Gần đây, một phụ huynh đã chia sẻ câu chuyện buồn về đứa con 3 tháng tuổi của mình. Mặc dù em bé sinh ra lành lặn và khỏe mạnh, nhưng chỉ một sự cố nhỏ đã làm hỏng đôi mắt còn non trẻ của bé… 

Nguyên nhân là khi một người bạn đến chơi, anh đã chụp ảnh cho bé mà quên không tắt đèn flash. Và vì khoảng cách chụp quá gần (chỉ khoảng hơn một gang tay), ánh sáng từ đèn flash đã làm tổn thương nặng nề tới đôi mắt của em.

Sau khi phát hiện đôi mắt bé có tầm nhìn khác thường, bố mẹ đã đưa em đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả cho thấy thị lực mắt trái là 1,2, trong khi thị lực mắt phải chỉ có 0,2, đồng thời có một vết sẹo tròn ở khu vực điểm vàng bên dưới mắt phải. Điều đó chứng tỏ rằng mắt em đã bị thương tổn nghiêm trọng.  

Điểm vàng bị cháy bên dưới mắt phải là không thể phục hồi. Mặc dù khi gặp ánh sáng chói lòa, em bé sẽ phản xạ nhắm mắt theo bản năng. Nhưng chỉ một vài giây cũng đủ gây tổn thương và không thể phục hồi điểm vàng. Khi con mắt nhìn mọi thứ, thì trọng tâm vật thể được “bắt” bởi điểm vàng này. Điểm vàng nằm ở trung tâm của võng mạc, cũng là trung tâm thị giác của con người, hơn nữa còn là bộ phận nhạy cảm và khu vực dễ bị tổn thương nhất của các bé dưới 4 tuổi.

Sau khi trẻ lên 4 tuổi, điểm vàng mới được phát triển đầy đủ. Khi điểm này bị cháy, trước mắt sẽ cảm thấy như có đốm đen to tròn chặn lại. Ở giữa thì đen, hai bên thì sáng. Và điều khủng khiếp nhất là, giác mạc hỏng rồi thì có thể cấy ghép và thay thế, nhưng điểm vàng lại không thể phục hồi bằng bất kỳ phẫu thuật và điều trị nào.

Chú ý:

Khi chụp ảnh cho trẻ nhỏ, vì mắt các em chưa phát triển đầy đủ, chúng ta không nên dùng flash, bởi ánh sáng từ đèn flash không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của đôi mắt trong tương lai mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác, dẫn đến làm hỏng mắt. Thông thường khi chụp ảnh cho trẻ em, cần phải kiểm tra chế độ đèn flash đã tắt chưa, đồng thời đặc biệt chú ý để tránh thiệt hại không cần thiết đối với trẻ.

Những “kẻ giết người vô hình” đáng sợ hơn đèn flash:

1. Đèn màu nhà tắm quá chói

3 thang tuoi mu mat 1

Khi tắm cho bé, không nên để bé quay mặt hướng vào bóng đèn. Nếu em bé nhìn bóng đèn với khoảng cách 2 mét thì cường độ ánh sáng là gấp 5 lần so với đèn huỳnh quang thông thường. Vì vậy, nên thiết kế cho các em một phòng tắm riêng, hoặc cố gắng không mở đèn màu, không để các em hướng mắt vào bóng đèn.

2. Nhỏ hơn 2 tuổi không nên bật đèn khi ngủ

Nghiên cứu cho thấy: Nếu trẻ dưới 2 tuổi ngủ trong phòng tối thì khả năng cận thị là 10%, nếu ngủ trong phòng bật đèn ngủ thì khả năng cận thị là 34%, và nếu ngủ trong phòng bật bóng huỳnh quang thì tỷ lệ cận thị là 55%. Trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn, có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho đôi mắt của bé.

3. Ipad, điện thoại, tivi cũng rất nguy hiểm

Khi chơi trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác, trẻ sẽ vô tình càng xem càng để gần, thời gian dài như vậy sẽ gây ra cận thị. Ngoài ra, chữ của điện thoại là rất nhỏ, còn màn hình máy tính thì thường nhấp nháy, nhìn lâu có thể gây mệt mỏi thị giác.

4. Thận trọng khi mua đèn bàn

3 thang tuoi mu mat 2

Nhiều bậc cha mẹ khi mua đèn bàn thường quan tâm đến các tiêu chí bảo vệ thị lực cho con, ví dụ như: “không nhấp nháy, không bức xạ, không chói, không gây ồn”. Tuy nhiên, theo cơ quan cung cấp điện năng thì không có cách nào làm được loại đèn “không nhấp nháy” mà chỉ có loại đèn “độ nhấp nháy cao” mà thôi.

Thiếu Kỳ

Xem thêm: