Theo số liệu thống kê của bệnh viện Tâm thần TP. HCM, thì trong 6 tháng đầu năm 2017, số lượng trẻ mắc tăng động giảm chú ý là 2.200 trẻ, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ trẻ tăng động ngày càng tăng theo cấp số nhân đang khiến các bậc cha mẹ lo ngại về tương lai con em mình.

Trẻ em xem ti vi là một trong những nguyên nhân gây tăng động (Ảnh: sunflower.vn)

Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em (AD/ADHD) hay còn gọi là “hội chứng trẻ hiếu động” và “rối loạn hiếu động kém tập trung” là một rối loạn có tính chất tâm lý thường gặp ở trẻ em, khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, khả năng tập trung chú ý kém gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội. Trẻ không tập trung và hiếu động thường được chẩn đoán phát hiện ở lứa tuổi 4-6 tuổi, và bé trai bị nhiều hơn bé gái gấp 4-10 lần. Tuy nhiên, sau này tỉ lệ rối loạn này ở bé gái cũng tăng rõ rệt.

ADHD thường xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của trẻ (thông thường là trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời). Mức độ thay đổi theo từng cá nhân, nhưng có khuynh hướng giảm dần (ít nhất là trên vấn đề vận động) vào tuổi thiếu niên.

Trẻ tăng động thường được phát hiện ở lứa tuổi 4-6 tuổi, và bé trai bị nhiều hơn bé gái gấp 4-10 lần (Ảnh: tretuky.info)

Câu chuyện của bé Việt Anh

Như bao phụ nữ nông thôn khác ở các vùng quê nghèo miền Bắc chị Huệ lấy chồng và sinh liền 3 đứa con nên đành bươn trải gửi con cho ông bà nội để lên Hà Nội làm ăn.Vì mải đi từ sáng tới tối chị anh chị không để ý tới con, ông bà nội ở nhà vị muốn cháu ngồi yên nên mở ti vi cho cháu xem từ sáng tới tối. Mãi cho tới khi thấy con nghịch luôn chân luôn tay, leo trèo không biết sợ và bỏ ngoài tai những gì bố mẹ nói, nghịch bất cứ thứ gì nhìn thấy và tới hơn 2 tuổi vẫn chưa biết nói. Anh chị mới tá hỏa cho con đi khám và phát hiện bé bị hội chứng tăng động giảm chú ý. Chị Huệ chia sẻ: “Ban đầu em thấy con nghịch thì nghĩ là bình thường vì con trai mà không nghịch thì người ta lại bảo đần. Nhưng lâu dần thấy con càng ngày càng có những dấu hiệu bất ổn. Con nghịch luôn chân luôn tay không biết sợ là gì, cũng không để ý tới lời người lớn nói. Cái gì cũng tò mò sờ tay vào, lại leo trèo mọi chỗ khi có thể. Mãi cu nhà em lại không nói được nên đi hỏi thăm một chị cùng làng có con 4 tuổi cũng bị tăng động và mang đi khám. Bác sĩ nói nguyên nhân chủ yếu là do em để con xem ti vi nhiều quá chị ạ.”

Biểu hiện của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Quan sát con khi ở nhà, ở nơi công cộng, ở trường/lớp thường xuyên có những biểu hiện sau:

Trẻ tăng động thường hay bồn chồn, luôn hoạt động chân tay, ngồi không yên (Ảnh: twiblue.com)

Tăng hoạt động

  • Hay bồn chồn, luôn hoạt động chân tay, ngồi không yên.
  • Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo hoặc rời bỏ chỗ ngồi ở nơi cần ngồi yên.
  • Trả lời một cách bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi.
  • Khó khăn khi phải chờ đợi hoặc phải xếp hàng chờ theo thứ tự.

Giảm chú ý

  • Dễ mất tập trung do các tác động bên ngoài.
  • Không cẩn thận, không chú ý tỉ mỉ, hay gây sai sót.
  • Ít tuân theo sự hướng dẫn, hay làm mất đồ dùng, đồ chơi.
  • Thường hay bỏ dở việc này để làm sang việc khác.
  • Trẻ không duy trì chú ý được lâu so với trẻ bình thường cùng tuổi.

Nếu bạn phát hiện con có các biểu hiện trên kéo dài trên sáu tháng và xuất hiện trước 7 tuổi gây cản trở tới học tập, sinh hoạt, công việc và quan hệ ở gia đình, trường học cần hét sức chú ý vì bé có thể bị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý

Nghiện điện tử, internet, xem ti vi nhiều là nguyên nhân gây tăng động ở trẻ (Ảnh: abc.net.au)
  • Do di truyền hoặc bởi những loại bệnh lý khi mẹ mang thai gây tổn thương não sau khi sinh
  • Do môi trường sống không ổn định: ồn ào, đông đúc, lộn xộn…
  • Do trẻ nghiện điện tử, internet, xem ti vi nhiều
  • Một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường

Các chú ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Liệu pháp tâm lý trị liệu

Một số trẻ em bị chứng không tập trung hiếu động sẽ hết đi khi trẻ lớn lên, một số khác thì chứng này có thể tồn tại suốt đời. Tuy nhiên, nhờ vào các phương pháp điều trị giúp kiểm soát được chứng bệnh này, và người bệnh có được cuộc sống bình thường. Các biện pháp điều trị này bao gồm: tâm lý trị liệu, hỗ trợ từ phía gia đình, nhóm hỗ trợ, cha mẹ trẻ nên có kiến thức để giúp đỡ những trẻ hiếu động. Cách tốt nhất là phối hợp giữa cha mẹ, thầy cô giáo, bác sĩ và nhà tâm lý trong việc điều trị cho trẻ:

Vì trẻ em hiếu động thường gặp phải những vấn đề về tập trung chú ý, vì vậy các bậc cha mẹ và thầy cô giáo cần phải diễn đạt một cách rõ ràng để cho trẻ dễ tiếp thu trong học tập và phải đảm bảo là trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trẻ hiếu động rất dễ bị phân tán do đó tốt hơn là nên giao cho trẻ những công việc đơn giản. Nếu như công việc hay trò chơi có tính phức tạp, thì nên phân chia ra thành từng giai đoạn để trẻ dễ hiểu và dễ thực hiện.

