Từ xa xưa các danh y khi trị liệu đều thông qua bốn phương pháp Vọng, Văn, Vấn, Thiết để biết rõ tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên vào thời nhà Đường, có một người không cần chẩn mạch chỉ thông qua quan sát sắc mặt và trò chuyện cũng có thể biết họ mắc bệnh gì. Ông là ai?

Theo ghi chép trong Minh hoàng tạp lục của Trịnh Sử Hối, thời nhà Đường có một người không được học về y thuật nhưng lại có khả năng đoán bệnh tài tình qua sắc mặt và trò chuyện. Ông chính là danh y Chu Quảng. Những mẩu chuyện có thực dưới đây được một người tên Lưu Phúc, một quan lại chuyên phụ trách thủy binh thời vua Đường Huyền Tông ghi chép lại.

Vào năm Khai Nguyên thời vua Đường Huyền Tông, Chu Quảng được danh y Kỷ Minh người Ngô Địa truyền cho bí quyết trị bệnh thần kỳ. Sau khi học, chỉ cần quan sát sắc mặt và trò chuyện, không cần chẩn mạch kiểm tra cũng có thể biết được mức độ bệnh nặng nhẹ ra sao, lại có thể miêu tả một cách khá chi tiết.

Danh y Kỷ Minh người truyền bí quyết trị bệnh kỳ lạ cho Chu Quảng. (Ảnh: wuculture.net)

Đường Huyền Tông sau khi nghe danh ông, liền mời vào kinh bổ nhiệm chức vụ. Lại gọi những người mắc bệnh trong cung vào phòng đợi để thử nghiệm tài năng. Người đầu tiên là một người hầu, cứ đến chiều là mắc căn bệnh kỳ lạ. Anh ta có thể vừa cười, vừa hát lại vừa khóc như bị trúng tà mắc chứng điên cuồng, không những vậy chân lại không thể chạm đất. Sau khi nhìn thấy bệnh nhân, Chu Quảng nói với vua: ‘Người này ắt hẳn có lần từng ăn quá no, ngay sau đó lại làm việc nặng, lát sau bị té ngã mới bị như vậy’. Nói rồi kê đơn cho anh ta uống Vân mẫu thang, một lát sau không còn các biểu hiện điên loạn. Ông lại cho bệnh nhân chìm vào giấc ngủ sâu, sau khi tỉnh lại không còn đau đớn như trước.

Thấy bệnh nhân tỉnh táo, ông hỏi nguyên do anh ta đáp: ‘Tôi bị như vậy trong lần sinh nhật chủ nhân ở cung Đại Hoa. Hôm đó yến tiệc mừng tổ chức tới ba ngày, trong cung lại chuẩn bị dàn nhạc ca vũ rất lớn, tôi là người hát chính trong đoàn nhạc. Bởi tiếng không vang nên thường ăn canh móng giò, ăn xong lên hát và thấy cổ họng nóng vô cùng. Thế rồi tôi cùng vài người đi lên đài cao chơi đùa, nhảy từ trên cao xuống hồ. Tôi vừa nhảy chưa tới nơi lại có một người khác nhảy phía sau và lao vào tôi thế là tôi bị ngã xuống đất mãi mới tỉnh lại được. Cũng từ đó mà đầu óc không bình thường và chân mới không đặt được xuống đất như vậy’. Nghe xong câu chuyện vua rất đỗi ngạc nhiên và thán phục danh y Chu Quảng.

Lại có một đại thần trong cung phung mệnh đi xứ từ vùng Giao Quảng tới đại điện bái kiến đức vua, Chu Quảng nhìn thấy ông ta bèn nói: ‘Trong bụng người này có một con rắn mẹ ngày mai sẽ sinh con. Nếu không kịp thời cứu chữa ông ta sẽ không sống được’. Vua Đường Huyền Tông lấy làm kinh ngạc hỏi đại thần: ‘Khanh bị bệnh à?’, Vị đại thần nọ đáp: ‘Đúng vậy thưa bệ hạ. Chuyện là khi hạ thần đi qua vùng đất Đại Dư Lĩnh, thời tiết rất nóng, thần vừa mệt vừa khát nên dừng lại ở khe suối nhỏ bên đường uống nước. Cũng từ đó bụng tôi ngày một to và nổi cục cứng như đá’.

Ngày nọ, vị đại thần đi xứ qua vùng Giao Quảng và dừng lại uống nước. Từ đó bụng nổi cục to. (Ảnh: artelino.com)

Chu Quảng lập tức dùng Tiêu thạch, Hùng hoàng đun nước cho ông ta uống. Vừa uống xong, ông ta lập tức nôn ra một vật dài khoảng vài tấc, kích thước như đầu ngón tay. Nhìn thật kỹ thấy trên người nó có vảy, thả xuống nước một lát nó liền dài ra tới vài thước. Ông vội vàng thả nó ngâm vào rượu đắng, nó lại hồi phục về kích thước ban đầu. Sau đó nhốt nó vào một cái lọ, ngày hôm sau sinh ra một con rắn con. Vua Đường rất coi trọng ông, muốn giữ ông lại trong cung phong chức hưởng vinh hoa phú quý, nhưng ông kiên quyết từ chối muốn về quê hương ở nước Ngô. Năng lực của ông không phải một người bình thường có thể học được, tuy nhiên đó cũng xuất phát từ một đạo lý rất đơn giản. Đó chính là một loại công năng xuất hiện khi phong trào tập khí công lên thành cao trào và được sư phụ Lý Hồng Chí miêu tả chi tiết trong cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ gọi là khai thiên mục. Con người cổ đại thậm chí cả hiện nay coi đó là thần kỳ, chẳng qua cũng chỉ là thiên mục được khai mở, có thể thông qua không gian này của chúng ta mà nhìn thấy một không gian khác.

Theo zhengjian
Kiên Định biên dịch

Loạt bài Kỳ y dị thảo, đành rằng trích dẫn từ sử sách xưa lưu lại, nhưng có thể có nhiều tình tiết mà độc giả khó lòng liễu giải, nhất là chiểu theo y học hiện đại. Thực ra, y lý thường phức tạp hơn những gì người ta có thể nhìn thấy ở bề mặt, hoặc đọc được trong sách. Thêm vào đó, y học dân gian thậm chí là Đông y có nền tảng lý luận khác nhau nhiều so với y khoa thực chứng. Do vậy có lẽ chúng ta cũng chỉ nên xem đây như những câu chuyện để tham khảo, nhất định không được thử làm theo.