorola RAZR V3 có kích thước tương quan siêu mỏng vào thời của nó, cùng một bàn phím mang tầm vóc đi trước thời đại.
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Motorola RAZR V3 có kích thước tương quan siêu mỏng vào thời của nó, cùng một bàn phím mang tầm vóc đi trước thời đại.
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Motorola RAZR V3 có kích thước tương quan siêu mỏng vào thời của nó, cùng một bàn phím mang tầm vóc đi trước thời đại.

Nhưng Motorola RAZR V3 không rẻ. Khi ra mắt, nó có giá lên đến 500 USD, nghĩa là ta hầu như sẽ chỉ nhìn thấy nó trên tay của những người giàu có và nổi tiếng, bên cạnh những nhân vật trong quảng cáo trên báo chí hay truyền hình. Mặt khác, “sự độc bá” lúc khởi thủy và vẻ sang trọng toát lên từ V3 càng khiến nó trở nên hấp dẫn hơn trong những tháng kế tiếp. Motorola đã thành công trong việc đánh trúng vào trái tim người tiêu dùng. Nó đã tạo ra một chiếc điện thoại mà mọi người không nhất thiết phải có – nhưng nhất định sẽ muốn có trong tay. Khi giá bán của nó giảm xuống, hàng triệu đơn hàng đã thi nhau “xuống kệ”.

Có thể bạn đang tự hỏi chiếc Motorola RAZR V3 rốt cục có thể làm được gì ngoài việc thu hút ánh nhìn ghen tị của những người ngoài cuộc. Trên thực tế, chiếc điện thoại này không tiên tiến bằng một số mẫu điện thoại khác vào cùng thời điểm. Một mặt, màn hình màu 2,2 inch với độ phân giải 176 x 220 pixel của nó khá đẹp. Razr v3 cũng hỗ trợ kết nối Bluetooth và các ứng dụng Java. Tuy vậy ở mặt khác, viên pin khá nhỏ (vì máy bé và thon), và tuy rằng RAZR V3 có thể phát các tệp video và MP3, nhưng bộ nhớ tích hợp, chỉ vỏn vẹn 7 MB và không thể mở rộng của nó đã hạn chế nghiêm trọng khả năng đa phương tiện của thiết bị. Camera chỉ cung cấp độ phân giải 0,3 MP trong khi máy ảnh 1 MP đã phổ biến trên các dòng máy cao cấp của đối thủ. Xem một vài ảnh chụp bằng máy Razr V3 dưới đây:

Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Ảnh chụp bằng Motorola RAZR V3 phiên bản năm 2004
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Ảnh chụp bằng Motorola RAZR V3 phiên bản năm 2004
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Ảnh chụp bằng Motorola RAZR V3 phiên bản năm 2004
Nhìn lại Motorola RAZR V3: Chiếc điện thoại cao cấp trong giấc mơ của rất nhiều người
Ảnh chụp bằng Motorola RAZR V3 phiên bản năm 2004

Chiếc Motorola RAZR 2019 có thể gập mở là dòng điện thoại kế thừa. Nhưng tại sao?

Ngày 13/11 vừa qua, Motorola đã ra mắt một chiếc smartphone Android có thể gập mở của riêng mình – một chiếc điện thoại có thiết kế lấy cảm hứng từ Motorola RAZR V3. Nhìn bề ngoài, có vẻ công ty này đang muốn đối đầu với Samsung Galaxy Fold , và tuy rằng điều này không hoàn toàn sai, nhưng đó không phải là một tuyên bố có thể vẽ lên một bức tranh đầy đủ về những gì đang diễn ra trước mặt.

Chiếc Motorola RAZR 2019 có thể gập mở là một chiếc điện thoại Android có kiểu dáng hoàn toàn mới, chưa có trên thị trường. Trong khi Galaxy Fold khi mở ra sẽ trở thành một thiết bị giống máy tính bảng, chiếc RAZR khi mở ra sẽ trở thành một chiếc điện thoại có kích thước bình thường, nhưng lại có thể gập lại một nửa, do đó sẽ càng dễ dàng đút vừa túi quần hơn, nhất là trong bối cảnh màn hình smartphone đang trở nên ngày càng lớn. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên thuộc loại này, dù rằng Samsung cũng đang làm một chiếc smartphone tương tự .

Liệu chiếc Motorola RAZR 2019 có trở thành một cú hit lớn hay không? Với mức giá 1500 USD, rất khó để nói lên điều gì. Nhưng nhiều khả năng Motorola không tung ra chiếc điện thoại này với hy vọng kiếm bộn ngay lập tức. Thương hiệu này đang ở trong một hoàn cảnh bế tắc khi chiếm chưa đến 5% trong thị phần smartphone toàn cầu (so với gấp 3-4 lần số đó vào thời kỳ hoàng kim giai đoạn năm 2004-2005). Do đó nó rất cần một cách thức nào đó để nhắc nhở mọi người rằng nó vẫn còn tồn tại – và nó vẫn có thể tạo ra những thứ tuyệt vời như trước đây. Có lẽ Motorola đang cố gắng tái lập lại công thức thành công của V3 – không phải là một ý tưởng tồi vào cái thời khi mà rất nhiều chiếc điện thoại mới đều trông na ná nhau (nhất là với những dòng máy Android). Nhưng tại thời điểm này, sẽ cần nhiều hơn sự hoài cổ để kế hoạch của Motorola có thể cất cánh.

(Ảnh: PhoneArena, trừ khi được chú thích)