Chú ý khi chăm sóc trẻ tăng động (Ảnh: tretuky.org.vn)

Trẻ hiếu động đặc biệt rất nhạy cảm với những kích thích từ môi trường bên ngoài. Do đó cần phải tổ chức thành nhóm hoặc giao công việc dạy dỗ trẻ cho những người có tính kiên nhẫn và biết hoạt náo. Khi chú ý xem tivi cũng vậy, những hình ảnh xáo động và những bài nói chuyện trên tivi dễ ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Dó đó cần phải tránh.

Khi làm bài tập ở trường hay những công việc khác, cần bố trí cho trẻ nơi yên tĩnh để không làm cho trẻ bị phân tán.

Trẻ nên cho ngủ đầy đủ: tối thiểu từ 8-9 tiếng mỗi ngày, và ban ngày nên cho trẻ ngủ trưa.

Vì trẻ hiếu động đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Không nên la mắng trẻ. Điều quan trọng là người giáo dục trẻ nên biết được những mặt hạn chế cũng như nhu cầu của trẻ để đưa ra biện pháp giáo dục trẻ một cách thích hợp.

Trẻ hiếu động thường không biết nguy hiểm là gì. Chính vì vậy mà người dạy trẻ cần phải theo dõi trẻ sát sao hơn bình thường. Khi bạn cần tìm một người giữ trẻ như thế, bạn nên chọn người có kinh nghiệm và có kỹ năng nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra cho trẻ.

Dùng bạo lực, la hét hay đánh đập trẻ thường không mang lại lợi ích gì mà lại làm cho trẻ bị ”lờn mặt” đi. Lúc này tốt hơn là nên yêu cầu trẻ vào phòng đóng cửa lại. Cách giải quyết này cũng làm cho bạn và trẻ lấy lại bình tĩnh.

La mắng hay quở trách sẽ gây thêm rối loạn hành vi của trẻ. Trẻ hiếu động thường gặp phải vấn đề trầm trọng về khả năng tự tin của chúng. Điều quan trọng là làm thế nào để chỉ ra cho trẻ điều đó để chúng trở nên tốt hơn, chứ không nên nhắc đi nhắc lại về những sai lầm mà trẻ mắc phải. Hãy rộng lượng và khuyến khích trẻ.

La mắng hay quở trách sẽ gây thêm rối loạn hành vi không tốt cho trẻ tăng động (Ảnh: pinterest.com)

Tuân thủ nếp sinh hoạt

Các bậc cha mẹ nên cho trẻ một định hướng rõ ràng thông qua thiết lập các nếp sinh hoạt. Thiết lập 1 lịch sinh hoạt để nhắc nhở trẻ những việc gì cần làm và làm trong thời gian bao lâu. Điều này sẽ giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể hoàn thành nhiệm vụ. Lịch sinh hoạt cần làm chi tiết cả việc đi lại, ăn uống, chơi đùa, làm bài tập, làm các công việc nhà, các hoạt động khác và giờ ngủ.

Chế độ dinh dưỡng

Nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của tăng động giảm chú ý hiện rất đa dạng nhưng các chuyên gia sức khỏe tin rằng thực phẩm tốt cho não sẽ giúp giảm chứng bệnh ADHD.
Các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu đỗ, lạc… sẽ giúp cải thiện sự tập trung. Các loại chất xơ phức hợp như lê, ngũ cốc nguyên cám cũng rất hữu ích với trẻ tăng động.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tăng động (Ảnh: marryliving.vn)

Giảm thời lượng xem truyền hình

Mối liên quan giữa truyền hình và ADHD không rõ ràng nhưng Viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc. Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì không nên cho cho xem quá 2 tiếng/ngày. Để giúp trẻ phát triển và có thể tập trung, nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như chơi trò chơi hoạt động ngoài trời, xếp hình, giải câu đố và đọc truyện.

Phương pháp phán đoán trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý

1. Dùng ngón tay chỉ vào mũi

Để trẻ dùng ngón trỏ của tay trái và tay phải tự chỉ vào đầu mũi của mình. Bảo trẻ nhắm hai mắt và dần mở từng ngón tay 5 lần để quan sát sự phối hợp và tốc độ trong quá trình trẻ thực hiện động tác.

Cách phân biệt: Nếu trẻ thực hiện động tác một cách vụng về, sai sót nhiều nhất là khi nhắm mắt vậy rất có thể trẻ bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý.

Nên khuyến khích trẻ tăng động tham gia các hoạt động ngoài trời (Ảnh: baoquocte.vn)

2. Phương pháp chỉ ngón tay

Bảo trẻ nắm chặt một tay như nắm đấm, dùng ngón cái của bàn tay kia lần lượt chạm vào từng đầu của nắm đấm. Sau đó đổi tay và lặp lại động tác. Cũng có thể dùng cách lần lượt sờ dùng một tay ấn lần lượt vào các ngón tay kia của bàn tay.

Cách phân biệt: Nếu động tác của trẻ lặp lại không liên tục, không linh hoạt và sai sót nhiều có thể trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Kiên Định