Cầu Moses ở Hà Lan được xây dựng và hoàn thành vào thế kỷ 17. Nó chia hào nước làm đôi và chìm xuống mặt nước, nhìn từ xa như thể một cây cầu vô hình vậy.

Vào thế kỷ 17, một loạt các pháo đài và hệ thống hào nước được xây dựng trải dài trên khu vực West Branbant. Mục đích của các công trình này là để bảo vệ người dân chống lại những cuộc xâm lược của quân Pháp và Tây Ban Nha. 

Pháo đài Fort de Roovere là một trong số đó. Nơi này có một hào nước bao quanh, nước trong hào quá sâu để có thể tiến vào nhưng cũng lại quá nông nên không thể chèo thuyền ra. Cuối cùng, hai kiến trúc sư Ro Koster và Ad Kil quyết định xây chiếc cầu Moses đặc biệt giúp mọi người băng qua mặt nước để đến với pháo đài, theo Interesting engineering

Ảnh: RO&AD Arch.

Lấy cảm hứng từ Thần tích Moses rẽ nước Biển Đỏ mở lối cho người Do Thái đi qua, chiếc cầu được thiết kế và xây dựng ngang bằng với mặt nước, nhìn từ xa có cảm giác dường như nước tràn vào bên trong. Nhưng khi lại gần, bạn mới thấy cầu Moses hoàn toàn khô ráo. Cấu trúc đặc biệt của nó khiến cho nước trong con hào được chia làm đôi. 

Ảnh: Wikipedia.

Cây cầu Moses thu hút rất nhiều khách du lịch, đa phần trong số đó tò mò về kiến trúc của cây cầu. Phần thân cầu nằm sâu trong lòng nước, điểm cao nhất ngang bằng với mặt nước, vậy khi trời mưa nó có bị nhấn chìm?

Ảnh: Amazing Places.

Trên thực tế, nước sẽ không bao giờ tràn vào làm ngập cây cầu bởi các nhà thiết kế đã tính toán chính xác khu vực xung quanh. Có 2 đập nước ở phía đầu và cuối của con hào khiến mực nước luôn ở một vị trí ổn định. Ngoài ra, dưới chân cầu còn lắp một máy bơm để bơm thoát nước khi trời mưa. 

Ảnh: YouTube.

Các kiến trúc sư sử dụng loại gỗ Accoya, một loại gỗ có tuổi thọ cao, cấu trúc ổn định khi ngâm nước trong thời gian dài. Ngoài ra, cây cầu còn được phủ một lớp kháng khuẩn không độc hại và bọc trong màng nhôm để tránh bị nước ăn mòn. 

Ảnh: RO&AD Arch.
Ảnh: RO&AD Arch.

Ngày nay, cây cầu đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng gắn liền với địa danh lịch sử này. 

videoinfo__video3.dkn.tv||b99d0edf1__