Ở Việt Nam hiện đã có thể ghép được giác mạc, thận, tim, gan… mới đây bệnh viện Việt Đức đưa thông tin đã lên kế hoạch để ghép được cho các bộ phận khác nữa như phổi, ruột, tử cung và tứ chi. Tuy nhiên không như các phương pháp chữa bệnh thông thường khác, việc ghép tạng còn làm thay đổi số phận họ.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối tạng quốc gia cho biết sắp tới BV sẽ thực hiện ca ghép phổi ở người lớn vào tháng 9/2017. Trước đó, tháng 2/2017 Việt Nam đã thành công với ca ghép phổi đầu tiên ở trẻ em, với sự hỗ trợ của chuyên gia Nhật Bản. GS Sơn đánh giá đây là một thành công rất lớn, ngay ở ca đầu tiên.

GS Trịnh Hồng Sơn chia sẻ bước tiến mới trong lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam

Theo GS Sơn, ca ghép phổi đầu tiên này chắc chắn có nhiều khó khăn do Việt Nam chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên BV đã chuẩn bị kỹ càng mọi vấn đề cho ca ghép đặc biệt này.

Bên cạnh đó, GS Sơn cũng chia sẻ về kế hoạch ghép tử cung tự thân cho chính những phụ nữ phải cắt tử cung trong sinh nở. Lĩnh vực ghép ruột, ghép tứ chi cũng được nghiên cứu đến và được cho là nằm trong khả năng.

Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là nguồn hiến. Đa phần người Việt vẫn quan niệm “chết phải toàn thây” tỉ lệ số người chấp nhận hiến tạng còn rất thấp.

Cho đến nay y học hiện đại cho rằng ghép / thay tạng hoặc các bộ phận của cơ thể người là giải pháp cuối cùng cho bệnh nhân cứu vãn sự sống (hoặc chức năng). Ngoài khó khăn nguồn tạng, đào thải sau ghép cũng là một rào cản khác chưa giải quyết được rốt ráo. Một số bệnh nhân cũng cho biết các “tác dụng phụ đặc biệt” xảy ra sau khi ghép tạng, điều này ít được giới chuyên môn ghép tạng đề cập đến.

Điều bác sĩ ít tiết lộ: Ghép tạng, ghép cả linh hồn! Số phận đổi thay

Ghép tạng có làm thay đổi tính cách của bệnh nhân?

Nói về ghép tạng, các vấn đề được ưu tiên bàn luận thường sẽ là thời gian chờ tạng, chi phí, tỉ lệ đào thải và số năm kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân… Nhưng có một hiện tượng hay xảy ra sau khi ghép mà ít được nhắc tới, đó chính là “sự thay đổi nội tâm” của người nhận tạng.

Năm 2008 ở Georgia, Hoa Kỳ đã xảy ra một câu chuyện kỳ lạ sau ca ghép tim của bệnh nhân. Sonny Graham, 69 tuổi, là một người được ghép tim từ 12 năm trước. Người hiến tim là Terry Cottle, 33 tuổi.

Ngay sau ca mổ, Graham đã đến gặp người vợ góa của người hiến tim cho mình, ông đã yêu cô và họ kết hôn vài năm sau đó. Nhưng không may, cuộc đời của Graham đã có kết cục giống như người đã hiến tim cho mình. Ông đã chết theo đúng cách của Cottle, bằng cách tự bắn vào đầu.

Một trường hợp khác, Sheridan, 63 tuổi, đã được phẫu thuật thay tim tại bệnh viện Mount Sinai ở New York. Điều làm các nhân viên của bệnh viện ngạc nhiên là trước phẫu thuật, Sheridan vẽ rất dở. Sau phẫu thuật, kỹ thuật vẽ tranh của Sheridan đã tiến bộ diệu kỳ, ông đã tạo ra nhiều tác phẩm tuyệt vời. Và sau đó, người ta khám phá ra rằng trái tim mới của Sheridan đến từ một họa sĩ nghiệp dư, người vừa qua đời trong một tai nạn xe hơi.

Trong một số trường hợp hiện tượng này xuất hiện rõ ràng, bệnh nhân cảm thấy “giống như người lạ trong cơ thể mình“. Một bệnh nhân ghép gan thay đổi một cách đáng kinh ngạc sau phẫu thuật, cô mong được uống một cốc bia lớn dù trước đây chưa từng sử dụng đồ uống có cồn. Trước khi phẫu thuật, cô là một tín đồ âm nhạc cổ điển nhưng sau đó cô lại thích nhạc rap, điều mà cô không thể tưởng tượng được trước đây. Bây giờ cô có cảm giác như có người lạ bên trong cơ thể mình.

Một bệnh nhân nam giấu tên đã nói: “Tôi cảm thấy như ca phẫu thuật cấy ghép đã bàn giao cơ thể tôi cho một linh hồn khác – những cảm xúc của tôi, cách tôi hành động, cách tôi cảm nhận cuộc sống, suy nghĩ của tôi, mong muốn của tôi, tất cả đều thay đổi, cứ như có hai linh hồn sống trong tôi“. Người thân của ông thấy rằng ông không còn nhân cách, tính cách, thói quen và sở thích của chính mình. Vậy là các bệnh nhân cấy ghép có thể tiếp tục sống sau phẫu thuật nhưng người nhà hay thậm chí chính họ có thể không nhận ra nổi tính cách của mình.

Đi tìm lời giải thích

Ghép tạng làm thay đổi số phận bệnh nhân

Nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích những hiện tượng này nhưng đa số đều chưa thỏa đáng.

Theo tiến sĩ Jack Copeland, bác sĩ phẫu thuật tim hàng đầu ở Mỹ, sau phẫu thuật, một số người ốm đau sẽ trở nên khỏe mạnh nên không có gì ngạc nhiên khi họ sẽ bắt đầu những hoạt động mà trước đây điều kiện sức khỏe không cho phép. Một số người thậm chí còn thay đổi hoàn toàn, sống tích cực để bù lại quãng thời gian bỏ phí vì bệnh tật.

Gây tranh cãi nhất là cách giải thích dựa trên lý thuyết về “ký ức tế bào”. Một số chuyên gia tâm lý Đại học Arizona cho rằng, mọi tế bào đều mang một phần năng lượng và ký ức của cơ thể mà từ đó nó sinh ra. Một khi tế bào còn sống thì ký ức còn tồn tại và nó sẽ tiếp tục hoạt động khi tế bào mang nó được cấy ghép vào cơ thể mới.

Như vậy, ký ức của một con người có thể nằm ở bất cứ đâu trong cơ thể: tim, phổi, thận, gan… Rất có thể chính những bộ phận được ghép này sẽ đem ký ức về người hiến tặng sang người nhận và làm thay đổi thói quen của họ.

Hoàng Kỳ tổng hợp

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.