Theo dự đoán của giới y tế trên thế giới, số ca bệnh ung thư sẽ có xu thế tăng nhanh, năm 2012 có 14 triệu người, đến năm 2025 sẽ là 19 triệu. Tỷ lệ tử vong vì bệnh ung thư là rất cao, mắc bệnh ung thư cũng gần như đồng nghĩa với cái chết sớm.

Ung thư có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên thân thể, vì thế phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy chú ý cân đối trong ăn uống và tăng cường 7 loại thực phẩm sau để phòng ngừa 7 căn bệnh ung thư khác nhau.

Ung thư dạ dày: tỏi

toi

Ung thư dạ dày là loại bệnh thường gặp với người châu Á, nguyên nhân phát sinh thì không rõ ràng, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỏi có công dụng tốt trong phòng bệnh ung thư. Người thường ăn tỏi có tỷ lệ ung thư dạ dày rất thấp, vì tỏi giúp hạ thấp việc tổng hợp nitrite, có tác dụng chống ung thư rất rõ ràng. Ngoài ra, việc ăn uống thường ngày nên hạn chế thực phẩm bảo quản lâu ngày, đồ khô muối mặn, đồ nướng cháy, cá xông khói…

Ung thư gan: nấm ăn

Công dụng chống ung thư của nấm thuộc loại hàng đầu. Trong nấm có các chất như selen, polysaccharides… có công dụng ức chế tế bào khối u rất mạnh. Có nghiên cứu chỉ ra, thường xuyên dùng thực phẩm có hàm lượng selen cao giúp phòng ung thư gan và điều trị bệnh về gan. Trong nấm có tỷ lệ phân tử polysaccharides cao giúp kháng tế bào ung thư, đồng thời ăn nấm còn làm tăng khả năng sản xuất interferon và bạch cầu interleukin cũng là chất có tác dụng phòng bệnh ung thư.

nam

Trong bữa ăn cũng cần hạn chế các thực phẩm hại gan như rượu bia, tránh các đồ ăn đã bị mốc như lạc mốc, gạo mốc… Vi nấm độc phát triển trên thực phẩm tạo nên các mảng mốc đen, xanh…đồng thời sản sinh độc tố làm hại sức khỏe.

Ung thư tuyến tụy: Bông cải xanh

bong-cai-xanh

Tác dụng phòng ung thư của bông cải xanh là nhờ lượng vitamin C và selen. Bông cải xanh giàu polyphenol, carotene, ngăn hình thành tế bào ung thư, ứng chế sự phát triển tế bào khối u. Trong bông cải xanh có chất gọi là sub-prime củ cải (radish), hỗ trợ các enzyme loại bỏ các chất gây ung thư. Vitamin C giúp loại bỏ các gốc tự do, nguyên nhân gây lão hoá và thúc đẩy sự phát triển của các bệnh ung thư.

Ung thư phổi: rau chân vịt

rau-chan-vit

Trong rau chân vịt có nhiều loại chất chống oxy hóa ngăn tạo gốc tự do gây bệnh ung thư. 100 gam rau chân vịt có 36 miligam carotene giúp chống ung thư, giúp phân tách và phát triển tế bào miễn dịch, khống chế sự phát triển tế bào ung thư. Đồng thời kích thích nhu động đường ruột thải chất gây ung thư trong đường ruột và bao tử.

Ung thư ruột: củ niễng

cu-nieng

Niễng có lượng cellulose dồi dào, kích thích nhu động ruột và dạ dày, giúp tống khứ chất động trong đường ruột, kích thích bài tiết axit mật. Axit mật giúp ngăn ngừa cholesterol kết tinh, vì thế có tác dụng phòng bệnh ung thư đại tràng rất hiệu quả.

Ung thư vú: rong biển

rong-bien

Nghiên cứu cho thấy, ăn rong biển hàng ngày giúp giảm đến 52% khả năng tái phát ung thư vú. Vì lượng i-ốt chủ yếu ở trong vú của phụ nữ, vì thế bảo đảm giữ i-ốt giúp phòng mối nguy ung thư vú.

Rong biển có nhiều i-ốt, vì thế ăn rong biển có tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư vú.

Ung thư da: măng tây

mang-tay

Nghiên cứu cho thấy, măng tây có hiệu quả trị liệu với tất cả các loại bệnh ung thư. Trong măng tây giàu vitamin, rutin, axit nucleic, có hiệu quả phòng chống ung thư hạch, ung thư bàng quan, ung thư da. Trong thân rễ và củ măng tây có asparagin giúp tăng khả năng miễn dịch, hồi phục trạng thái sinh lý cơ thể bình thường.

Các loại thực phẩm trên không chỉ giúp ngừa ung thư mà đều rất tốt cho sức khỏe nói chung. Việc của bạn là tìm được nguồn cung cấp an toàn và tươi ngon nhất.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: