Nhiều chuyên gia dinh dưỡng thực sự lo lắng vì trong hạt đậu và sản phẩm từ đậu có nhiều chất ngăn cản quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí gây rối loạn chuyển hóa và phát triển của cơ thể. Nó có thể là chất độc sẵn có hoặc được cho thêm vào trong quá trình trồng trọt, chế biến.

Đậu nành bắt đầu được sử dụng như thực phẩm cho người vào cuối triều đại nhà Chu (1134-246 TCN), sau khi mà Trung Quốc đã biết cách lên men đậu nành để làm ra các đồ ăn như tempeh, natto và tamari. Sau đó cây đậu nành chu du sang Triều Tiên, Nhật và lan truyền sang Đức. Đến mãi năm 1954 thì nó mới du nhập vào Hoa Kỳ. Đến nay, đậu nành được sản xuất chủ yếu ở Châu Mỹ, và đã trở thành một “đế chế” công nghiệp giàu có chi phối mạnh mẽ chính sách nông nghiệp của hàng loạt quốc gia.

Tuy có hàm lượng protein cao nhưng trong đó tỉ lệ của hai loại acid amin quan trọng chứa lưu huỳnh là methionine và cysteine lại thấp. Chưa kể đến là lysine dễ dàng bị biến tính khi trải qua quy trình chế biến. Do vậy đạm từ đậu hoàn toàn không phải là nguồn acid amin hoàn hảo cho cơ thể. Nếu bạn coi đây là nguồn protein chính thì suy dinh dưỡng là việc không tránh được.

Để tiêu hóa thức ăn, bạn cần có một loại men tên là trypsin hoạt động. Nhưng đậu nành lại giàu các chất ức chế trypsin làm giảm mức độtiêu hóa protein. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tuyến tụy nữa. Thử nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng, chế độ ăn có bổ sung chất ức chế trypsin dẫn tới còi cọc, kém tăng trưởng, rối loạn tuyến tụy. Thêm vào đó, khi ăn các thực phẩm từ đậu nành, khiến nhu cầu vitamin D tăng lên, có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin D phục vụ cho xương phát triển bình thường.

Nhiều thông tin cho rằng đậu nành làm chắc xương, nhưng điều đó có vẻ hoang đường. Bởi vì đậu nành có thể gây ra sự thiếu hụt canxi và vitamin D, cả hai đều cần thiết cho xương khỏe mạnh. Thêm vào đó, nhiều báo cáo ghi nhận rằng đậu nành có khả năng tăng nguy cơ ung thư.

Acid phytic trong đậu nành làm giảm hiệu quả sử dụng sắt và kẽm, là hai nguyên tố cần thiết sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Đậu nành cũng thiếu cholesterol, là chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.

Chất gây tai tiếng nhất của đậu nành là các phytoestrogen. Các Phyto-estrogen liên quan đến các hiện tượng phát triển sinh dục sớm ở bé gái và chậm lại ở bé trai. Estrogen (isoflavone) là chất gây rối loạn nội tiết tố. Nó có thể ngăn chặn sự rụng trứng và kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Ăn ở mức là 30 gram (khoảng 4 muỗng canh) đậu nành mỗi ngày có thể dẫn đến suy giáp với triệu chứng ngủ lịm, táo bón, tăng cân và mệt mỏi. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy thực phẩm đậu nành gây vô sinh ở động vật. Tiêu thụ đậu nành kích thích mọc tóc ở nam giới tuổi trung niên, cho thấy nồng độ testosterone giảm.

Thực ra thì danh sách cáo trạng mà các chuyên gia đưa ra cho đậu nành thì còn dài, nhưng bấy nhiêu thôi cũng đủ làm bạn nghiêm túc cân nhắc. Hiện này đa phần sản lượng đậu nành trên thế giới là từ canh tác giống biến đổi gene. Việt nam nhập đậu nành từ những nước đó, nên hiển nhiên là khó tránh khỏi. Sự hiện diện của giống biến đổi gene vẫn bị phản đối khắp nơi. Hậu quả của việc xáo trộn cấu trúc gene tự nhiên của các sinh vật cũng chưa được tính hết. Ngoài ra, trong canh tác cây biến đổi gene thường phải dùng lượng rất lớn thuốc diệt cỏ. Trong thuốc diệt cỏ này có chứa một chất cực độc cho cơ thể người, đó là glyphosate. Tác động của chất này lên sức khỏe con người sẽ được bàn đến trong một dịp khác.

Người châu Á có truyền thống sử dụng đậu nành, nhưng thực sự chỉ có các sản phẩm lên men từ hạt đậu truyền thống (không biến đổi gene) mới được đánh giá cao. Quá trình lên men có thể vô hoạt các loại chất độc sẵn có trong hạt đậu (thuốc diệt cỏ không thuộc loại này). Nước tương xưa kia được sản xuất qua lên men, còn công nghệ bây giờ thì không.

Truyền thống người xưa vô cùng chú trọng đến sức khỏe thai phụ, giáo dục từ tư thế đi đến cách nằm. Cố gắng không nói lời thô tục, ăn đồ bổ dưỡng…để được an thai, mẹ tròn con vuông. Bây giờ thời đại đã thay đổi nhưng vì tương lai của bé, bạn cũng cần cân nhắc xem nên ăn gì.

Thanh Tâm