Công trình khoa học có giá trị nhất, lợi ích nhất trong truyền máu là sự phát minh ra các kháng nguyên hệ hồng cầu và nhóm máu của Karl Landsteiner đầu thế kỷ 20. Trãi qua nhiều thăng trầm, ngành khoa học truyền máu đã không ngừng phát triển, mang lại thành tựu to lớn ngành y học truyền máu, cứu sống hàng triệu người.

Hiện nay, bốn nhóm máu phổ biến nhất là A, B, AB và O nhưng mới đây các nhà khoa học đã phát hiện hai nhóm máu mới, đó là Langereis và Junior, một nghiên cứu trên Tạp chí Nature Genetics cho biết.

Việc xác định chính xác nhóm máu rất quan trọng, không chỉ giúp việc truyền máu an toàn, mà còn có giá trị trong các chuyên khoa khác như ghép tạng, phụ sản… Đã có nhiều trường hợp sẩy thai, thải tạng ghép nguyên nhân nằm ở bất đồng nhóm máu nhưng bác sĩ không thể tìm ra được lý do.

Các chuyên gia tại trường đại học Vermont, Mỹ cho biết nghiên cứu này đã mở ra rất nhiều hy vọng trong lĩnh vực y học như truyền máu, thay thế các bộ phận cơ thể, sự phát triển của thai nhi và đối phó với căn bệnh ung thư.

Nghiên cứu này đã mở ra rất nhiều hy vọng trong lĩnh vực y học.
Nghiên cứu này đã mở ra rất nhiều hy vọng trong lĩnh vực y học.

“Hơn 50.000 người Nhật được cho là có Junior âm tính và có thể sẽ gặp phải các vấn đề về truyền máu vì không tương hợp giữa người mẹ với thai nhi”, ông Bryan Ballif, giáo sư sinh vật học cho biết.

Ông và các đồng nghiệp ấn tượng về hai loại protein có tên ABCB6 ABCG2 của tế bào hồng cầu có liên quan tới các nhóm máu vốn ít được biết đến này. Trước đây, chúng ta xác định 30 loại protein có vai trò trong quá trình hình thành một nhóm máu cơ bản nhưng số lượng hiện nay là 32.

“Tuy các kháng nguyên của hai nhóm máu Junior Langereis đã được tìm thấy cách đây vài chục năm nhưng đến nay cơ sở di truyền của các kháng nguyên này vẫn chưa được biết đến. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều người đã có nhóm máu Langereis hoặc Junior ở dạng âm tính hay dương tính nhưng họ không biết”, giáo sư Ballif kết luận.

Theo Sciendaily

Xem thêm: