Tình trạng các bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân chết dần chết mòn đã không còn là hiếm, lý do thật đơn giản là các vi khuẩn đang trở nên ngày càng bất trị. Chúng “qua mặt” hết loại thuốc này đến thuốc khác, và trở thành siêu khuẩn gây họa cho thế giới. 

Dưới đây là danh sách 12 loại mầm bệnh nguy hiểm nhất đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng và cảnh báo.

Loại 1: TRẦM TRỌNG

Ba vi khuẩn này kháng được rất nhiều loại thuốc và có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi và nhiễm trùng máu.

Chúng được gọi là vi khuẩn gram âm, thường sống trong ruột đã phát triển hai màng tế bào. Chính vì điều này mà các phân tử thuốc rất khó để xâm nhập vào.

“Nếu các phân tử thuốc không lọt được vào bên trong tế bào, nó không thể hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn”, nhà nghiên cứu kháng sinh Carolyn Shore phát biểu trên CBC News.

1. Acinetobacter baumannii, kháng carbapenem

Vi khuẩn  Acinetobacter baumannii (Ảnh qua: biocote.com)

Vi khuẩn này gây ra nhiều loại bệnh: viêm phổi, nhiễm trùng máu nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng vết thương, và các triệu chứng khác nhau. Nó có thể sống rất dai trên một bệnh nhân mà không gây ra nhiễm trùng hoặc các triệu chứng, đặc biệt là trong các dụng cụ mở khí quản hoặc vết thương hở. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu là lúc vi khuẩn này tấn công gây họa.

2. Pseudomonas aeruginosa, kháng carbapenem

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (Ảnh qua Pinterest)

Vi khuẩn này còn có tên là trực khuẩn mủ xanh, thường gây nhiễm trùng đường tiểu và vết thương hở (nhất là vết bỏng). Tại chỗ xâm nhập chúng gây viêm có mủ màu xanh, ở cơ thể suy giảm sức đề kháng chúng có thể xâm nhập vào sâu hơn trong cơ thể và gây viêm các phủ tạng như các nhiễm trùng nung mủ và những áp xe ở những phần khác nhau ở cơ thể người…

3. Enterobacteriaceae, kháng carbapenem

Gây bệnh cho đường tiêu hóa

Loại 2: NGUY CƠ CAO

1. Enterococcus faecium, kháng vancomycin

Vi khuẩn Enterococcus faecium (Ảnh qua Heilpraxisnet)

Gây bệnh cho đường tiêu hóa, nhiễm trùng, có nguy cơ lan truyền giữa bệnh nhân và người mang mầm bệnh, cực khó kiểm soát vì đã kháng thuốc.

2. Staphylococcus aureus, kháng methicillin, vancomycin trung gian

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể có mặt trong các thực phẩm từ trứng, thịt, sữa…

Nếu vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da hay qua đường hô hấp, chúng có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng.

3. Helicobacter pylori, kháng clarithromycin

Gây viêm loét dạ dày tá tràng.

4. Campylobacter spp, kháng fluoroquinolon

Campylobacter là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả các bệnh tê liệt hội chứng Guillain-Barre

5. Salmonella, kháng fluoroquinolon

Tại Việt Nam, khuẩn Salmonella gây bệnh khá phổ biến mà nhiều người đều biết đến, đó là bệnh thương hàn

6. Neisseria gonorrhoeae, kháng cephalosporin và fluoroquinolone

Cầu khuẩn gây bệnh lậu

Loại 3: TRUNG BÌNH

1. Streptococcus pneumoniae, kháng penicillin

2. Haemophilus influenzae kháng ampicillin

3. Shigellaspp., kháng Fluoroquinolon

Kháng sinh dùng không hợp lý sẽ là con dao 2 lưỡi

Có thể bạn chưa tận mắt nhìn nhấy “thảm cảnh” bệnh không thể chữa vì các thuốc đều bị kháng hết, nhưng các chuyên gia cảnh báo là thực sự rất nghiêm trọng. Không cần khủng bố sinh học hay hóa học, kỷ nguyên hậu kháng sinh đang đến gần, siêu vi khuẩn sẽ vo hiệu các biện pháp điều trị, giải phẫu… của y học hiện đại. Hết kháng sinh hiệu lực có thể đồng nghĩa với việc chấm dứt của y học hiện đại.

Theo bà Marie-Paule Kieny – trợ lý TGĐ trong lĩnh vực hệ thống y tế và đổi mới của WHO, việc công bố kết quả nghiên cứu trên “không phải để hù dọa mọi người về các siêu khuẩn mới, mà là để báo hiệu cho các nhà nghiên cứu và các công ty dược nên điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên của họ”, phát biểu với giới truyền thông tại một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ.

Còn ở vị trí của mình, mỗi cá nhân có thể làm gì? Hãy thực sự cân nhắc trước khi dùng thuốc kháng sinh trong trị bệnh hay bất cứ mục đích nào khác. Đây được ví như con dao 2 lưỡi, không chỉ nguy cơ tạo ra siêu khuẩn, mà còn mang nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Thanh Tâm

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.