Buổi sáng sớm vừa thức dậy, uống một ly nước lọc là thói quen rất tốt, giúp làm sạch đường ruột và dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, thế nhưng có những người lại không uống nước lọc mà uống nước đá hoặc các loại đồ uống khác. Thực tế, khoa học nghiên cứu chỉ dẫn rằng bạn không nên uống tùy tiện theo sở thích, mà cần tránh có 4 loại nước sau.

1. Thức uống

Ly nước đầu tiên vào buổi sáng tốt nhất không nên dùng nước trái cây, Coca, nước ngọt, cà phê, sữa bò, …

Thứ nhất, các đồ uống có chất hóa học như nước ngọt và Coca có chất axit citric, trong quá trình trao đổi chất sẽ tăng tốc độ bài tiết canxi, làm giảm lượng canxi trong máu, uống lâu ngày dẫn đến thiếu canxi.

KHÔNG NÊN dùng nước trái cây, Coca, nước ngọt, cà phê, sữa bò, ..., cho ly nước đầu tiên trong buổi sáng.
KHÔNG NÊN dùng nước trái cây, Coca, nước ngọt, cà phê, sữa bò, …, cho ly nước đầu tiên trong buổi sáng. (Nguồn: Pixabay)

Thứ hai, ly nước đầu tiên vào sáng sớm không nên dùng nước trái cây, sữa bò, cà phê, vì những thức uống đó không thể cung cấp lượng nước cần thiết mà cơ thể cần nhất vào thời gian này. Trong lúc cơ thể thiếu nước mà ruột và dạ dày phải làm việc để tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất thì không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, nếu sáng sớm dùng một số thức uống có công dụng lợi tiểu thì không những không bù được lượng nước cơ thể đang bị thiếu mà còn làm tăng thêm nhu cầu, khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước.

2. Nước đá

Sẽ rất không khoa học nếu bạn uống nước đá vào sáng sớm. Uống nước đá khiến huyết quản niêm mạc dạ dày co lại, ảnh hưởng đến tiêu hóa, dạ dày bị kích thích làm tần suất nhu động gia tăng, thậm chí làm ruột bị co rút dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

KHÔNG KHOA HỌA nếu bạn dùng nước đá vào buổi sáng. (Nguồn: Pixabay)
KHÔNG KHOA HỌA nếu bạn dùng nước đá vào buổi sáng. (Nguồn: Pixabay)

Ngoài ra, nước đá cũng kích thích yết hầu, huyết quản bị xung huyết sẽ co lại, lượng máu giảm đi, vi khuẩn sẽ thừa cơ hội thâm nhập, vì thế có thể gây viêm họng, hoặc dễ bị cảm cúm và ho, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Người bình thường hay uống nước đá khi bụng đói, đặc biệt là những đồ uống ngọt, lâu dần sẽ dễ bị đau dạ dày.

3. Nước nguội để lâu

Nước sôi để nguội lâu khiến nitơ hữu cơ không ngừng bị phân giải thành muối nitrit. Hơn nữa, nước để lâu sẽ sinh vi khuẩn gây ô nhiễm, lúc này tốc độ phân giải nitơ hữu cơ tăng lên, muối nitrit tạo ra cũng càng nhiều. Sau khi uống vào, muối nitrit kết hợp với huyết sắc tố trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển khí của máu.

Nước nguội để lâu quá cũng KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE. (Nguồn: Pixabay)
Nước nguội để lâu quá cũng KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE. (Nguồn: Pixabay)

Vì thế, tốt nhất không nên dùng nước sôi để nguội vượt quá 24 tiếng. Ngoài ra, các loại bình nước tinh khiết, nước khoáng cũng không nên để quá lâu. Nhìn chung, nếu nước để quá ba ngày thì cũng không nên uống.

4. Nước muối

Uống nước muối loãng có lợi cho sức khỏe là không phải bàn cãi, đặc biệt vào mùa hè sau thời gian bị ra mồ hôi nhiều thì bổ sung nước là rất cần thiết. Tuy nhiên, mới sáng sớm mà dùng nước loại này thì không những không cần thiết, lại còn là cách làm sai lầm gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống nước muối pha loãng vào sáng sớm dễ làm tăng sự mất nước, khiến cơ thể càng cảm thấy thiếu nước. (Nguồn: Flickr)
Uống nước muối pha loãng vào sáng sớm dễ làm tăng sự mất nước, khiến cơ thể càng cảm thấy thiếu nước. (Nguồn: Flickr)

Nghiên cứu sinh lý học đã chỉ ra, cơ thể chúng ta cả đêm ngủ không uống nước nhưng vẫn hô hấp trao đổi không khí, tiết mồ hôi, … Những hoạt động sinh lý này làm cơ thể mất nhiều nước. Vào sáng sớm, máu đặc lại, lúc này uống một lượng nước nguội nhất định sẽ nhanh chóng làm máu loãng ra, điều chỉnh lại lượng nước thất thoát cao vào ban đêm. Nếu lúc này uống nước muối lại dễ làm tăng sự mất nước, khiến cơ thể càng cảm thấy thiếu nước.

Ngoài ra, sáng sớm là lúc huyết áp cơ thể lên cao nhất, uống nước muối làm cho huyết áp càng cao hơn, nguy hại cho sức khỏe.

Theo NTDTV

Đoàn Thanh biên dịch

Xem thêm: