Ông J.M. (76 tuổi, Úc) nhập viện Đại học Y Dược Tp.HCM trong tình trạng nhập viện trong tình đau ngực trái dữ dội, khó thở, không thể nằm, tụt huyết áp… do nhồi máu cơ tim cấp.

Theo TTXVN, trước đó, ông J.M. đã đặt stent thông mạch nhưng chủ quan không đi tái khám định kỳ mà chỉ uống lại toa thuốc cũ suốt nhiều năm qua.

Ngay khi nhập viện, các bác sĩ đã nhanh chóng tiêm các loại thuốc trợ tim nhằm nâng huyết áp và điều trị suy tim. Sau đó, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và chụp mạch vành cấp cứu.

Kết quả chụp mạch vành, hệ động mạch vành của bệnh nhân J.M. có những tổn thương nặng, vô cùng phức tạp. Những đoạn mạch máu bên trái đã đặt stent cách đây 10 năm của bệnh nhân bị tái hẹp, xuất hiện nhiều tổn thương mới ở cả động mạch vành bên trái và phải.

ThS BS. Trần Hòa, Phó Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho Gia Đình Mới biết, việc điều trị cho bệnh nhân người Úc rất phức tạp vì tuổi cao, thừa cân, có nhiều bệnh phối hợp, đã từng bị nhồi máu cơ tim 1 lần.

cap cuu kip thoi benh nhan nguoi uc bi nhoi mau co tim cap
Bệnh nhân người Úc may mắn sống sót nhờ được cấp cứu kịp thời. (Ảnh: Gia Đình Mới)

Các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh lý tim mạch không nên hút thuốc lá, tập luyện thể lực thường xuyên, chế độ ăn giảm mỡ, giảm mặn… Nên tái khám định kỳ theo hẹn.

Triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim

– Đau thắt ngực: Cảm giác như lồng ngực bị ép chặt, đè nén. Cơn đau thường xuất hiện ở giữa ngực, có thể lan ra cổ, hàm, vai, cánh tay trái, lưng, bụng… Kéo dài một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.

– Toát mồ hôi lạnh.

– Choáng váng, đầu lâng lâng.

– Buồn nôn (thường gặp ở phụ nữ).

– Khó thở.

– Mệt mỏi.

Khi cơn đau ngực, người bệnh cần ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm, nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh mạch vành từ trước.

Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã ngậm nitroglycerine dưới lưỡi, cần đưa đi cấp cứu ngay.

(Tổng hợp)