Hiện thực là đề xuất phát triển 5G của chính phủ Anh cùng các quốc gia Five Eyes đã loại bỏ New Zealand ra khỏi danh sách hợp tác.
Các trường đại học và doanh nghiệp New Zealand đang cung cấp những nghiên cứu và công nghệ có giá trị cho Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thông qua hình thức hợp tác với Trung Quốc. Theo một báo cáo gần đây, việc hợp tác này có thể vô tình thúc đẩy việc hiện đại hóa của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Giáo sư Anne-Marie Brady, chuyên gia về Trung Quốc, làm việc tại Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson, phát hiện các nhà nghiên cứu tại các trường đại học New Zealand đang hợp tác với một số trường đại học tại Trung Quốc có liên kết với PLA.
Mặc dù việc hợp tác về bản chất là bình thường, nhưng báo cáo chỉ ra rằng chính phủ và các trường đại học tại New Zealand cần phải chủ động hơn trong đối phó với việc Trung Quốc sẵn sàng lợi dụng mối quan hệ cá nhân với các nước phương Tây để tiếp cận chuyên môn và công nghệ khoa học cao trong sản xuất, vận hành và phát triển các sản phẩm quân sự.
Tiếp tay cho đàn áp
Giáo sư Anne-Marie Brady, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, gần đây đã đưa ra một báo cáo có tên Vũ khí ma thuật, tiết lộ các trường đại học tại New Zealand đã thực hiện 70 nghiên cứu, với tỷ lệ mỗi trường đại học ở nước này có khoảng 8 nghiên cứu có liên kết với PLA.
Trước đây từng có trường hợp Đại học Massey tại nước này hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc iFlytek. Công ty này đã gây tranh cãi khi giao dự án phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói cho Bộ Công an Trung Quốc sử dụng cho các chương trình giám sát người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Công ty đã bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen. Vào cuối năm 2019, Đại học Massey phải đối mặt với những lời chỉ trích về mối quan hệ với iFlytek.
Báo cáo của Trung tâm Wilson cũng phát hiện mối liên hệ giữa PLA với Đại học Auckland, Đại học Victoria ở Wellington, Đại học Công nghệ Auckland, Đại học Canterbury và Đại học Otago.
Trong lĩnh vực kinh doanh, các trường đại học và doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã hợp tác với các công ty có trụ sở tại New Zealand.
Năm 2014, Công ty Công nghiệp ô tô Bắc Kinh (BAIC), thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, đã mua 50% cổ phần trong công ty Pacific Aerospace, có trụ sở tại Hamilton, New Zealand.
Báo cáo cảnh báo rằng New Zealand có nguy cơ vi phạm nghĩa vụ của mình trong Thỏa thuận Wassenaar, một thỏa thuận đa phương nhằm kiểm soát các mặt hàng nhạy cảm như công nghệ quân sự hoặc hàng hóa “ứng dụng kép” có thể phục vụ mục đích quân sự.
Bên cạnh đó, chính phủ New Zealand còn nhận phải những lời chỉ trích vì không chính thức cấm sự tham gia của Huawei vào hệ thống mạng 5G, thay vào đó, để công ty viễn thông địa phương Spark quyết định. Thủ tướng Jacinda Ardern cũng không loại trừ sự tham gia của Huawei trong tương lai.
Chính sách “quân dân dung hợp” của PLA
Trong những năm gần đây, việc Bắc Kinh dùng các nghiên cứu tư nhân cho mục đích quân sự đã trở thành điểm nóng chính trị. Năm 2017, PLA chính thức đưa ra khái niệm “quân dân dung hợp” hay Military Civil Fusion (MCF), quy định bắt buộc các công nghệ được phát triển bởi các công ty tư nhân và các tổ chức có thể được sử dụng lại cho quân đội nếu cần.
Mục tiêu của việc này một phần là đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá, biến PLA từ một lực lượng chủ yếu hoạt động trên đất liền thành một thế lực hùng mạnh của ông Tập Cận Bình.
Tại Hoa Kỳ, chính quyền tổng thống Trump đã đẩy lùi những nỗ lực này bằng cách tăng cường giám sát các công ty và học giả có liên hệ với PLA. Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, gần đây, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Stanford đã bị buộc tội gian lận visa vì không tiết lộ mối quan hệ của cô với quân đội Trung Quốc.
Báo cáo cho thấy các trường đại học tại New Zealand đã công bố các nghiên cứu chung với các trường đại học liên kết với PLA nhiều hơn cả Hoa Kỳ trong 25 năm qua.
Giáo sư Wang Ruili vừa làm việc tại Massey đồng thời giám sát bảy nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc phòng và Công nghệ Quốc gia (NUDT), trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc và được tài trợ chủ yếu bởi PLA.
NUDT có hồ sơ nghiên cứu về siêu máy tính, xe tự hành, vũ khí siêu âm, hệ thống vệ tinh Beidou là đối thủ chính của vệ tinh GPS thuộc sở hữu của Hoa Kỳ.
Wang và các sinh viên của mình cũng đã tham gia vào việc phát triển các hệ thống không người lái, được Tướng Trung Quốc Yang Xuejun khen ngợi là cốt lõi của thiết bị vũ khí. Đại tướng, đồng thời là chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự, đã khuyến khích các nhà nghiên cứu của NUDT nắm bắt cơ hội lịch sử của phương thức chiến đấu không người lái thông minh.
Vào ngày 3/8, một phát ngôn viên của Đại học Massey đã xác nhận với The Epoch Times rằng họ không còn có mối quan hệ với iFlytek.
Năm 2017, các nhà khoa học tại trường đại học đã bay tới Hợp Phì ở Trung Quốc ký thỏa thuận với iFlytek để tài trợ cho một vị trí tại Massey. Vị trí này dành cho Wang Ruili.
Mô hình máy bay chở hàng không người lái hàng đầu của công ty (P-750-XSTOL) sau đó đã được thông qua và bay ở Trung Quốc dưới một biệt danh khác (AT-200) và hiện đã được điều chỉnh cho mục đích quân sự, đặc biệt là chống nổi dậy và tấn công nhẹ.
Ông Brady cảnh báo, Trung Quốc có nguy cơ gây thất tín lớn, nếu chính phủ không giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ cho Bắc Kinh, đặc biệt là do tính chất chặt chẽ của cộng đồng khoa học, các nhà khoa học và công ty công nghệ của New Zealand có thể có khả năng bị loại bỏ khỏi các cơ hội hợp tác và kinh doanh quốc tế.
Ví dụ như đề xuất D10 gần đây của chính phủ Anh, trong đó cho thấy một nhóm các quốc gia cùng nhau phát triển các công nghệ 5G thay thế bên ngoài công ty viễn thông Trung Quốc Huawei. Đề xuất này đã không bao gồm New Zealand, mặc dù các quốc gia Five Eyes khác đều được đưa vào (Úc, Hoa Kỳ và Canada).
Theo The Epoch Times
Minh Khuê biên dịch