Trong khi các kiến thức về y học cổ truyền có nguồn gốc ở Trung Quốc và đã được lưu truyền qua hàng ngàn năm, nhưng trên thực tế dường như phương pháp này đang được các phòng khám chữa bệnh ở Nhật sử dụng nhiều hơn ở Trung Quốc hiện nay.

Phương pháp khám chữa bệnh truyền thống được sử dụng ở Nhật Bản ngày nay được gọi là “Kampo”, theo nghĩa đen là “Phương pháp thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN) của Trung Quốc cổ đại”.

Nguyên lý và phương pháp điều trị xuyên suốt của Kampo dựa trên luận điểm rằng cơ thể và tinh thần con người là một, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần là điều cốt yếu để có một sức khỏe tốt.

Ngày nay, Kampo đang dần được chú ý vì những đóng góp lớn cho ngành y học hiện đại nhờ những nguyên lý độc đáo và tính thực tiễn cao. Tại Nhật Bản, phương pháp Kampo không những đang được áp dụng rộng rãi như thuốc điều trị thay thế cho Tây Y, mà người dân tại quốc gia này còn tìm đến các bài thuốc Kampo để bồi dưỡng sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Kampo được dùng song song với thuốc Tây tại Nhật Bản. Trong khi thuốc Tây tập trung điều trị từng cơ quan đơn lẻ trên cơ thể, nó tìm và tấn công trực diện vào cơ quan có bệnh, hiệu quả có thể là ngay tức khắc. Tuy nhiên, dù rất công hiệu trong điều trị, thuốc Tây vẫn không đủ khả năng để đối phó với nhiều loại bệnh trong một thời điểm. Ngoài ra, lâu nay người ta vẫn nhận thấy nhiều tác dụng phụ từ việc dùng thuốc Tây thường xuyên để điều trị bệnh.

Trong khi đó, Kampo là phương pháp điều trị dựa vào triệu chứng để mang lại tác dụng toàn diện. Nó không chỉ tập trung vào những khu vực gây bệnh, mà còn để ý đến toàn bộ sức khỏe của cơ thể. Các bài thuốc Kampo luôn cố gắng đưa tất cả các chức năng của các bộ phận và hệ thống trên cơ thể về mức cân bằng, tạo điều kiện tốt cho việc điều trị bệnh. Xết về hiệu quả điều trị, các bài thuốc Kampo có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây, nhưng rõ ràng những triệu chứng bệnh tật của người bệnh giảm rõ rệt và không để lại tác dụng phụ.

Theo thời gian, thực tiễn cho thấy y học cổ đại của Trung Quốc đã lan rộng ra ngoài Vạn Lý Trường Thành và được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao. Đáng chú ý nhất là Nhật Bản, nơi có khoảng 80% các bác sĩ sử dụng thuốc Trung Quốc trong đơn của họ như thảo dược 100% từ thiên nhiên: bột cỏ tháp bút, bột quả kỳ tử, bột rễ nhân sâm…

Sự phục hưng y học cổ truyền Trung Quốc

Y học Trung Quốc hiện đang trải qua thời kỳ phục hưng ở Nhật Bản, theo một báo cáo của JPWindow, một số lượng lớn các siêu thị ở Nhật đang bán các thuốc cổ truyền Trung Quốc. Tại Ginza, một khu vực mua sắm của Nhật Bản, có thể dễ dàng thấy sự hiện diện của một cửa hàng Y học cổ truyền Trung Quốc.

Thuốc theo đơn và thực phẩm chức năng bổ sung của Trung Quốc cũng thường chiếm một lượng lớn trong các hàng thuốc ở Nhật.

Thuốc bắc được sử dụng trong phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc. (Ảnh: Visiontimes)

Hiện tại, một số người cho rằng các cửa hàng thuốc Trung Quốc cũng phổ biến như các cửa hàng trái cây và cửa hàng tiện ích ở Nhật Bản. Một số thậm chí còn nói rằng việc tìm một bác sĩ y khoa Trung Quốc tại Nhật Bản thậm chí còn dễ dàng hơn là ở Trung Quốc.

Một lịch sử lâu đời

Y học cổ truyền Trung Quốc ở Nhật Bản có một lịch sử lâu dài. Theo một số nhà sử học Trung Y đã du nhập vào Nhật Bản từ Hàn Quốc trong thế kỷ 5 hoặc 6 SCN. Vào đầu thế kỷ thứ 7, rất nhiều thông tin về y học Trung Quốc đã tràn ngập khắp đất nước Nhật Bản. Nó không phải chỉ đơn thuần là thuốc và phương pháp chữa bệnh mà còn là kiến thức uyên thâm về Phật giáo, đã được du nhập vào Nhật Bản thông qua các thương nhân Trung Quốc. Có lẽ vì thế nên trong thời kỳ Nara (710-794) và Heian (794-1192), y học ở Nhật Bản chủ yếu được hành nghề bởi các nhà Thiền sư Phật giáo. Theo thời gian, Y học cổ đại Trung Quốc kết hợp với nền văn hoá Nhật Bản để hình thành Kampo đương đại ngày nay. Yếu tố Trung Quốc cổ điển của Kampo là dựa trên bộ Thương Hàn Luận của Trương Trọng Cảnh thời Đông Hán.

