Vùng bụng là nơi âm kinh quy tụ, nên nếu ta không chú ý bảo vệ, nó snhanh chóng trở thành nơi tích mỡ và hàn khí, lâu dần sinh ra khối u mỡ, khối u dạng sợi, nốt ruồi son, nốt ruồi đen, dị ứng, nếp nhăn, v.v… khiến khí huyết kinh mạch bị tắc nghẽn.

Hoàng Đế nội kinh viết: “Ở tay có 3 âm kinh đi từ phủ tạng đến tay và 3 dương kinh đi từ tay lên đầu. Ở chân có 3 dương kinh đi từ đầu xuống chân và 3 âm kinh đi từ chân lên bụng”. Như vậy, dựa vào sự phân bố trên, các âm kinh giao với dương kinh ở tay, chân; các dương kinh giao nhau ở đầu; còn các âm kinh giao nhau ở bụng.

Theo Trung y, “âm thuộc hàn, hàn ắt ngưng tụ”, nên vùng bụng là nơi dễ bị “hàn ngưng” nhất do có 6 âm kinh. Đây cũng là lý do khiến chất độc, chất béo dễ tích tụ ở vùng bụng, lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn kinh mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành khí huyết. Cho nên có thể nói, sự tích ứ ở vùng bụng là nguồn gốc của trăm bệnh.

Chất béo tích nhiều ở vùng bụng dễ khiến kinh lạc ứ tắc. (Ảnh: )

Nghiên cứu cho thấy, khí chất béo tích tụ ở vùng bụng, các tế bào mỡ sẽ theo dòng chảy của máu mang các acid béo đến gan. Khi gan gặp những acid béo này, ngay lập tức nó sẽ sinh ra một loại lipoprotein mật độ thấp. Những lipoprotein này sẽ phá vỡ hệ thống lọc của gan để theo máu vào mạch máu và nội tạng rồi bám tụ trên các thành mạch gây sơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, v.v… Những căn bệnh phát sinh khi vòng bụng quá lớn sẽ rất khó chữa. Do đó, giảm số đo vòng bụng là cách tốt nhất để giảm béo, giảm cholesterol, hạ đường huyết và huyết áp.

Điểm sự sống” của con người nằm phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiến liệt đối với nam. Đây cũng là nơi khởi nguồn của Xung mạch, Nhâm mạch và Đốc mạch. Nhâm mạch cai quản các âm kinh và chủ ngũ tạng. Đốc mạch cai quản các dương kinh và chủ lục phủ. Xung mạch kiểm soát khí huyết. Dưới sự điều tiết chung của Nhâm mạch và Đốc mạch, nó mang chất dinh dưỡng đến khắp cơ thể.

Người xưa gọi “điểm sự sống” là “đan điền”. Vị trí của đan điền chính là huyệt Quan nguyên trên Nhâm mạch. Quan nguyên nghĩa là nơi “chứa nguyên khí của cơ thể”. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta cũng không được làm tổn hại nguyên khí, bởi một khi đã bị tổn hại, nguyên khí sẽ rất khó phục hồi. Trong cuộc sống, ta thấy có nhiều người chưa già đã yếu, nhưng cũng có không ít người tuổi cao mà vẫn tráng kiện. Điều này liên quan mật thiết đến việc điều dưỡng đan điền (hay nói khác hơn là vùng bụng) của chúng ta.

“Điểm của sự sống” – Đan điền. (Ảnh: )

Qua kinh nghiệm của Y sư Thái Hồng Quang chủ tịch Hội Nghiên cứu sức khoẻ kinh lạc quốc tế Hồng Kông, nhiều trường hợp suy nhược, kiệt sức, stress, thậm chí mất cân bằng nội tiết tố hay mắc bệnh nan y đều có nguyên nhân từ vùng bụng. Bởi vậy, chúng ta cần lưu ý đến 2 vấn đề sau:

Nhiệt độ vùng bụng giảm

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ vùng bụng càng thấp thì cơ thể càng bất ổn. Thông thường, nhiệt độ vùng bụng trên 36°C thì cơ thể khoẻ mạnh; 34°C thì bị stress, mệt mỏi, kiệt sức; 32°C thì phát sinh bệnh tật; còn dưới 30°C thì sinh ra khối u. Đa phần các chứng kinh nguyệt không đều, mất cân bằng nội tiết tố, u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng hay vô sinh ở nữ, đều có liên quan đến hiện tượng hàn tử cung.

Vùng bụng càng hàn thì bụng càng “lớn”

Một khi vùng bụng bị nhiễm hàn, mỡ sẽ tích tụ lại làm tắc nghẽn kinh mạch, khiến cơ thể cứ béo dần, vòng bụng ngày càng to, các khối u cũng di căn ngày càng rộng. Vùng bụng là nơi có 9 kinh mạch đi qua, nên nếu tại đây xuất hiện khối u thì các kinh mạch nói trên sẽ bị tắc nghẽn, tạo nên một loạt phản ứng dây chuyền trong quá trình vận hành khí huyết. Do đó, nhiều bệnh nhân béo phì dù đã uống thuốc giảm cholesterol, hạ đường huyết và huyết áp nhưng vẫn không hiệu quả, bởi mấu chốt cần xử lý là vùng bụng. Một khi số đo vòng bụng giảm, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả.

Minh Hoàng