Tỏi và muối là các gia vị không thể thiếu trong góc bếp của mỗi gia đình. Đây cũng là những vị thuốc trong y học cổ truyền, khi kết hợp cùng nhau lại làm giá trị của chúng tăng lên nhiều lần.

Muối tỏi giúp chống viêm, giảm huyết áp, trị tiểu đường, chống ung thư. (Ảnh: goldenbook.vn)

Muối tỏi là một loại gia vị được làm bằng cách trộn muối ăn và tỏi khô (tốt nhất là ở dạng bột) theo tỷ lệ 3 muối 1 tỏi. Hầu hết các đặc tính và lợi ích từ tỏi đều chứa trong loại muối này. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của muối tỏi:

1. Chống viêm

Muối tỏi là một chất chống viêm hiệu quả, giúp chống viêm. Nó được sử dụng rộng rãi để điều trị các rối loạn viêm như viêm phế quản và viêm mũi. Các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tỏi kết hợp với muối trở thành chất kháng viêm tuyệt vời.

2. Giảm cholesterol

Muối tỏi có hiệu quả trong việc làm giảm những cholesterol xấu và làm tăng các cholesterol tốt trong cơ thể.

Tỏi có chứa hợp chất làm thư giãn các mạch máu, từ đó giúp giảm bớt lưu lượng máu dẫn tới làm giảm huyết áp (Ảnh: wikijavan.com)

 3. Giảm huyết áp

Giống như các dạng khác của tỏi, muối tỏi cũng có tính năng giảm huyết áp. Bởi vì tỏi có chứa hợp chất làm thư giãn các mạch máu, từ đó giúp giảm bớt lưu lượng máu dẫn tới làm giảm huyết áp.

4. Giàu khoáng chất và vitamin

Bột tỏi (được dùng để làm ra muối tỏi) rất bổ dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó, nó được coi là một trong những loại thực phẩm lành mạnh để kết hợp với các món ăn khác trong bữa ăn hàng ngày của bạn.

5. Chống ung thư

Tỏi có đầy đủ chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Sử dụng muối tỏi có thể giúp tăng lượng chất chống ôxy hóa trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư và ức chế tế bào ung thư. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu của muối tỏi.

6. Giảm đường trong máu

Tỏi giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường. (Ảnh: time.com)

Muối tỏi làm tăng lượng insulin trong máu một cách tự nhiên. Điều này khiến cho nó trở thành một phương thuốc lý tưởng đối với những người có lượng đường máu cao và có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.

7. Chất kích thích

Muối tỏi, cũng giống như tỏi, có các đặc tính của một chất kích thích giúp thúc đẩy và kích động nhiều quá trình trong cơ thể. Nó chứa allium, chất thúc đẩy nhiều quá trình sinh lý khác nhau trong cơ thể.

8. Điều trị bệnh Scorbut

Muối tỏi có chứa nhiều vitamin C, có thể giúp điều trị bệnh Scorbut (là một bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng…) và bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh khác nữa.

9. Cải thiện xương khớp

Tỏi giúp cơ thể tự sản sinh estrogen cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe xương. (Ảnh: twchiro.co)

Muối tỏi giúp bạn khắc phục sự thiếu hụt estrogen – hormone đóng góp trực tiếp vào sự phát triển xương vững chắc. Do đó, bổ sung muối tỏi hàng ngày sẽ giúp cơ thể tự sản sinh estrogen cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe xương.

10. Cải thiện tiêu hóa

Muối tỏi khá giàu chất xơ và các chất kích thích nhu động ruột. Các tác nhân này giúp phân di chuyển dễ dàng dọc theo đường tiêu hóa để được bài tiết ra ngoài. Chất xơ giúp giảm một số bệnh, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy và đầy hơi.

Cách làm muối tỏi

Nguyên liệu: Tỏi tươi đã bóc, muối biển

Xay nhuyễn hỗn hợp tỏi và muối. (Ảnh: The Yummy Life)

Cách làm: Cho tỏi và muối biển vào máy xay nhuyễn đến khi hỗn hợp giống như cát ẩm thì dừng lại.

Dàn đều hỗn hợp muối tỏi ra khay nướng và nướng trong khoảng 1 tiếng ở nhiệt độ 80 độ C. (Ảnh: The Yummy Life)
  • Dàn đều hỗn hợp muối tỏi ra khay nướng và nướng trong khoảng 1 tiếng (hoặc cho đến khi hỗn hợp khô) ở nhiệt độ 175 độ F (80 độ C).
  • Khi nướng xong, muối tỏi sẽ đông cục lại. Chỉ cần lấy thìa và cạo nhẹ hoặc cho lại vào máy xay, muối tỏi sẽ tan ra thành dạng bột.
  • Bảo quản trong lọ kín và nơi thoáng mát bạn sẽ dùng được trong 3 tháng.

 Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.