Triệu chứng dị ứng thường xuất hiện trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không điều trị kịp thời, dị ứng thức ăn có thể trở nên nghiêm trọng gây tụt huyết áp, hôn mê sâu…

Biểu hiện của dị ứng có thể rất nhiều nhưng có những dấu hiệu dưới đây cho thấy tác nhân gây dị ứng là thức ăn.

Sưng

Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, hoặc một phần khác của cơ thể là dấu hiệu bạn bị dị ứng với thứ gì đó.

Phản ứng dị ứng này không quá nguy hiểm nhưng nếu lưỡi của bạn bắt đầu sưng, gây khó khăn khi nói hoặc thở thì cần đến cơ sở y tế để khám.

Chóng mặt, ngất xỉu

Bỗng dưng cảm thấy thấy chóng mặt, mệt mỏi hoặc đau đầu sau khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm.

Nếu đầu óc tối sầm, ngất xỉu, mọi người không nên chủ quan mà nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

7 dấu hiệu dị ứng thức ăn không nên chủ quan

Ngứa ran

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy ngứa ran, ngứa trong miệng hoặc cổ họng sau khi ăn một loại thức ăn nào đó, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị dị ứng.

Rối loạn tiêu hoá

Tiêu chảy, nôn mửa, táo bón… là những biểu hiện của dị ứng thức ăn, đặc biệt sau khi ăn những thực phẩm.giàu lactose và gluten.

Khó thở, thở khò khè

Khó thở là dấu hiệu nghiêm trọng của một phản ứng dị ứng. Cảm giác như cổ họng của bị thít chặt lại, khó có thể có một hơi thở sâu.

Ở một số người có thể là bị ho hoặc thở khò khè. Khi gặp tình trạng này, nên đến bệnh viện để được trợ giúp ngay lập tức.

Nổi mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính là triệu chứng nghiêm trọng của dị ứng thức ăn. Đây là phản ứng dị ứng trên toàn cơ thể, gây khó thở do bị sưng nề đường thở và huyết áp giảm đột ngột do thành mạch máu bị giãn.

Nổi mề đay cấp tính thường nặng lên rất nhanh khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

7 dấu hiệu dị ứng thức ăn không nên chủ quan
Ảnh minh họa.

Nếu các triệu chứng tiến triển không ngừng, nên gọi cấp cứu ngay lập tức và thực hiện tất cả các biện pháp cấp cứu cần thiết.

Ðiều trị và phòng ngừa

– Để phòng ngừa dị ứng thức ăn, cần loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày.

– Luôn đọc nhãn thực phẩm sản xuất để đảm bảo chúng không chứa một thành phần đang bị dị ứng.

– Với người đã và đang bị một chứng bệnh dị ứng thì cần cẩn trọng hơn khi ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm chế biến sẵn…

– Tăng cường tập luyện và đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.

– Khi thấy có các biểu biện dị ứng thức ăn, cần đến bệnh viện ngay để được điều trị, không chủ quan hay chậm trễ vì diễn biến của dị ứng thực phẩm rất nhanh, có thể nguy hiểm tính mạng.

– Không tự ý dùng thuốc theo mách bảo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, bệnh sẽ càng nặng hơn.

Phương Nam