Ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc và tử vong hàng đầu. Khi thấy những dấu hiệu như máu trong phân, thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng, thiếu máu… bạn nên đi kiểm tra để bảo vệ sức khỏe.

Ung thư đại trực tràng phần lớn bắt nguồn từ các polyp. Polyp lúc đầu thường nhỏ và sinh sản chậm, không gây triệu chứng nhưng sau đó có thể hóa ác trở thành ung thư. Vì vậy nên tầm soát các polyp có khả năng ác tính trước khi chúng trở thành ung thư.

Theo thống kê từ năm 2005 – 2014, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam đã tăng từ 45 lên 50% ở tất cả các dân tộc, cả 2 phái nam và nữ.

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng
Ảnh minh họa.

TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt Hà Nội, cho hay ung thư đại trực tràng (còn có tên gọi khác là ung thư ruột già) phát khởi từ lớp mô lót mặt trong của ruột dạng polyp (chồi thịt có cuống), lớn dần sẽ nhô ra trong lòng ruột. Khi phân đi qua cọ vào khối bướu và gây chảy máu, tới một điểm nhất định thì bít lòng ruột gây tắc, theo Tri Thức Trực Tuyến.

Nếu thấy những dấu hiệu sau đây, bạn nên đi kiểm tra tình hình sức khỏe:

Táo bón

Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.

Nếu thường xuyên bị táo bón, bạn nên vào viện khám.

Đi ngoài phân nhỏ

Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.

Đi ngoài ra máu

Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Do vậy mà đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng.

Co thắt dạ dày

Khi khối u phát triển trong ruột kết chúng có thể chặn đường đi và gây ra những cơn đau co thắt ở dạ dày mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh. Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.

Cân nặng giảm bất thường

Khi các khối trong ruột kết tiết ra những chất hóa học làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng giảm cân bất thường mà người bệnh không tìm được ra nguyên nhân.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:

– Tỷ lệ cao đối với những người trên 50 tuổi.

– Cá nhân hoặc tiền sử gia đình có ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng.

– Chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều chất béo, tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ phát triển bệnh như thịt được nấu ở nhiệt độ cao, mỡ động vật, thuốc lá và rượu.

– Bệnh viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.

– Lối sống ít vận động và béo phì.

Phòng ngừa ung thư đại trực tràng

Ngưng hút thuốc

– Hạn chế uống rượu bia: Rượu bia có thể đóng vai trò là chất kích thích. Các tế bào bị phá hủy có thể cố gắng tự sửa chữa, điều này có thể dẫn tới biến đổi DNA ở tế bào.
Ở đại tràng và trực tràng, vi khuẩn có thể biến cồn thành lượng lớn acetaldehyde, một hóa chất đã chứng minh gây ung thư cho động vật thí nghiệm.

Luyện tập thường xuyên: Có giả thuyết cho rằng mức insulin hay yếu tố tăng trưởng liên quan đến insulin ở những người béo phì có thể kích thích phát triển ung thư đại tràng. Duy trì chỉ số cơ thể (BMI) làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Theo dõi chế độ ăn: Thức ăn có thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có mỡ động vật như jam-bông, thịt hun khói, xúc xích và thịt heo khô địa phương là một vài ví dụ về thức ăn nên tránh ăn nhiều. Nên ăn 500g thịt đã nấu mỗi tuần cùng với nhiều rau xanh tươi và hoa quả mỗi bữa.

Tiến hành nội soi đại tràng: Nhiều người vẫn chưa nhận thức được vai trò của nội soi đại tràng trong việc ngăn ngừa ung thư đại tràng. Vì phải mất 5-10 năm polyp mới chuyển sang ung thư nên tầm soát nội soi đại tràng – một thủ thuật không đau và phiền hà – có thể làm nên khác biệt lớn. Nên tiến hành đối với những người trong độ tuổi 45 – 50, 1 lần/5 năm.

Phương Nam