Nguyên khí còn gọi là sinh khí, do tinh của tiên thiên sinh ra, tàng trữ tại thận; có công năng thúc đẩy các tạng phủ hoạt động, giúp duy trì thân thể khoẻ mạnh. Tuy nhiên, loại vật chất này trong cơ thể chỉ giảm mà không tăng, sẽ dần cạn kiệt theo thời gian. Vậy, đối với vấn đề này chúng ta cần có những lưu ý gì? 

“Đây là chuyên gia khoa xương khớp trứ danh hay kia là chuyên gia khoa tiêu hóa nổi tiếng…”. Thời nay, chúng ta có thể thường xuyên nghe thấy các giới thiệu ngắn gọn về bác sĩ như vậy. Nhưng mà ai có thể nói ra được trong lịch sử, các danh y là thuộc khoa nào không? Lý Thời Trân tại Triệu quốc nổi tiếng điều trị bệnh phụ khoa, tại Chu quốc lại là ngũ quan khoa (tai – mũi – họng), tại Tần quốc thì là nhi khoa, y danh đều rất nổi bật.

Bởi vì Đông y xem bệnh không chỉ là chứng trạng, thậm chí không phải là một tạng phủ nào đó mắc bệnh; mà là do tất cả tạng phủ, kinh lạc, bì mao (da lông), gân cốt, tinh tủy, khí huyết, tân dịch, tình chí… tổ hợp thành một nhân thể người hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà phương pháp chữa bệnh là điều trị bệnh nhân chứ không trị bệnh.

Đông y chủ trương điều trị bệnh nhân chứ không trị bệnh. (Ảnh: zywzx.com)

Thông qua lịch sử phát triển dài đằng đẵng, Đông y khai triển ra các loại trường phái, Phù dương phái, Tư âm phái, Tỳ thổ phái, Hỏa thần phái… Mỗi một trường phái tuy là có đặc sắc riêng, nhưng lại được kiến lập trên cơ sở lý luận “khí – nguyên”. Khí này là nguyên khí, cũng gọi là tinh khí, dương khí, chân khí. Nguyên khí đầy ắp trong lục phủ ngũ tạng của nhân thể, tứ chi bách cốt, kinh lạc bì phu, kích thích thúc đẩy các cơ quan tạng phủ hoạt động.

Nguyên khí tại Vị gọi là vị khí, tại Tỳ gọi là tỳ khí, tại Phế gọi là phế khí, lại có các công năng khác nhau, tên gọi khác nhau, nhưng chung quy đều là do nguyên khí sinh ra. Nguyên khí nhiều hơn một chút là khỏe mạnh hơn một chút, thọ hơn một chút.

Khí có ba nguồn

1. Thận khí tiên thiên bố mẹ cho

Nguyên khí là bẩm sinh tiên thiên. (Ảnh: haberturk.com)

Nguyên khí là bẩm sinh tiên thiên, có tính di truyền tiên thiên vô cùng rõ nét. “Khí tiên thiên bắt nguồn từ thận”, thận khí tiên thiên là do từ trong bụng mẹ đã có, nhưng có một đặc điểm: chỉ giảm mà không tăng, là trong quá trình sống sẽ suy giảm không ngừng.
Nếu mà lấy nguyên khí tính thành 100, vậy thì một người từ lúc sinh cho đến khi chết đi, nguyên khí là quá trình tiêu hao không ngừng từ 100 đến 0 vậy. Chính giống như chúng ta được kế thừa tài sản từ bố mẹ, sẽ có một ngày tiêu hết. Nguyên khí không có ngân hàng dự trữ, khối tài sản này không có cách nào đầu tư quản lý tài sản, trong suốt cả cuộc đời, hậu thiên lao lực, bệnh tật, ô nhiễm, phẫu thuật, đều đang gia tốc tiêu hao nguyên khí.

2. Tỳ vị vận hóa khí thủy cốc

Khí hậu thiên bắt nguồn từ tinh khí của thuỷ cốc. (Ảnh: bestie.vn)

Khí cũng có nguồn gốc hậu thiên. Chính vì khí tiên thiên chỉ giảm mà không sản sinh thêm nên trong dưỡng sinh Đông y càng chú trọng bồi bổ nguyên khí. Cũng là tương đương với, từ bố mẹ kế thừa tài phúc, chúng ta còn phải đi làm, còn phải tự mình kiếm tiền, đó là một đạo lý. Tiên thiên bất túc, hậu thiên có thể bổ. Khí hậu thiên bắt nguồn từ tinh khí của thủy cốc sung dưỡng, mới có thể bảo trì nguyên khí không ngừng hóa sinh và vượng thịnh.

3. Tinh khí tự nhiên của phế hô hấp

Khí có thể hành huyết, tất yếu không thể tách rời phế khí. (Ảnh: kr.123rf.com)

Phế chủ khí, chủ hô hấp, giờ giờ phút phút con người sinh sống đều cần phải hít thở hô hấp, hít tinh khí giới tự nhiên vào. Đông y giảng khí có thể hành huyết, tất yếu không thể tách rời phế khí.

Nguyên khí khuyết hư và bệnh tật

Nguyên khí, còn gọi là tinh khí, dương khí, chính khí. Nguyên khí đầy ắp trong lục phủ ngũ tạng của nhân thể, tứ chi bách cốt, kinh lạc bì phu, có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tạng phủ. Nguyên khí tại Vị, chúng ta gọi là Vị khí, tại Tỳ gọi là Tỳ khí, tại Phế gọi là Phế khí, lại có các công năng khác nhau, tên gọi khác nhau, nhưng chung quy là do nguyên khí sinh ra. Nguyên khí là gốc của nhân thể, nắm được căn bản của sinh mệnh, vạn bệnh đều do nguyên khí mà sinh, đều vì nguyên khí mà vong. Nguyên khí đầy đủ, ích thọ trường sinh; nguyên khí khuyết hư, bách bệnh từ đó mà sinh.

Nguyên khí đầy đủ, ích thọ trường sinh; nguyên khí khuyết hư, bách bệnh từ đó mà sinh. (Ảnh: sohu.com)

Nguyên khí không đầy đủ, trước tiên có thể gặp tình trạng không khỏe cũng không ốm rất rõ ràng: Hay mệt mỏi hơn, rối loạn giấc ngủ, khó bài tiện, trường vị không tốt, tinh thần không tốt, dễ cảm mạo lâu không khỏi. Khi nguyên khí đạt tới mức độ khuyết tổn, toàn bộ sức đề kháng của cơ thể, chức năng của ngũ tạng theo đó mà giảm sút rõ rệt, bệnh từ đó mà sinh ra, lúc này sẽ có thể sản sinh bệnh biến thực thể rồi. Nếu nguyên khí của ngũ tạng không đầy đủ sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Tạng Tâm nguyên khí bất túc (không đầy đủ): Nhịp tim chậm hoặc có thể nhanh, đánh trống ngực, rung nhĩ, loạn nhịp tim, bệnh thấp tim, bệnh mạch vành, bệnh tim do tiểu đường. Tâm huyết hư có thể dẫn tới mất ngủ, mơ nhiều.
  • Tạng Phế nguyên khí bất túc: Ho, đoản hơi, khó thở, viêm phế quản mãn, phế khí thũng, suyễn, bệnh ngoài da, khả năng miễn dịch giảm, táo bón.
  • Tạng Can nguyên khí bất túc: Rụng tóc, bệnh về mắt, đau các khớp, bệnh phụ khoa, kinh nguyệt không điều hòa, cao huyết áp, cường giáp.
  • Tỳ khí hư nhược: Tiêu chảy, tiêu hóa không tốt, thấp chẩn, tiểu đường, u xơ tử cung, polyp, ung bướu, thoát vị cơ hoành – dạ dày, sa tử cung, thoát vị bẹn, sa trực tràng, ăn không ngon, chảy nước dãi.
  • Thận khí bất túc: Tiểu rắt, thắt lưng và đầu gối đau mỏi, các loại bệnh ở vùng thắt lưng (thoát vị đĩa đệm, loãng xương) hoại tử chỏm xương đùi, rụng răng, tóc bạc, ù tai, teo não, chứng rỗng tủy.

Đông y bác đại tinh thông, lấy ‘dưỡng nguyên’ làm căn bản. Từ góc độ điều trị bệnh mà giảng, chính là trong thời gian ngắn điều động nguyên khí, chống lại ngoại tà. Từ góc độ dưỡng sinh giảng thì là bổ hư, giảm thiểu nguyên khí tổn hao, có thể bảo trì tinh thủy cốc được nạp vào không ngừng hóa bổ sung cho nguyên khí, đã nói ra quan hệ giữa nguyên khí và sức khỏe con người một cách sâu sắc lại đơn giản dễ hiểu.

Theo baijiahao.baidu
Liên Hoa