Cụ Châu Hữu Quang vừa bước qua sinh nhật lần thứ 111 không lâu, cụ có một cuộc sống từng trải, là giáo sư về kinh tế và là một chuyên gia tài chính.

Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang nghiên cứu ngôn ngữ học. Trong vòng 3 năm, cụ đã phát minh ra Bính âm Hán ngữ thường được dùng hiện nay, và được coi là cha đẻ của Bính âm. Cụ cũng từng hai lần tiếp xúc với Albert Einstein, nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỷ 20.

So với những thành tựu của cuộc đời, thì sự trường thọ của cụ còn đem đến nhiều điều kinh ngạc hơn nữa. Sau 100 tuổi cụ vẫn có thể viết sách xuất bản, đến nay 111 tuổi cụ vẫn kiên trì sáng tác, đầu óc không loạn, ăn uống bình thường, thân thể khỏe mạnh.

Nói về trường thọ, cụ có tổng kết 5 điều có thể giúp mọi người thọ đến bách niên.

1. Con người không chết vì đói mà chết vì ăn nhiều

Tôi không dùng thuốc bổ, người nhà đưa thuốc bổ nhưng tôi không dùng. Trước đây làm tại ngân hàng nhiều người chiêu đãi, có một số người ăn bạt mạng, nhưng tôi không ăn uống lung tung. Tôi còn nhớ trước đây có một vị thầy thuốc nói rằng: Đại đa số mọi người không chết vì đói mà chết vì ăn nhiều.

Không ăn quá nhiêu nếu bạn muốn sống thọ (Ảnh: Almi via Pixabay/CC0 1.0)
Không ăn quá nhiều nếu bạn muốn sống thọ. (Ảnh: Almi via Pixabay/CC0 1.0)

Tục ngữ cũng có câu: Bệnh tòng khẩu nhập. Bệnh cao huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường đều là những ví dụ chứng minh điều này. Thân thể không cần, nhưng lại gắng sức ăn, thì trái lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Về ẩm thực, thì rất nhiều món mặn đều không thể ăn, không ăn thịt chiên rán, chủ yếu ăn trứng gà, rau xanh, sữa, đậu phụ, và hai tách hồng trà, một buổi sáng và một buổi chiều. Sữa và trứng gà cũng không thể ăn nhiều, mỗi ngày một quả.

2. Tâm rộng lớn thì trường thọ, gặp chuyện gì cũng không giận

Tôi đối với mọi vật ngoài thân đều coi rất nhẹ. Phật giáo có câu, người đối với vật ngoại thân càng coi trọng nhiều, thì tinh thần của người đó liền thống khổ. Rất nhiều năm trước tôi bị chứng mất ngủ, không thể ngủ được. Đến thời “Cách mạng văn hóa” tôi bị đưa về nông thôn, thì chứng mất ngủ lại khỏi. Đến bây giờ cũng không bị mất ngủ trở lại.

Tôi và người bạn đời đều tin tưởng câu nói: Tái ông thất mã, an tri họa phúc (nghĩa là ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc). Khi gặp bất cứ sự tình gì không thuận lợi, thì không phải thất vọng, cũng không nên tức giận.

Không tức giận (Ảnh: Kay Rubacek)
Không tức giận, gặp chuyện gì cũng điềm tĩnh. (Ảnh: Kay Rubacek)

3. Sinh hoạt càng đơn giản càng tốt

Cuộc sống của tôi hiện giờ rất đơn giản: ngủ, ăn, đọc sách, viết văn. Hàng tháng, tôi đều viết bài đăng trên báo.

Về ăn uống, tôi chỉ ăn trứng gà, rau xanh, sữa, và đậu phụ. Mặc quần áo cũng đơn giản, người khác đưa quần áo đẹp tôi cũng không mặc. Tôi cũng không di du ngoạn, mà ở nhà sáng tác, uống trà, đọc sách, tu thân dưỡng tính.

Trước đây tôi cho là mình không có khả năng trường thọ, vì hồi trẻ thân thể tôi không được khỏe mạnh, từ nhỏ lúc mới sinh đã mắc bệnh lao phổi, bị trầm cảm. Khi kết hôn, mẹ tôi đã tìm đến thầy bói, ông ấy nói rằng tôi chỉ sống đến năm 35 tuổi. Tôi nghĩ thầy bói nói không sai, nhưng chính tôi tự cải biến thọ mệnh của tôi.

Cuộc sống giản đơn và bình thản dẫn đến trường thọ. (Ảnh: Pixabay)
Cuộc sống giản đơn và bình thản dẫn đến trường thọ. (Ảnh: Pixabay)

Tôi sống có quy luật, không ăn uống bừa bãi. Tôi không hút thuốc hay uống rượu, chỉ uống chút bia. Tôi nghĩ sinh hoạt có quy luật, lòng dạ trọng yếu là phải khoan dung, khi đụng phải nhiều trắc trở, lòng dạ khoan dung thì liền thành không có vấn đề gì.

4. Đến già, nói “3 không”

Ba không là: 1 không lập di chúc, 2 không tổ chức sinh nhật, 3 là không tổ chức mừng năm mới. Không lập di chúc, thì cả gia đình sống hòa thuận. Không tổ chức sinh nhật, tôi có thể quên đi tuổi mình; và không tổ chức tiệc mừng năm mới giúp cuộc sống được bình thản. Sinh hoạt hàng ngày càng ngày càng giản đơn càng tốt.

Luôn luôn thanh thản. (Ảnh: Unsplash qua Pixabay/CC0 1.0)
Luôn luôn thanh thản. (Ảnh: Unsplash qua Pixabay/CC0 1.0)

5. Nuôi dưỡng tình yêu và sự tôn kính giữa hai vợ chồng

Vợ tôi khi còn sống, cô ấy thích uống trà, tôi thích uống cà phê. Chúng tôi buổi sáng buổi chiều đều cùng uống, nâng chén chúc nhau. Vợ chồng đối với nhau không chỉ có yêu mà còn phải có kính trọng lẫn nhau.

 Kính trọng người bạn đời của bạn (Ảnh: Unsplash qua Pixabay/CC0 1.0)
Kính trọng người bạn đời. (Ảnh: Unsplash qua Pixabay/CC0 1.0)

Mặc dù động tác nâng chén chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lại rất hữu dụng, giúp sinh hoạt gia đình thêm thú vị, ổn định. Phu thê trong lúc đó hai bên tôn kính lẫn nhau, đây là truyền thống cổ xưa truyền đến nay, rất có đạo lý. Hai vợ chồng sống cùng nhau thời gian dài, thì chỉ có mỗi ngày đều vui vẻ, thì tinh thần và thể xác mới khỏe mạnh. Nếu không, cứ ba ngày cãi một trận, năm ngày đánh nhau một trận, thì không chỉ cả hai đều không vui, mà thân thể cũng bị tổn hại.

Theo visiontimes
Tú Linh biên dịch

Xem thêm: