Ngày ngày bổ sung dinh dưỡng, ngày ngày rèn luyện thân thể, cũng không thể vãn hồi được thương tổn do thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc đem đến.

Trước giờ Tý nhất định phải đi ngủ

Danh y Hoa Đà: Đi ngủ trước giờ Tý là phép dưỡng sinh tuyệt vời (Ảnh: Internet)

Trong quan niệm dưỡng sinh của Thiếu Lâm Tự, ngủ là đại sự kiện đệ nhất của đời người. Nếu như mỗi ngày trước giờ Tý (từ 23h-1h) không ngủ, khi xem bệnh nhiều lão tăng y sẽ nói: không trị bệnh. Thực ra là không phải là không trị, mà là trị không hết bệnh. Người quanh năm thức khuya, dù là nam hay nữ, đều trực tiếp đả thương can, lâu ngày đả thương thận, từng bước dẫn đến khí huyết đều thiếu, ngày ngày soi gương sẽ thấy sắc mặt xám xịt.

Vì vậy dậy sớm thì không sao, nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ. Rất nhiều người tinh thần thường không phấn chấn, đều có thói quen ngủ muộn, nên thường dễ đả thương can, đả thương tinh, đả thương đảm. Người như vậy ánh mắt thường không tốt, tâm tình nhiều uất ức, không có nhiều lúc vui vẻ. Còn có người cho rằng buổi tốt ngủ muộn, thì ban ngày có thể ngủ bù lại, thật ra thì về căn bản là không thể bù lại được. Ngủ không đủ hay không ngủ được, cho dù có cảm giác bù lại, nhưng kỳ thực thì khí huyết đã bị tổn thương quá nửa rồi.

Hai, khi ngủ không suy nghĩ

Coi thân này như không, hoặc như đường tan vào nước, trước hòa tan ngón chân cái, sau là những ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, cẳng chân, đùi dần dần hòa tan, cuối cùng hóa thành hư ảo, tự nhiên ngủ được”. Đây là trạng thái tinh thần lý tưởng khi đi ngủ của thiền y sư. Thường thường, nguyên nhân của mất ngủ là khi này có tạp niệm xua mãi không đi. Lúc này không nên ở trên giường trằn trọc trở mình, để tránh hao tâm tổn sức và khó ngủ hơn, thì biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một lát sau đó ngủ lại. Trên thực tế, đối với người hiện đại, nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì sớm lên giường để chuẩn bị tâm thái cũng là rất quan trọng, để cho tâm có một đoạn thời gian trầm tĩnh lại. “Trước ngủ Tâm, sau ngủ Mắt” chính là nói về đạo lý này.

Trước ngủ Tâm, sau ngủ Mắt (Ảnh: Internet)

Nếu vẫn không ngủ được, có thể thử biện pháp sau, trước khi ngủ ngồi xếp bằng trên giường, hai tay đè lên nhau đặt trên đùi, hô hấp tự nhiên, cảm giác các lỗ chân lông toàn thân tùy theo hô hấp mà mở ra đóng vào, nếu có thể ngáp ngủ rơi lệ thì hiệu quả là tốt nhất, đến khi muốn ngủ thì ngã người xuống ngủ.

Ba, buổi trưa nên chợp mắt hoặc tĩnh tọa dưỡng thần

Nhắm mắt dưỡng thần buổi trưa (Ảnh: Internet)

Buổi trưa (từ 11h đến 1h) nếu như điều kiện có hạn, không thể ngủ, thì có thể tĩnh tọa 15 phút, nhắm mắt dưỡng thần. Ở thiền đường các thiền sư đả tọa tu hành đều có thói quen chợp mắt giờ ngọ. Thật ra thì giữa trưa chỉ cần nhắm mắt ngủ chân chính 3 phút, là tương đương với ngủ 2 giờ, chỉ là yêu cầu phải là lúc chính ngọ (12 h). Ban đêm chính giữa giờ tý ngủ, 5 phút tương đương 6 tiếng đồng hồ.

Bốn, ngủ nhất định phải dậy sớm

Ngủ sớm, dậy sớm đón nhận những món quà tuyệt vời (Ảnh: Internet)

Tăng nhân cho dù là mùa đông, cũng sẽ không rời giường quá 6 giờ sáng, còn mùa xuân thu hạ thì rời giường trước 5h. Đối với dưỡng sinh mà nói, dậy sớm có lợi cho sự chuyển hóa của cơ thể.

Dậy sớm có chỗ tốt là, một mặt có thể đem các chất bẩn bài xuất ra ngoài, nếu như rời giường quá muộn, đại tràng không hoạt động đầy đủ, không cách nào hoàn thành chức năng bài tiết tốt. Ngoài ra chức năng tiêu hóa hấp thu của con người từ lúc 7-9 giờ là mạnh mẽ nhất, là thời điểm vàng hấp thu dinh dưỡng. Do đó tuyệt đối không nên nằm lại trên giường, đầu choáng váng, mệt mỏi không chịu nổi rất nhiều là do tham ngủ gây ra.

Theo secretchina

Đại Hải

Xem thêm: