Vũ Cường là con trai độc nhất trong gia đình. Một ngày khi đang chơi đùa trong nhà, đột nhiên bị chảy máu mũi, cậu liền chạy đến trước mặt mẹ. Mẹ vội vàng cho bé ngửa cổ lên rồi lấy giấy vệ sinh bịt kín lỗ mũi để máu không chảy ra ngoài…

Thế nhưng chỉ ít phút sau, Vũ Cường đã thở cấp tốc bằng miệng, từng ngụm từng ngụm khí. Sau đó, bé lập tức hoa mắt và ngã trên sàn nhà.

Mẹ của Vũ Cường thấy vậy liền lập tức lấy giấy vệ sinh ra và ôm con đến bệnh viện.

Bác sĩ sau khi kiểm tra, đã nói lời xin lỗi với mẹ Vũ Cường: “Vì bỏ lỡ mất thời điểm cứu tốt nhất nên cháu đã qua đời…” Người mẹ choáng váng ngã khuỵu xuống…

Bác sĩ cho biết, khi bị chảy máu mũi, nếu để trẻ ngửa cổ lên thì máu sẽ chảy vào đường hô hấp, dễ gây ngạt thở và dẫn đến tử vong.

Vậy khi trẻ em bị chảy máu mũi, chúng ta nên xử lý như thế nào?

1. Chườm lạnh

Khi trẻ bị chảy máu với lượng ít, cha mẹ có thể dùng túi chườm nước đá hoặc khăn lông ướt chườm trên trán và phần cổ hoặc cũng có thể cho trẻ súc miệng bằng nước lạnh, nước đá sẽ khiến mạch máu co rút lại, giảm bớt chảy máu ra ngoài.

2. Ấn mạnh hai bên cánh mũi

Thao tác cụ thể là: Cha hoặc mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ của mình ấn mạnh vào hai bên cánh mũi khoảng 5 – 10 phút. (Nếu như xác định được mũi nào bị chảy máu thì cũng có thể ấn mạnh vào cánh của lỗ mũi bị chảy máu).

Khi trẻ bị chảy máu mũi, rất nhiều cha mẹ nghĩ ngay đến việc dùng khăn để bịt lỗ mũi lại, kỳ thực áp lực của khăn tay không đủ, không đạt hiệu quả cầm máu. Mặt khác khăn tay chưa được khử trùng dễ dàng dẫn đến các bệnh về lây lan, bội nhiễm.

Song song với việc áp bức mũi thì để trẻ ngồi sao cho đầu hơi cúi xuống về phía trước, sau đó nhổ máu trong miệng ra.

3. Kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện

Nếu như các biện pháp trên vẫn không ngăn chặn được việc chảy máu này hoặc trẻ bị chảy máu mũi với lượng lớn kèm theo sắc mặt tái nhợt và ra mồ hôi thì phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra nếu trẻ chảy máu mũi lặp đi lặp lại cũng cần đưa trẻ đến viện bởi vì có thể trẻ đã bị viêm mũi, xoang mũi, hay dị vật…

4. Chú ý về chế độ ăn uống

Trong thời gian chảy máu mũi, đừng ăn đồ ăn hoặc đồ uống nóng, nên ăn đồ mát, đồ ăn giàu protein, vitamin và sắt như trái cây, sữa bò… Cũng có thể ăn một số loại đồ ăn lỏng như cháo, bún, phở… Tránh đồ uống có cồn hay đồ ăn cay, cứng.

5. Tăng độ ẩm

Vào những ngày thời tiết khô hanh hay mùa hè trẻ sẽ dễ bị chảy máu mũi hơn, nên để phòng mát mẻ, độ ẩm nhiều hơn một chút và bổ sung nước cho trẻ.

6. Không ngoáy lỗ mũi

Thường xuyên ngoáy lỗ mũi sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi. Điều này rất quan trọng nên cha mẹ phải bảo ban để con không có thói quen này.

Chảy máu mũi ở trẻ tưởng chừng như là một chuyện rất đơn giản nhưng không ngờ lại vẫn ẩn chứa những điều vô cùng nguy hiểm. Cha mẹ hãy nghiên cứu và áp dụng các cách trên đây để xử lý kịp thời bảo đảm an toàn cho trẻ.

Theo letu.life
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: