Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tay, chân, lưng lạnh, đó là do dương khí không đủ gây ra. Nguồn gốc tiên thiên của thận tạng là cửa ngõ của sinh mệnh, nếu thận dương bị hư tổn, làm suy giảm chức năng của cơ thể, sẽ xuất hiện triệu chứng trên. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bảo toàn đầy đủ dương khí.

Tục ngữ nói: “Thuốc bổ không bằng thực bổ, thực bổ không bằng giác bổ.” (nghĩa là dùng thuốc bồi bổ không bằng ăn để bồi bổ, ăn để bồi bổ không bằng ngủ để bồi bổ). Nói tóm lại, giấc ngủ là loại thuốc bổ tốt nhất! Trong quá trình lao động, làm việc, học tập cơ thể chúng ta tiêu hao rất nhiều năng lượng, ngoài việc dựa vào ăn uống để bồi bổ tăng cường sức khỏe, còn cần dựa vào giấc ngủ để hỗ trợ giúp sức khỏe tốt hơn. Cổ nhân có câu “thuốc uống trăm thang, không bằng ngủ ngon một giấc”, nghĩa là một giấc ngủ ngon còn tốt hơn cả dùng thuốc bổ. Vậy làm gì để dễ ngủ và có giấc ngủ ngon lành mỗi khi đặt lưng lên giường?

Ví dụ, nếu một người ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon giấc, dần dần sẽ làm cho tinh thần trở nên mệt mỏi, dẫn tới khả năng chú ý tập trung kém, đau đầu, chóng mặt, đau mỏi xương khớp, thậm chí mệt nhọc. Nếu một người thường xuyên bị mất ngủ, luôn ở trạng thái kiệt sức quá độ, sẽ dẫn tới biến đổi bệnh lý làm hao khí tổn thương huyết, làm tổn thương tới ngũ tạng. Tim mệt mỏi sẽ làm tổn thương tới huyết, gan mệt mỏi sẽ tổn thương tới thận, lách mệt mỏi sẽ tổn hại tới ăn uống, phổi mệt mỏi sẽ tổn thương tới khí, thận mệt mỏi sẽ tổn thương tới tinh lực, đó là nguồn họa sinh ra mọi loại bệnh tật.

giac ngu1
Mỗi ngày nhất định phải đi ngủ trước giờ Tý

Nếu mỗi ngày bạn không đi ngủ trước giờ Tý ( tức là từ 11h đêm đến 1h sáng), khi đi khám bệnh các bác sĩ y học cổ truyền đều sẽ nói rằng: “Không chữa bệnh cho bạn.” Thực ra không phải là không muốn chữa, mà chỉ là có chữa cũng không khỏi.

Người quanh năm thức đêm, dù là nam hay nữ, đều trực tiếp làm tổn thương gan, lâu dần dẫn tới tổn thương thận, từng bước từng bước sẽ gây ra thiếu cả khí lẫn huyết của cơ thể, mỗi ngày soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xạm đen. Lúc này dù có sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bồi bổ hàng ngày, rèn luyện sức khỏe hằng ngày, cũng không thể đổi lại được những tổn hại gây ra do thiếu ngủ và do ngủ không ngon.

Do đó, dậy sớm không sao, nhưng ngủ muộn là điều tuyệt đối không thể. Đa số những người có tinh thần mệt mỏi, đều có thói quen ngủ muộn đó cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ điều này dần dần dễ dẫn tới tổn thương tinh khí ở gan và túi mật.

Những người này, mắt thường không khỏe, tâm trạng u uất, ít khi được vui vẻ (khí ở phổi cũng bị ảnh hưởng, do khí lâu ngày không được khơi thông hiệu quả).

Còn có những người lại cho rằng, buổi tối ngủ muộn một chút, thì ngủ bù vào ban ngày, kỳ thực căn bản không thể bù lại được, hoặc là không ngủ được, hoặc ngủ không đủ, cho dù cảm giác đã bù đủ lại rồi, nhưng kỳ thực khí huyết của cơ thể đã bị tổn thương tới hơn phân nửa rồi.

Hai tư thế ngủ có thể bổ thận kỳ diệu hỗ trợ việc cải thiện giấc ngủ của bạn

1.Tư thế Hoàn dương ngọa

giac ngu2
Phương pháp Hoàn dương ngọa có thể tập 30 phút trước khi đi ngủ mỗi ngày

Khi luyện tập, trước tiên cần nắm rõ về tư thế Hoàn dương ngọa, có thể luyện tập trước khi đi ngủ buổi tối hàng ngày. Nằm ngửa, tư thế thả lỏng, các khớp xương thả lỏng hoàn toàn, 2 chân cong, 2 bắp chân hướng vào trong, chụm 2 gan bàn chân vào nhau, co chân lại sao cho 2 gót chân chạm nhau, gót gót chân hướng về phía đáy chậu. 2 bàn tay đặt lên bụng, sao cho lòng bàn tay hướng về phía bụng, hai đầu các ngón tay chạm vào nhau, để nhẹ nhàng dưới vùng rốn.

Cơ thể thư giãn tối đa, hít thở sâu, nín thở nhẹ, thở ra hết hơi trong lồng ngực. Khi thở ra có thể thở bằng miệng để bụng hóp càng sát xuống phía lưng càng tốt.

Cách làm này nhanh chóng đẩy dương khí lên cao, bổ sung nhiều ô xy, làm cho thận ở trong trạng thái sung mãn nhất, cơ thể thư giãn tối đa. Tập 30 phút mỗi tối trước khi đi ngủ.

2. Tư thế Hỗn nguyên ngọa

Tư thế Hỗn nguyên ngọa
Phương pháo tập luyện ở tầng cao hơn đó là Hỗn nguyên ngọa

Sau khi tập luyện tư thế Hoàn dương ngọa 1 tháng, có thể tập luyện phương pháp ở tầng thứ cao hơn đó là Hỗn nguyên ngọa. Tư thế này sẽ nâng cao lên một bậc nữa so với tư thế Hoàn dương ngọa để có tác dụng cao hơn mấy phần. Tư thế nằm đa phần giống với Hoàn dương ngọa, chỉ khác là đổi vị trí cho tay. Hai tay đan các ngón vào nhau hoặc đặt nhẹ lên nhau, đưa lên trên đỉnh đầu, áp sát bàn tay vào đỉnh đầu. Cách hít thở giống như tư thế Hoàn dương ngọa. Vị trí này có tác dụng trị liệu không chỉ đối với việc dưỡng khí mà còn bổ thận, giúp thư giãn đầu óc, giảm chứng mất ngủ, chứng suy nhược thần kinh. Chuyên gia Đông y cho rằng, khi hai tay đan chéo 10 ngón vào nhau để trên đỉnh đầu, 2 lòng bàn chân đối diện và áp sát nhau tạo thành một vòng cung hoàn toàn kín. Vòng tròn này sẽ giúp cho khí huyết lưu thông từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể mà không bị đứt đoạn, giúp cho thận thư giãn một cách tối đa.

Điều cần chú ý khi ngủ

1. Phương hướng quay đầu khi ngủ

giac ngu4

Khi ngủ đầu nên quay về hướng Bắc, chân ở phía Nam. Cơ thể có thể nhận được ảnh hưởng của từ trường Trái đất vào bất kể thời điểm nào, trong quá trình ngủ não bộ cũng đồng thời nhận được những can nhiễu của từ trường trái đất. Khi chúng ta áp dụng tư thế ngủ trên, sẽ làm đường từ trường sẽ xuyên qua cơ thể một cách ổn định, hạn chế tối đa nhất những can nhiễu của từ trường trái đất tới cơ thể.

2. Tư thế ngủ

Tư thế ngủ cong như cánh cung là tốt nhất, nằm nghiêng bên phải để giảm gánh nặng cho tim. Bởi tim ở bên trái cơ thể của con người, khi nằm nghiêng bên phải sẽ làm giảm áp lực lên tim, đồng thời không nên để hai tay nên gần vùng tim, để tránh bị ác mộng mà làm tỉnh giấc.

3. Thời gian ngủ

giac ngu5
Thời gian ngủ thông thường mỗi ngày khoảng 8 tiếng ( ảnh internet)

Bốn mùa của giấc ngủ, mùa xuân và mùa hạ nên “ngủ muộn dậy sớm”, mùa thu nên “ ngủ sớm dậy sớm”, mùa đông nên “ngủ sớm dậy muộn”. Tốt nhất nên thức dậy trước khi mặt trời mọc, không nên dậy quá muộn.

Thời gian ngủ của một người bình thường khoảng 8 tiếng, với những người thể chất yếu hoặc có bệnh nên ngủ nhiều hơn.

4. Khoảng thời gian cần ngủ

Dù là người “họ nhà cú chuyên thức đêm”, hay là người “ngủ muộn dậy muộn”, đều nên tự nắm được đồng hồ sinh học của cơ thể mình, nâng cao hiệu quả ngủ nghỉ. Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng, giờ Tý (khoảng thời gian từ 11h đêm đến 1h sáng), giờ ngọ (khoảng thời gian từ 11h trưa đến 1h chiều), đây là hai khoảng thời gian có độ chênh lệch nhiệt độ lớn nhất trong ngày, là hai khoảng thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi một cách thích hợp nhất.

5. Không gian ngủ

Trong phòng ngủ nên cố gắng tránh để các loại đồ điện, điện thoại di động,… để bảo đảm não bộ của cơ thể không bị can nhiễu trong quá trình nghỉ ngơi, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể.

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Xem thêm: Dưỡng sinh bằng giấc ngủ – bí quyết của đại danh y Hoa Đà

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Từ Khóa: