Dầu cá ngày càng phổ biến bởi mọi người đã nhận thức được sự cần thiết của omega 3 trong chế độ ăn uống. Vậy làm sao để lựa chọn trong khi thị trường với vô vàn loại khác nhau?

Dầu cá là loại chất béo hoặc dầu được chiết xuất từ mô cá. Chúng thường được lấy từ những loại cá có chứa hàm lượng dầu cao như cá trích, cá ngừ, cá cơm và cá thu. Nhưng đôi khi dầu cá cũng được tạo ra từ gan của những loại cá khác, ví dụ như dầu gan cá tuyết. 

Dầu cá là loại chất béo hoặc dầu được chiết xuất từ mô cá. (Ảnh: vicare.vn)

Ngoài rất nhiều công dụng tuyệt vời của loại thực phẩm bổ sung này, dầu cá còn có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả. Tại sao lại như vậy? Omega-3 là thành phần tương đối hiếm trong các loại thực phẩm phổ biến và thường được tìm thấy trong hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải, và các loại cá biển sâu có nhiều dầu. Chất béo Omega-6 thường chứa trong các loại thực phẩm thông thường như các loại hạt, ngũ cốc, thịt, đậu nành, ngô. Chế độ ăn uống trong cuộc sống hiện đại thường dẫn đến sự mất cân bằng Omega-6 và Omega-3, sự chênh lệch lên đến 15:1 hoặc thậm chí 30:1. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm mãn tính của cơ thể, gây ra các bệnh mãn tính khác nhau. Bổ sung đúng lượng Omega-3 có thể làm cho tỷ lệ Omega-3 và 6 gần với tỷ lệ 1:1, giảm tỷ lệ phát viêm của cơ thể.

Tuy nhiên, mọi loại thuốc, kể cả thuốc bổ, đều không thể sử dụng tuỳ tiện. Nếu cơ thể cần bổ sung dầu cá, nên lựa chọn loại nào cho phù hợp? Những bí quyết dưới đây sẽ hỗ trợ giúp bạn có thể lựa chọn loại phù hợp.

Mất cân bằng giữa Omega-6 và Omega-3 là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nhiễm của cơ thể.

Xác định mục đích chăm sóc sức khỏe khi bổ sung dầu cá

Chỉ chăm sóc sức khỏe thông thường, lượng Omega-3 được khuyến cáo hàng ngày là 1000mg.

Phụ nữ mang thai, lượng DHA được khuyến cáo hàng ngày là 300mg hoặc Omega-3 là 2-3000mg.

Chăm sóc sức khỏe não bộ, lượng DHA được khuyến cáo hàng ngày là 900mg hoặc Omega-3 là 2000mg.

Chăm sóc sức khỏe tim mạch, lượng Omega-3 khuyến cáo hàng ngày là 2-3000mg.

Nếu sử dụng để giảm nồng độ triglyceride trong máu, nên lựa chọn các loại sản phẩm dầu cá với hàm lượng Omega-3 trên 80%.

Để chăm sóc sức khỏe tim mạch, lượng Omega-3 khuyến cáo hàng ngày là 2-3000mg.

Dùng để cải thiện tình trạng viêm tự miễn, mỗi ngày nên sử dụng 3000mg Omega-3.

Để cải thiện tình trạng khô mắt, lượng Omega-3 được khuyến cáo mỗi ngày từ 600-1500mg.

Nếu cần sử dụng với hàm lượng cao, nên lựa chọn loại dầu cá với hàm lượng Omega -3 cao để không phải uống nhiều viên nang. Ngoài ra nếu lựa chọn để chăm sóc não bộ hoặc thần kinh thị giác, thì cần chú trọng lựa chọn loại có hàm lượng DHA cao.

Chất lượng dầu cá

Dầu cá tốt nhất là các loại được lấy từ các loài cá đại dương thiên nhiên, không phải là các loài cá được nuôi. Các loài cá được nuôi có chất lượng thịt và lượng axit béo khác với các loài cá đại dương thiên nhiên. Thông tin này thường được hiển thị ở mặt bên sản phẩm. Trước khi mua, có thể kiểm tra các thông tin như: “Được lấy từ cá mòi, cá ngừ, cá hồi…” hoặc “Contains Fish (sardines, tuna…”).

