Rết có tác dụng chữa bệnh trong Đông y như trị kinh giản, trừ phong trị đau xương khớp… nhưng nó cũng nguy hại khôn lường nếu bạn bị cắn mà không biết cách xử lý.

Trong Đông y, rết được dùng để khử phong, trấn kinh giản, giải nọc độc của rắn, chữa hàn nhiệt tích tụ trong bụng, trụy thai, trừ ác huyết, trị nhọt. Người dân thường dùng 6 con rết lớn ngâm rượu 90oC, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng rồi bôi lên các mụn nhọt, trĩ, chỗ bị sâu để trị đau nhức rất chóng khỏi.

Rượu rết dùng trị bệnh trong Đông y như: Đau nhức, mụn nhọt, phong thấp… (Ảnh: Pinterest)

Nhưng nếu vô tình bị rết cắn, chất độc sẽ đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê. rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy biết cách xử lý khi bị rết cắn sẽ giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm.

Bài thuốc từ nước dãi gà và ốc

Gà được ví như là tử thần của rết. Gà có nhiều bí ẩn trong mối quan hệ với loài rết nói riêng, với con người và thế giới tự nhiên nói chung. Vai trò “sát thủ” quan trọng nhất của gà đối với rết là nước dãi của nó. Nước dãi gà có thể vô hiệu hoá nọc độc của rết. Vì vậy nước dãi của gà đã trở thành bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm.

Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây… buộc vào phía trên vết cắn để hạn chế nọc độc truyền về tim, rồi dùng nước dãi của gà bôi vào vết rết cắn. Làm như thế 2-3 lần thì cơn đau sẽ dịu bớt.

Gà kỵ với rết vì vậy nước dãi gà trị rết cắn rta61 hiệu nghiệm. (Ảnh: Pinterest)

Nếu không có gà thì phải tìm loài ốc thay thế, làm tương tự với gà bởi giữa loài ốc và loài rết cũng có một mối liên quan bí ẩn.

Một số mẹo khác

  • Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức.
  • Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
  • Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
  • Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
  • Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.
  • Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
  • Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp; hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
  • Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
  • Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn
  • Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Chi Mai

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.