Sau nhiều thập kỷ thực thi nghiêm túc chính sách một con, bao gồm cả việc buộc phụ nữ phải bỏ con của họ ngay cả trong giai đoạn cuối của thai kỳ, giờ đây dường như Trung Quốc đang rất muốn phụ nữ sinh con.
Ngày nay, thay vì yêu cầu được phép sinh con như trước đây, phụ nữ phải được chấp nhận cho phép phá thai.
Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra chính sách một con vào cuối những năm 1970 dưới hình thức kiểm soát dân số, với lý do dân số tăng nhanh và nguồn lực hạn chế. Cho nên, từ đó mỗi gia đình chỉ được phép có một con. Những ai vi phạm sẽ bị phạt nặng hoặc buộc phải phá thai và trải qua các thủ tục khử trùng, theo Epoch Times.
Bởi vì theo quan niệm truyền thống, người Trung Quốc nghĩ rằng sau này các bé trai có thể làm trụ cột gia đình khi cha mẹ già yếu. Chính sách và niềm tin này đã khiến nhiều gia đình phải bỏ các thai nhi được biết là giới tính nữ.
Nhiều năm sau, chính sách một con đã tạo ra sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), ở Trung Quốc cứ trung bình có khoảng 115,4 bé trai thì chỉ có 100 bé gái.
Gánh nặng xã hội đã thúc đẩy chính quyền Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2015, cho phép các cặp vợ chồng có thêm con thứ hai.
Gần đây, tại tỉnh Giang Tây, chính quyền đã ban hành một quy định mới để buộc các gia đình phải có thêm con.
Theo tờ báo nhà nước Jiangxi Daily, ngày 21/6 Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh đã ban hành một thông báo, yêu cầu phụ nữ muốn phá thai trong 14 tuần đầu tiên phải được sự chấp thuận của 3 chuyên gia y tế, chứng minh phá thai là cần thiết về mặt y tế.
Nếu phá thai không phải vì lý do y tế, phụ nữ phải được sự chấp thuận từ các cơ quan “kế hoạch hóa gia đình” của chính phủ, theo báo cáo của Voice of America. Các cơ quan này đã từng chịu trách nhiệm thực thi chính sách một con.
Vì thông thường trong 14 tuần đầu, đã có thể biết được giới tính của thai nhi. Các nhà quan sát tin rằng đây là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn chặn người dân phá thai dựa trên giới tính và làm tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng thêm.
Mất cân bằng giới tính đã làm cho nhiều nam giới Trung Quốc phải sống độc thân suốt đời. Trong khi đó, dân số đang nhanh chóng lão hóa, còn người già không thể tự lo cho mình. Việc chỉ có một đứa con, nhưng phải đối mặt với gánh nặng chăm sóc cho cả cha mẹ và ông bà khiến nguồn lực lao động cũng đang co lại.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách một con. Nhưng phụ nữ ở một số vùng của Trung Quốc vẫn phải tiếp tục đối mặt với áp lực bỏ con của họ, bao gồm cả các mối đe dọa bị đuổi việc và trả mức tiền phạt nặng. Giá cả sinh hoạt tăng, từ tiền thuê nhà cho đến sữa bột cho trẻ sơ sinh, cũng đã làm chi phí của đứa trẻ thứ hai ở Trung Quốc rất tốn kém.
Kết quả là, số lượng trẻ sơ sinh tăng không đáng kể sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ. Trong năm 2016, năm đầu tiên sau khi chính sách bỏ, số trẻ sơ sinh tăng 7,9% so với năm 2015, đạt 17,86 triệu bé. Nhưng trong năm 2017, số trẻ sơ sinh đã giảm xuống 17,23 triệu, theo một báo cáo của tờ Wall Street Journal, trích dẫn số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc.
Thanh Hiền