Hàm lượng DHA và EPA?

DHA và EPA là 2 thành phần quan trọng nhất trong dầu cá. Một số loại đưa thông tin hàm lượng dầu cá là 1000mg nhưng mập mờ về 2 axit béo DHA và EPA, hoặc không nêu rõ làm người tiêu dùng không nhận biết. Trước khi lựa chọn dầu cá cần kiểm tra thông tin này ở ngay mặt trước sản phẩm hoặc phần “Giá Trị Bổ Sung” (Supplement Facts). Bạn chỉ nên bổ sung omega-3 không vượt quá phạm vi từ 250mg đến 3000mg EPA và DHA mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của chuyên gia y tế.

DHA và EPA là 2 thành phần quan trọng nhất trong dầu cá. Một số loại đưa thông tin hàm lượng dầu cá là 1000mg nhưng mập mờ về 2 axit béo DHA và EPA, hoặc không nêu rõ làm người tiêu dùng không nhận biết (Ảnh: procarevn.vn)

Sự tinh khiết

Các bạn hãy tìm thông tin xem sản phẩm này có đạt được chất lượng về độ tinh khiết không? Trong dầu cá biển có chứa rất nhiều kim loại nặng độc hại như thủy ngân, chì và cả dioxin. Trong đó, thủy ngân là kim loại được tìm thấy nhiều nhất trong dầu cá. Do đó, để tránh đưa độc tố vào người, điều đầu tiên các bạn cần phải tự hỏi, sản phẩm này có tinh khiết không? Nếu sản phẩm đạt được kiểm nghiệm về độ tinh khiết thì không nhà sản xuất nào lại không muốn công bố rõ cho người tiêu dùng ở mặt trước sản phẩm.

Một số nhận biết cơ bản như là: Dầu cá chưng cất, dầu cá tinh khiết, chưng cất ở cấp độ phân tử hay đã loại được các kim loại nặng. Đối với sản phẩm nước ngoài thì kiểm tra các thông tin về: “purity”, “molecularly distilled”, “No Mercury, PCBs…”.

Độ tươi mới

Dầu cá bị hỏng có thể phá hủy hệ thống oxi hóa của cơ thể và làm tăng quá trình viêm, cả hai điều này đều dẫn tới những bệnh nguy hiểm. Dầu cá càng chứa nhiều chất béo không bão hòa thì càng dễ bị hỏng. Chất béo omega 3 chuỗi dài có trong dầu cá phần lớn là chất béo không bão hòa nên rất dễ bị phá hủy. Vì vậy nếu muốn kiểm tra độ tươi mới thì bạn nên xem mục “peroxide” trong giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm, nếu dưới 5 meq/kg là đạt chuẩn.

muốn kiểm tra độ tươi mới thì bạn nên xem mục “peroxide” trong giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm, nếu dưới 5 meq/kg là đạt chuẩn. (Ảnh: thuocbo.com.vn)

Độ bền vững

Tính bền vững của các sản phẩm dầu cá rất khó để dánh giá. Một số sản phẩm dầu cá chỉ là sản phẩm phụ của quá trình chế biến cá và các nhà sản xuất tận dụng chúng để thu được nhiều lợi nhuận hơn nhưng còn tốt hơn là việc đánh bắt cá chỉ để ép lấy dầu. Việc dầu cá chỉ được sản xuất từ cá phải được chứng nhận bởi tổ chức MSF hoặc các quỹ bảo vệ môi trường.

Giá cả

Đây là một vấn đề tùy thuộc vào bạn. Bạn sẵn sàng chi ra bao nhiêu cho sản phẩm dầu cá? Nhưng hãy đảm bảo là số tiền bạn bỏ ra phải xứng đáng với chất lượng loại dầu cá mà bạn nhận được.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định