Vào thời nhà Nguyên có một danh y không chỉ y thuật cao thâm mà còn biết hô phong hoán vũ, được người đời ca tụng là thần y.

Theo Bái sử tập truyền, vào thời nhà Nguyên, tại Tuyên Châu, tỉnh An Huy xuất hiện một vị danh y được người đời tôn xưng thần y có tên gọi Từ Văn Chung. Nhạc phụ của ông vốn là một danh y có tiếng trong vùng, thấy con rể thông minh, chất phác lại hiếu học bèn truyền thụ tất cả tinh hoa y thuật cao thâm của mình. Một vài năm sau, không những có thể trị bệnh như nhạc phụ, ông lại nổi trội hơn trên nhiều lĩnh vực khác. So với cha vợ, ông đặc biệt giỏi về châm cứu, chỉ bằng một vài cây kim ông đã nhanh chóng trị khỏi các ca bệnh nan y.

Từ Văn Chung thường thích ngao du bốn bể hành nghề, coi nhẹ tiền bạc vật chất và cũng không mấy hứng thú chốn quan trường. Tài hoa của ông được nhiều người biết tới nên đã hai lần được giới thiệu tới huyện nha làm việc, tuy nhiên sự phức tạp bon chen chốn quan trường làm ông không chịu nổi chỉ ở được vài ngày rồi bỏ đi không lời từ giã.

So với cha vợ, danh y đặc biệt giỏi về châm cứu, chỉ bằng một vài cây kim có thể nhanh chóng trị khỏi các ca bệnh nan y.

Lúc đó, vương phi của Trấn Nam Vương bị bệnh nằm liệt giường, không thể ngồi dậy, đi lại khó khăn, các quan ngự y trong vương phủ đều bó tay. Ngự sử của Trấn Nam Vương giới thiệu Từ Văn Chung tới thăm khám. Sau khi bắt mạch và nghe thuật lại bệnh tình của vương phi, ông lấy trong túi ra một cái hộp bên trong đựng những cây kim bằng châm cứu bằng bạc kích thước to nhỏ khác nhau. Sau đó, ông bảo vương phi thử dơ chân lên, bệnh nhân cố gắng dơ lên nhưng lại đau đớn không chịu nổi phải hạ xuống. Danh y bèn ấn vào hai huyệt Hợp Cốc và Khúc Trì, và dùng kim châm cứu vào đó. Một lát sau ông lại bảo bệnh nhân thử dơ tay lên, nhưng vương phi từ chối nói không thể.

Thấy bệnh nhân lo lắng, ông bèn ôn tồn khuyên giải: “Vương phi, châm đã đắc khí rồi, người thử dơ tay lên lại lần nữa xem sao’. Vương phi thử làm theo lời ông nói, quả nhiên có thể dơ tay lên một cách thoải mái nhẹ nhàng. Ông lại bảo bệnh nhân thử dơ chân lên, và cũng thật thần kỳ, bà có thể nâng lên hạ xuống như không có bệnh. Trấn Nam Vương im lặng đứng bên cạnh theo dõi, thấy chân tay vợ có thể cử động thì vô cùng vui mừng. Sang ngày châm cứu thứ hai, vương phi cơ bản có thể ngồi dậy và dần dần bệnh tình hồi phục. Để cảm tạ ông, Trấn Nam Vương đã mở tiệc rượu khoản đãi và ban tặng rất nhiều vàng bạc. Cũng từ đó danh tiếng của Từ Văn Chung vang dội khắp vùng Quảng Lăng, mọi người đều gọi ông là Biển Thước tái thế. Từ đó số người tìm tới ông khám chữa bệnh càng ngày càng đông.

Từ Văn Chung chữa bắt mạch cho vương phi (Ảnh: pinterest.com)

Một năm nọ, vùng Quảng Lăng xảy ra hạn hán, đã lâu lắm không có một trận mưa. Trấn Nam Vương vô cùng lo lắng, buồn rầu ngày đêm mất ăn mất ngủ, bèn phái người đi mời các đạo sĩ lập đàn cầu mưa nhưng đều không có kết quả. Khi đó thần y đang ở trong cung, khi biết được nỗi phiền muộn của Nam Vương bèn nói: “Xin phép người cho tôi dùng pháp thuật để cầu mưa, không biết người muốn có sấm trước rồi mới mưa hay mưa trước rồi mới sấm?” Nghe tới đây Trấn Nam Vương nghĩ rằng thần y đang nói đùa để giúp ông bớt buồn bèn mỉm cười trêu lại: “Ta muốn mưa trước rồi mới sấm, như vậy mới có thể kiểm chứng được phép thuật chứ”.

Từ Văn Chung gật đầu hành lễ và rời khỏi phòng, hướng về phía tây bắc mà vung tay áo lên lẩm nhẩm một hồi, thì mây đen ùn ùn kéo tới. Bầu trời trở nên tối đen và một cơn mưa rào như chút nước đổ xuống. Sau khi tạnh mưa, trời quang mây tạnh thì thấy có sấm chớp ầm ầm. Thấy thần y có thể thật sự hô phong hoán vũ, Trấn Nam Vương càng trân trọng và không dám đối đãi với ông như người phàm trần.

Bằng pháp thuật cao siêu, chỉ trong nháy mắt Từ Văn Trung đã có thể gọi mưa ở vùng Quảng Lăng (Ảnh: OCuaSo.Com)

Trong những năm bôn ba hành nghề ở nhân gian, Từ Văn Chung luôn nói với mọi người: Đệ tử mà tôi truyền thụ quả thật không ít, tuy nhiên không có một người nào y thuật có thể linh nghiệm như tôi. Không phải tôi giấu giếm bí quyết không chia sẻ hết mà vì họ chỉ chú trọng lợi mà coi nhẹ đạo nghĩa. Vân du bốn biển hành nghề đã hơn bốn mươi năm, số bệnh nhân được tôi chữa khỏi đã đếm không hết, nhưng tôi chưa bao giờ mong cầu họ báo đáp chỉ muốn cố gắng hết sức để giúp họ thoát khỏi đau đớn của bệnh tình’

Đọc xong câu chuyện trên ta có thể cảm nhận, bởi tiêu chuẩn đạo đức của Từ Văn Chung đã vượt xa mức bình thường, nên y thuật của ông mới đạt được hiệu quả siêu thường, mới có khả năng hô phong hoán vũ. Y thuật của Đông y hiện đại không đạt được hiệu quả thần kỳ cũng bởi một nguyên nhân rất quan trọng đó là chỉ chú trọng danh lợi mà coi nhẹ đạo nghĩa. Chỉ có buông bỏ tư tâm, không cầu báo đáp, cố gắng tận sức hành theo chính đạo mới có thể thật sự lĩnh ngộ được nội hàm thật sự của văn hóa thần truyền.

Theo zhengjian.org
Kiên Định

Loạt bài Kỳ y dị thảo, đành rằng trích dẫn từ sử sách xưa lưu lại, nhưng có thể có nhiều tình tiết mà độc giả khó lòng liễu giải, nhất là chiểu theo y học hiện đại. Thực ra, y lý thường phức tạp hơn những gì người ta có thể nhìn thấy ở bề mặt, hoặc đọc được trong sách. Thêm vào đó, y học dân gian thậm chí là Đông y có nền tảng lý luận khác nhau nhiều so với y khoa thực chứng. Do vậy có lẽ chúng ta cũng chỉ nên xem đây như những câu chuyện để tham khảo, nhất định không được thử làm theo.