Khi bị chó tấn công, mọi người không nên chủ quan, cần sơ cứu và đi tiêm phòng để ngừa bệnh dại. Dưới đây là 3 bước sơ cứu và lưu ý khi bị chó cắn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Đến đầu tháng 5/2018, toàn quốc ghi nhận hơn 20 ca tử vong. Đặc biệt, tuần từ 21-28/5, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) ghi nhận thêm 2 bệnh nhi chết do chó dại cắn. Cả 2 trường hợp đều chủ quan không đi tiêm phòng.

Năm 2017, cả nước ghi nhận 63 trường hợp tử vong do bệnh dại. Trước đó, năm 2016, cả nước có 91 ca tử vong do bệnh dại, tăng 17 % so với năm 2015.

Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn
Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, thực trạng trên rất đáng báo động, bởi bệnh dại là căn bệnh hoàn toàn có thể khống chế được, theo Khám Phá.

Bệnh dại gây ra bởi virus, lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại sang người thông qua vết cắn, vết trầy xước. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus di chuyển theo dây thần kinh tiến tới tủy sống và não, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động ở người bệnh.

Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn
Virus dại lây lan qua vết cắn.

3 bước sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

Làm sạch

Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn
Rửa vết thương dưới vòi nước và xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh. Rửa nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát mạnh.

Thuốc sát trùng

Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn
Sử dụng thuốc sát trùng chuyên dụng, cồn hay nước oxy già để làm sạch vết chó cắn. Dung dịch sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.

Cầm máu

Trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu. 15 phút sau khi bị chó cắn, nếu máu vẫn tiếp tục chảy, đặt gạc y tế lên vết thương và băng lại. Nếu vết thương vẫn chảy nhiều máu, bạn nên nâng cao vùng bị thương để cầm máu.

Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn
Trong trường hợp vết thương sâu, máu phun thành tia, dùng dây thun để garô xung quanh vết thương. Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Sai lầm khi bị chó cắn làm tăng nguy cơ mắc dại

Phòng dại bằng Đông y

Hiện nay, không hiếm các trường hợp sau khi bị chó dại cắn đến nhờ thầy lang đắp thuốc hoặc tự chữa tại nhà bằng phương pháp dân gian.

Việc này khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn trong khi mnguy cơ dại vẫn rình rập. Do đó, an toàn nhất bạn nên đến kiểm tra, tiêm phòng tại cơ sở y tế.

Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn
Ảnh minh họa.

Chủ quan vì chó nhà

Các bước sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn
Bệnh dại không chừa bất kỳ loài động vật nào, do đó dù là chó nhà hay chó lạ, bạn cũng nên xử lý vết thương và tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Không tiêm phòng

Việt Nam đã có vắc-xin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do chủ quan, thiếu hiểu biết, không xử lý và điều trị kịp thời sau khi bị chó cắn.

Cách phòng, chống bệnh dại và chó cắn

Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ.

– Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại. Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.

– Không tiếp xúc với con vật, di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virus dại sang người, lây lan dịch.

– Báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.

– Không đùa nghịch với chó. Giữ khoảng cách an toàn với cho đặc biệt là trẻ em.

– Khi bị chó cắn, bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu trên, tiêm phòng vắc-xin phòng dại. Theo dõi động vật 10-15 ngày.

H.H