Trong đông y thường nói, “ấm thì sẽ thông, thông sẽ hết đau”, do đó dùng khăn ấm chườm lên chỗ đau sẽ đạt được hiệu quả rất tốt.

Khi chườm ấm thì nên dùng khăn sạch, ngâm với nước nóng 40 – 45°C, sau đó vắt khô và chườm lên chỗ bị đau. Tốt nhất nên phủ một lớp vải lên chỗ bị đau trước khi chườm. Thông thường sau mỗi 5 phút thì thay khăn nóng một lần. Thời gian chườm từ 15 đến 20 phút, mỗi ngày làm 3-4 lần.

Phòng ngừa bệnh điếc tai

Dùng khăn ấm để chườm hoặc ấn nhẹ lên khu vực tai, giúp cải thiện tuần hoàn máu ở tai. Phòng ngừa chức năng tai bị kém hay nghễnh ngãng do thiếu máu.

Cải thiện tình trạng nhức đầu

Để khăn ấm ở phía sau gáy, mỗi lần để vài phút, giúp kích thích các huyệt vị sau gáy, cải thiện tình trạng đau nhức đầu, thậm chí còn giúp nâng cao năng lực tư duy và phản ứng của đại não.

Dùng khăn ấm chườm lên mắt giúp cải thiện tình trạng mỏi mắt. ( Ảnh: Internet)
Dùng khăn ấm chườm lên mắt giúp cải thiện tình trạng mỏi mắt. ( Ảnh: Internet)

Cải thiện tình trạng mỏi mắt

Dùng khăn ấm chườm mắt có thể gia tăng sự tuần hoàn máu quanh mắt, cải thiện tình trạng mỏi mắt, khô mắt, khiến mắt sáng hơn.

Trị bệnh sái cổ

Khi bị sái cổ nhẹ có thể dùng khăn ấm chườm lên chỗ bị đau, đồng thời nhẹ nhàng cử động cổ về phía trước, phía sau và sang hai bên.

Khi cổ bị cứng và đau nhức, có thể dùng khăn ấm để làm giảm bớt sự co rút cơ cổ. ( Ảnh: Internet)
Khi cổ bị cứng và đau nhức, có thể dùng khăn ấm để làm giảm bớt sự co rút cơ cổ. ( Ảnh: Internet)

Phòng ngừa các bệnh về đốt sống cổ

Thời kỳ đầu của bệnh có thể có hiện tượng cổ bị cứng, đau nhức. Hoặc sau khi bị lạnh liền xuất hiện hiện tượng đau nhức vai gáy. Bạn có thể dùng khăn ấm để cải thiện tình trạng này, giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, làm giãn và thả lỏng các cơ bị co rút, phòng ngừa bệnh về đốt sống cổ, viêm cột sống.

Giảm bớt bệnh đau lưng mãn tính

Bị đau nhức ở thắt lưng, có thể dùng khăn ấm để chườm có tác dụng giảm bớt tình trạng đau nhức. Nhưng nếu bệnh tình nghiêm trọng thì bạn nên đi bác sĩ.

( Ảnh: Internet)
( Ảnh: Internet)

Bị thương

Nếu như bạn bị thương do vận động thì không được chườm khăn nóng ngay. Sau khi bị thương từ 2-3 ngày, nếu như không có hiện tượng chảy máu hoặc sưng tấy. Khi đó bạn có thể dùng khăn ấm chườm để cải thiện bệnh trạng.

Cơ bắp thịt bị cứng do tiêm

Dùng khăn ấm chườm và ấn nhẹ lên khu vực bị co cứng, mỗi lần 30 phút. Có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn máu tại khu vực bị co cứng, và giúp đẩy nhanh sự hấp thụ thuốc.

( Ảnh: Internet)
( Ảnh: Internet)

Làm giảm đau nhức cơ mông

Nếu phần cơ mông bị co cứng và tê, bạn có thể nằm sấp và chườm khăn ấm lên trên. Tình trạng đau nhức và ê mông sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Trị bệnh đau bụng kinh và đau bụng do nhiễm lạnh

Nữ giới bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do nhiễm lạnh. Có thể dùng khăn ấm để chườm, có tác dụng giảm đau, hết ứ tắc và lưu thông khí huyết.

Chú ý:

Tại chỗ đau nếu có mụn nước, có thể sẽ bị vỡ và hình thành vết thương hở, do đó chúng ta không nên chườm khăn ấm.

Nếu như chỗ bị thương vẫn có máu hoặc phù nề thì không nên chườm khăn ấm. Nên đợi đến khi hết chảy màu và sưng tấy sau 48 giờ, thì mới nên chườm khăn ấm.

Đau bụng cấp tính chưa kịp chuẩn đoán và bệnh đau mắt đỏ thì không nên chườm khăn ấm.

Theo Secretchina
Thiên Minh biên dịch

Xem thêm: