Giàu hương vị, chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, nên sẽ là một sai lầm lớn nếu trong chế độ ăn uống của bạn thiếu các loại rau này. Đừng quên ghi nhớ 10 loại rau rất tốt cho sức khỏe dưới đây.

1. Cà tím: Chống oxy hóa, chống stress

Quả cà tím chứa lượng calo thấp (32 kcal/100 g). Da quả cà càng ngả màu tím sẫm, thì càng chứa nhiều axit phenolic, anthocyanin và nasunin, chất chống oxy hóa chống lại stress… Các chất này rất tốt cho việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nhưng cà tím dễ dàng hấp thụ rất nhiều dầu và chất béo, nên cách ăn cà tím tốt nhất cho sức khỏe là nên hấp hoặc nướng.

2. Nấm thông: Một loại thực vật giàu protein

Nấm thông có lượng calo thấp, giàu nước và chất xơ. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein trong nấm thông cao hơn các loại rau tươi khác. Vì vậy, tốt nhất là nên nấu kết hợp nấm với một loại đậu (đậu lăng, đậu khô…) sẽ cho ra một món ăn giàu protein thực vật, món này rất tốt để xây dựng cơ bắp.

3. Ớt chuông (ớt ngọt): Rất giàu vitamin C

Hình ảnh được cung cấp bởi Steve Buissinne từ Pixabay

Một khẩu phần 100 g chứa 126 mg vitamin C, phần lớn đáp ứng nhu cầu hàng ngày được đề nghị. Tạm biệt sự mệt mỏi và giảm khả năng miễn dịch! Bạn hãy lưu ý rằng khi trái ớt chuông chín thì lúc lượng vitamin C tăng lên rất nhiều. Do đó, hàm lượng vitamin C của trái ớt đỏ cao gần gấp đôi so với loại ớt chuông màu xanh hoặc vàng.

4. Bí ngòi: Nữ hoàng của sự thanh nhẹ

Với 16 kcal/100 g, đây là loại rau giảm béo tuyệt vời, miễn là bạn không chiên hoặc không nhồi thịt! Ngoài ra, bí ngòi cũng có đặc tính chống giữ nước nhờ hàm lượng chất xơ, vitamin C và kali lợi tiểu.

5. Đậu đũa: Thức ăn ưa chuộng cho một dạ dày nhạy cảm

Bạn có biết tại sao nó được coi là một trong những thức ăn được giới thiệu cho trẻ nhỏ không? Bởi vì ngay cả hệ thống tiêu hóa nhạy cảm nhất của trẻ cũng có thể dễ dàng tiêu hóa được chất xơ hòa tan của loại rau này.

6. Atisô: Thanh lọc cơ thể

Hình ảnh được cung cấp bởi Umbe Ber từ Pixabay

Atisô chứa cynarin – một chất chống oxy hóa kích thích túi mật và loại bỏ độc tố. Thêm vào đó là kali, có tác dụng lợi tiểu, nó tham gia tích cực vào việc giải độc gan, bảo vệ hệ tiêu hóa và chống ứ nước.

7. Cây thìa là bẹ: Tạo cảm giác no

Chất xơ dồi dào của nó phình to trong dạ dày và giảm cơn đói khi bạn thèm ăn. Đây là chất xơ hòa tan, làm chậm quá trình tiêu hóa của cơ thể khiến chúng ta cảm thấy không bị đói. Nấu chín, hầm hoặc trộn với các loại rau khác, nó trở nên dễ tiêu hóa hơn.

8. Dưa leo: Chứa nhiều nước

Dưa leo chứa đến 95% nước, có thể bù cho lượng nước mất trong cơ thể trong thời tiết nóng hoặc các hoạt động thể thao. Với 16 kcal/100 g, salad dưa chuột là món ăn thích hợp cho mùa nóng nực, nó tạo cảm giác mát mẻ, giúp giảm cân và giảm cholesterol trong máu.

9. Rau chút chít (lá dương đề)

Giàu chất chống oxy hóa (lutein và zeaxanthin), giống như rau bina, cải Brussels, cải xoăn, cải xoong, rau diếp, bông cải xanh…, nó có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng khi về già. Những dưỡng chất trong rau chút chít cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt chống lại tia UV bằng cách lọc đặc biệt là ánh sáng xanh, gây hại cho mắt và đặc biệt là võng mạc.

10. Tỏi: Chống nhiễm trùng và chống ung thư

Nhiều nhà khoa học quan tâm đến gia vị này, những củ tỏi nho nhỏ nhưng có tác dụng cực kỳ tốt. Nếu được sử dụng thường xuyên, tỏi giúp thanh lọc cơ thể nhờ tác dụng kháng khuẩn và chống ngứa. Tỏi đứng đầu danh sách thực phẩm được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, vì tính chất bảo vệ tim nhờ vào sự phong phú của các chất chống oxy hóa (flavonoid, polyphenol, selen…), là chất chống đông máu giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và cũng có khả năng làm giảm mức độ cholesterol xấu trong máu.