Danh tiếng của Trung Y

Mặc dù y học Trung Quốc đã xuất hiện từ khá lâu tại Nhật Bản, gần 1.500 năm trước, nhưng mãi đến thập niên 70 của thế kỷ trước, nó mới có được công nhận rộng rãi và công khai, thậm chí cả chính phủ nước này cũng đã công nhận.

Ngày nay, Trung Y cổ đại cũng đáng tin cậy như thuốc Tây và ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu lâm sàng và phương pháp lâm sàng ở phương Tây. Có một lý do chính đáng tại sao y học Trung Quốc rất phổ biến tại Nhật. Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tuổi thọ, Nhật Bản được coi là số 1 trong số 191 quốc gia, với tuổi thọ trung bình là 74,5 tuổi.

Liệu một ngày nào đó Trung Quốc sẽ phải học hỏi lại thuật Trung Y từ Nhật Bản?

Theo một bài báo của WHO về triển vọng và tương lai của y học cổ truyền Trung Quốc, điều quan trọng nhất để giữ cho Trung Y còn sống được là duy trì lý thuyết của nó.

Do việc Trung Quốc mở cửa trong suốt thế kỷ 19, rất nhiều người phương Tây và tân dược đã du nhập vào nước này. Các khái niệm, phương pháp, và các nguyên tắc khoa học từ y học phương Tây đã được giới thiệu đến Trung Quốc và ngày càng sáp nhập với Trung Y cổ truyền. Theo thời gian, điều này tạo ra mối đe dọa đối với Y học cổ truyền Trung Quốc, lý thuyết ban đầu của Trung Y đã luôn bị được chỉnh sửa, ứng dụng, cải tiến và thay đổi liên tục qua hàng nghìn năm theo các nguyên tắc khoa học.

Bằng việc sử dụng bất kỳ một lối tư duy, lý thuyết hoặc phương pháp tiếp cận khoa học nào khác với Trung Y để hiểu Trung Y hoặc sửa đổi và điều chỉnh nó hơn, sẽ làm sai lệch đi hoàn toàn phương pháp ban đầu.

Nhiều quốc gia khác trên thế giới đã đánh cao gia tài quý giá này của Trung Quốc trong cách chuẩn đoán, kê toa và phương pháp điều trị độc đáo của nó. Ảnh dẫn theo ĐKN

Số người hành nghề Y học cổ truyền ở Trung Quốc và việc sử dụng thuốc Bắc trong các cơ sở khám chữa bệnh lâm sàng đã giảm đi trong những thập kỷ qua, trái ngược với ở Nhật bản, với số lượng các bác sỹ hành nghề và kê đơn Y học cổ truyền Trung Quốc lại đang tăng mạnh trong những năm gần đây.

Xét từ tình hình hiện tại, Y học Trung Quốc cố truyền đã giảm mạnh ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua và thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn nếu nền văn hóa cổ xưa của dân tộc Trung Hoa – được coi là nền tảng của y học Cổ truyền Trung Quốc không được phục hưng hoàn toàn.

Hơn nữa, nhiều quốc gia khác trên thế giới đã đánh cao gia tài quý giá này của Trung Quốc trong cách chuẩn đoán, kê toa và phương pháp điều trị độc đáo của nó.

Nhật Bản hiện đang đứng thứ nhất trong số các quốc gia trên thế giới sử dụng Y học cổ truyền Trung quốc hàng ngày trong cuộc sống của họ. Họ thậm chí còn tiến hành các nghiên cứu lâm sàng rộng rãi về nó, tìm kiếm nhiều cách để sử dụng và tích hợp nó vào y học hiện đại.

Ở Việt Nam, Trung Y cũng được ứng dụng rộng rãi từ lâu đời qua các thang thuốc bắc và phương pháp Đông y như bắt mạch, châm cứu… tuy nhiên cơ sở căn bản nhất của Trung Y là việc tu dưỡng đạo đức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể như thế nào thì hoàn toàn không được coi trọng. Khi thế giới văn minh đã nhận ra những phương pháp cổ xưa hoàn toàn đúng đắn và có tính ứng dụng cao trong xã hội hiện đại, người ta đang dần tìm về với những giá trị tinh thần và đạo đức cốt lõi nhất. Có thể nhân loại sẽ tìm ra được cách để trị những căn bệnh kỳ quái và ác tính nhất thông qua việc tu dưỡng cả thân lẫn tâm.

Theo Visiontimes

Tâm Anh biên dịch

Xem thêm: