Nhiều người cho rằng, mít là loại trái cây có tính nóng nên ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, ăn mít với một lượng vừa phải và đúng cách, lợi đủ đường.

Ăn mít đúng cách không lo nóng lại ngừa ung thư, khỏe tim mạch
Ăn mít đúng cách không lo nóng lại ngừa ung thư, khỏe tim mạch

1. Ngăn ngừa ung thư

Mít rất giàu chất chống oxy hoá như vitamin C, kali. Đồng thời, một hợp chất trong quả mít là lignans và saponin có công dụng giúp ngăn ngừa ung thư. Các chất dinh dưỡng này có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào…

2. Ổn định huyết áp

Trong mít chứa hàm lượng kali cao – dưỡng chất đóng vai trò quan trọng cho những hoạt động của hệ thần kinh, làm giảm huyết áp.

Với những người huyết áp cao, mít có tác dụng tăng cường khả năng giải độc của gan, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol và dự phòng xơ vữa động mạch. Vì vậy, ăn mít thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

3. Giúp xương chắc khỏe

Magie, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như viêm khớp, loãng xương…

Ăn mít đúng cách không lo nóng lại ngừa ung thư, khỏe tim mạch
Ăn mít đúng cách không lo nóng lại ngừa ung thư, khỏe tim mạch

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Trong mít chứa lượng sắt khá lớn, tác dụng tăng cường máu cho cơ thể. Ngoài ra, mít cũng chứa nhiều các dưỡng chất như kali, natri, vitamin C và vitamin A, có thể làm tăng hấp sự thu và nồng độ oxy trong máu, giảm nguy cơ thiếu máu hiệu quả. Hơn nữa, mít còn góp phần thúc đẩy hoạt động của các tế bào hồng cầu trong cơ thể.

5. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim

Lượng vitamin B6 cao trong mít có thể làm giảm homocystein trong máu (yếu tố gây nên bệnh xơ cứng động mạch).

6. Phòng ngừa chứng quáng gà

Mít giàu vitamin A có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt, đặc biệt là chứng quáng gà.

7. Giữ tuyến giáp luôn khỏe mạnh

Mít là nguồn thực phẩm tập hợp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó có khoáng chất đồng, giữ vai trò quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cho tuyến giáp luôn khỏe mạnh.

Ăn mít đúng cách không lo nóng lại ngừa ung thư, khỏe tim mạch
Ăn mít đúng cách không lo nóng lại ngừa ung thư, khỏe tim mạch

Những ai không nên ăn mít

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tuy mít rất tốt nhưng người mang những bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh:

– Với những người đang bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt hoặc do cơ địa quá mẫn cảm thì không nên ăn nhiều các loại quả này. Bởi vì hàm lượng đường cao trong quả quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu.

– Người mắc gan nhiễm mỡ: Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người nên những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

– Người bị tiểu đường: Mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

– Người mắc bệnh suy thận mạn tính: Bệnh nhân nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Mắc suy thận, kali bị ứ đọng dẫn đến tăng kali trong máu. Nếu lượng kali quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.

– Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Lưu ý khi ăn mít để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

– Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng. Lưu ý không ăn khi bụng đói, bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít mỗi ngày).

– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối vì mít sẽ khiến bạn nóng và cảm thấy khó tiêu hơn.

Lan Phương