Rửa rau, một việc tuy đơn giản, nhưng cũng cần học một chút để rau vừa sạch, vừa tiết kiệm được thời gian. Chúng ta cùng tham khảo các cách rửa rau củ quả dưới đây nhé.

Rửa rau trước khi nấu ăn là việc làm diễn ra hàng ngày ở mỗi gia đình. Mục đích của việc rửa rau là để loại bỏ đất, cát, rác, ký sinh trùng và một phần nhỏ thuốc bảo vệ thực vật.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội phân tích trên Đời sống Plus, nên rửa rau bằng cả hai cách sử dụng chậu và rửa dưới vòi nước. Cụ thể, rau khi nhặt sạch đem ngâm vào chậu nước sẽ giúp hòa tan các hóa chất hữu cơ có trong rau. Những chất bẩn bụi bặm đất cát, cần có thời gian ngâm để tách ra. Đến lúc này chỉ cần dùng tay khua nhẹ những chất bẩn và hóa chất, thuốc trừ sâu được gột rửa bớt đi.

Tùy mức độ bẩn mà rửa rau như vậy từ 2-3 lần. Sau đó, đưa rau lên dưới vòi nước chảy, cầm xuôi theo chiều rau tùy từng loại rau. Cầm nhẹ nhàng, rửa xuôi theo chiều dòng nước rau sẽ sạch hơn.

(Ảnh minh hoạ: Sống Khoẻ).

Nếu có ngâm thêm nước muối trước khi sử dụng rau thì cần một vài hạt loáng thoáng là được. Tránh cho nhiều muối làm héo rau, nước muối đặc có tác dụng làm sạch kém hơn nước muối loãng.  

Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh, củ và quả

Theo các chuyên gia trên Ameii, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

– Rau ăn lá: được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Dùng nước muối loãng để ngâm, 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.

– Các loại quả: Quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật khi thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay bị nhiễm lúc bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền mà rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon và có thời gian để thuốc phân hủy. Quả nếu dùng ăn ngay thì có thể ngâm thêm với nước muối loãng.

– Các loại củ: Nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối loãng. Khi chế biến củ nên rửa sạch vỏ trước khi cắt gọt. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

(Ảnh minh hoạ: Phụ Nữ Today).

– Rau ăn hoa: được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

– Các loại rau gia vị thường chỉ cần rửa qua.

Một số lưu ý

– Không dùng thuốc tẩy: Khi dùng thuốc tẩy làm sạch rau quả, những hóa chất trong thuốc tẩy không những bị bám lại trên lỗ hấp thụ của vỏ mà từ đó còn gây ra thêm nhiều hệ lụy khác.

– Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

(Ảnh minh hoạ: Khoẻ đẹp).

– Baking soda là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch bề mặt các loại trái cây, rau quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu một cách tự nhiên và hiệu quả.

– Không nên ngâm rau quá lâu trong nước. Nếu ngâm rau qua 1 đêm thì mất hoàn toàn lượng vitamin C, các vitamin nhóm B, khoáng chất, protein trong rau cũng bị tan trong nước.

———

Video xem thêm: Cậu bé 2 tuổi gây sốt vì rửa rau, quét nhà thành thục

videoinfo__video3.dkn.tv||2cf2d061a__

Từ Khóa: